Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ ở Thuận Hóa để tránh âm mưu bị hại của họ Trịnh. Nguyễn Hoàng ra đi vừa để bảo toàn mạng sống, vừa tính kế phát triển sự nghiệp lâu dài.
A. Tránh sự xung đột Nam – Bắc triều
B. Tập hợp nhân dân khai hoang
C. Tránh âm mưu bị hại của họ Trịnh
D. Tất cả các lý do trên
Trả lời:
Đáp án đúng: C. Tránh âm mưu bị hại của họ Trịnh
Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ ở Thuận Hóa để tránh âm mưu bị hại của họ Trịnh.
Nguyễn Hoàng ( Nguyễn Thái Tổ, Chúa Tiên,) là vị chúa Nguyễn đầu tiên, người đặt nền móng cho vương triều Nguyễn (1802 - 1945). Vào năm 1558, ông cùng với con em Thanh Nghệ tiến vào đất Thuận Hóa đóng ở xã Ái Tử (sau gọi là kho Cây Khế), thuộc huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị. Năm 1559, ông được vua Lê Anh Tông cho trấn thủ đất Thuận Hóa, Quảng Nam. Năm 1593, Nguyễn Hoàng đem quân ra Bắc giúp họ Trịnh đánh dẹp, lập nhiều công lao. Trịnh Tùng vẫn ngầm ghen ghét, tìm cách giữ Nguyễn Hoàng lại, không cho về Thuận Hóa. Năm 1600, Nguyễn Hoàng giả cách nói đi dẹp loạn, rồi tự dẫn binh về Thuận Hóa. Từ đấy Nam Bắc phân biệt cho tới mãi về sau, bề ngoài thì làm ra bộ là hòa hiếu, nhưng bề trong thì vẫn lo việc phòng bị để chống cự với nhau.
Nguyễn Hoàng đã có những chính sách hiệu quả để phát triển vùng đất của mình và mở rộng lãnh thổ hơn nữa về phía Nam. Các vị đế, vương hậu duệ của ông tiếp tục chính sách mở mang này và đã chống nhau với họ Trịnh bất phân thắng bại trong nhiều năm, cuối cùng họ Nguyễn đã hoàn thành việc thống nhất đất nước từ Nam đến Bắc ở đất liền, khởi đầu từ niên hiệu Gia Long (cháu đời thứ 10 của ông).
Nguyễn Hoàng sinh 28 tháng 8, 1525 năm Ất Dậu (năm con gà) là người ở làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, xứ Thanh Hoa, là con trai thứ của Nguyễn Kim và bà chính thất Nguyễn Thị Mai, con gái của Đặc tiến quốc thượng tướng quân thự vệ sự triều Lê Nguyễn Minh Biện (quê ở làng Phạm Xá, xã Ngọc Sơn, thành phố Hải Dương). Tiên tổ Nguyễn Hoàng là Nguyễn Công Duẩn, theo vua Lê Thái Tổ, làm quan đến Phụng thần vệ tướng quân Gia đình Hầu, Hoành quốc công. Nguyễn Công Duẩn sinh Nguyễn Đức Trung, đời vua Lê Nhân Tông làm Điện tiền chỉ huy sứ, đã cùng Nguyễn Xí mưu lập vua Lê Thánh Tông, làm đến Đô đốc Trịnh quốc công. Nguyễn Đức Trung sinh Nguyễn Văn Lãng (hay Lang), Nguyễn Văn Lang làm tướng triều đình thời Lê Uy Mục. Khi vua Uy Mục mất lòng dân, Nguyễn Văn Lang cùng con là Nguyễn Hoằng Dụ họp quân ba phủ xứ Thanh tôn con Kiến vương Lê Tân là Lê Oanh lên làm vua. Lê Oanh đánh đổ Lê Uy Mục, trở thành vua Lê Tương Dực, đã phong Nguyễn Văn Lang tước Nghĩa quốc công, Nguyễn Hoằng Dụ làm Thái phó Trừng quốc công.
Cha của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Kim, con trưởng của Nguyễn Văn Lưu, làm quan cuối triều Lê sơ, giữ chức Hữu vệ điện tiền tướng quân, tước An hòa hầu. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, Nguyễn Kim có chí muốn khôi phục, ông dẫn con em sang Ai Lao thu nạp hào kiệt, tìm con cháu nhà Lê phò lập.
Do những mâu thuẫn nội bộ không thể giải quyết được trong triều đình Lê Trung Hưng, mà đặc biệt là sự kình địch của hai thế lực phong kiến đang dần dần lớn mạnh là họ Trịnh, đứng đầu là Trịnh Kiểm và họ Nguyễn (dòng dõi Nguyễn Kim) đứng đầu là Nguyễn Hoàng (Nguyễn Hoàng để tránh bị ám hại đã xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa).
Tháng 11/1558, Nguyễn Hoàng được lệnh vào trấn thủ Thuận Hóa với một quyền hạn rộng lớn “phàm mọi việc ở địa phương không kể to nhỏ đều cho tùy tiện xử lý”. Nguyễn Hoàng ra đi vừa để bảo toàn mạng sống, vừa tính kế phát triển sự nghiệp lâu dài, nên khi rời đất Bắc, ông đã lôi kéo một lực lượng đông đảo bao gồm nhiều tướng lĩnh (Văn Nham, Thạch Xuyên, Tiền Trung, Tường Lộc), binh lính (1000 thủy quân), và nhân dân các làng mạc ở huyện Tống Sơn, nghĩa dũng đất Thanh Hóa cùng một số quan lại, binh lính ở Thanh Hóa và Nghệ An. Đây chính là một cuộc di dân thực sự.
Trong suốt thời gian trấn thủ đất Thuận Quảng (1558 - 1613), Nguyễn Hoàng đã dốc sức củng cố thế lực, thu phục lòng người bằng lối cai trị mềm mỏng để đặt nền tảng cho việc xây dựng giang sơn riêng cho dòng họ mình. Và Thuận Hóa trở thành đất dựng nghiệp của họ Nguyễn.
Từ lúc mới đặt chân đến đây, Nguyễn Hoàng đã hội tụ được yếu tố “nhân hòa”: Lưu thủ Thuận Hóa – Tống Phướng Trị đã tìm đến để vái chào Nguyễn Hoàng , và dâng lên cho Nguyễn Hoàng bản đồ và sổ sách trong xứ, xin được một lòng phò tá. Nhân dân địa phương cũng hết sức vui mừng khi hay tin có một vị quan lớn vào trấn thủ xứ sở của mình, nên đã đón tiếp quan Trấn thủ vô cùng trọng thể. Từ đây, Nguyễn Hoàng được tôn xưng ở ngôi vị Chúa Nguyễn.
Với quyết tâm cải hóa miền đất này, vị chúa Nguyễn đầu tiên đã có những chính sách rất hợp lí nhờ tài tổ chức của mình và sự giúp sức của các quan dưới trướng, đặc biệt là Thái phó Nguyễn Ư Dĩ.
Nguyễn Hoàng đã cho dân tự do khai hoang lập hóa. Người nào khai khẩn được bao nhiêu thì được quyền sở hữu đất ấy, và cũng chính nhờ vào chính sách khuyến khích cùng với sự giúp đỡ của chính quyền trong việc khai hóa đất đai mà lãnh thổ dần dần được rộng. Năm 1597, Nguyễn Hoàng cử Lương Văn Chánh dẫn đầu đội ngũ khoảng 4000 lưu dân vào khai khẩn vùng đất từ đèo Cù Mông (Bắc Phú Yên) đến đèo Cả (Bắc Khánh Hòa). Chuyến khai hoang này hình thành nên những làng mạc đầu tiên trên châu thổ sông Đà Diễn, sông Cái.
Đồng thời, Nguyễn Hoàng cũng chú trọng việc chiêu mộ hiền sĩ. Ông còn giảm bớt gang nặng cho dân bằng cách giảm thuế, việc sai dịch cũng được hạn chế tối đa, chỉ trừ những trường hợp thực sự cấp bách.
Xem thêm:
>>> Con sông lịch sử chia cắt đất nước thành Đàng trong và Đàng ngoài?