Nho giáo xuất phát từ Khổng Tử, ông là một người Trung Quốc. Vào thế kỉ XVI – XVII, nho giáo ở nước ta được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại.
A. Được xem như quốc giáo.
B. Được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại.
C. Không hề được quan tâm.
D. Đã bị xóa bỏ hoàn toàn.
Trả lời:
Đáp án đúng: B. Được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại.
Vào thế kỉ XVI – XVII, nho giáo ở nước ta được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại.
Nho giáo còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng (Nhơn đạo) là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội hài hòa, trong đó con người biết ứng xử theo lẽ phải và đạo đức, đất nước thái bình, thịnh vượng
Nho giáo rất có ảnh hưởng tại ở các nước Đông Á là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Việt Nam. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho, Nho sĩ hay Nho sinh.
Học thuyết của Nho giáo có 3 điều cốt yếu :
- Về Tín ngưỡng: Luôn luôn tin rằng Thiên Nhân tương dữ, nghĩa là: Trời và Người tương quan với nhau.
- Về Thực hành: Lấy sự thực nghiệm chứng minh làm trọng.
- Về tri thức: Lấy trực giác làm cái khiếu để soi rọi tìm hiểu sự vật
Nho giáo xuất phát từ Khổng Tử, ông là một người Trung Quốc. Chính vì thế, chúng ta có thể kết luận được rằng: đạo Nho có nguồn gốc từ Trung Hoa hay còn gọi là Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khoảng một thời gian, Nho giáo đã phát triển và vượt ra khỏi lãnh thổ của Trung Quốc. Nó đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền văn hóa của các nước trong khu vực Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và với cả Việt Nam chúng ta.
Người Trung Quốc có những ghi chép cổ cho rằng: đạo Nho thực ra đã bắt đầu xuất phát từ trước khi Khổng Tử ra đời. Nguồn gốc của nó được xem là bắt đầu từ Phục Hy. (một vị thần trong truyền thuyết của người Trung Quốc). Ông là người đầu tiên đã đưa ra khái niệm về âm dương, chế ra bát quái và đề ra những chuẩn mực xã hội để dạy cho loài người.
Mặc dù thế nhưng phần các nghiên cứu đã chỉ ra rằng “Nho giáo” chỉ thực sự được khai sinh bởi đức Khổng Tử. Bởi ông là người đã tổng hợp lại các quan điểm về tư tưởng., lẽ sống rời rạc trong lịch sử để có thể đưa ra một quy chuẩn hoàn chỉnh nhất cho đạo Nho. Chính vì thế, Khổng Tử được xem là giáo chủ Nho giáo. Tuy nhiên, sau khi Khổng Tử mất, đạo Nho lại bị sử dụng một cách lệch lạc. Nguyên nhân gây ra bởi những người cầm quyền nhằm điều khiển, sai khiến người dân.
Khai thác những yếu tố là thế mạnh của Nho giáo
+ Học cách tổ chức triều đình và hệ thống pháp luật
+ Hệ thống thi cử tuyển chọn người tài được vận dung từ thời Lý, hoàn thiện vào thời Trần và hoàn chỉnh vào thời Lê.
+ Sử dụng chữ Hán làm văn tự chính thức trong giao dịch hành chính, trên cơ sở chữ Hán đã sáng tạo ra chữ Nôm trong sáng tác văn chương
Nho giáo bị biến đổi nhiều ở VN để phù hợp với truyền thống VH dân tộc:
+ Nho giáo không chỉ để giữ yên ngai vàng và bành chướng xâm lăng mà nhu cầu duy trì sự ổn định có cả ở dân và triều đình, cả trong đối nội và đối ngoại. Thể hiện qua:
- Biện pháp kinh tế: nhẹ lương nặng bổng
- Biện pháp tinh thần: trọng đức khinh tài
+ Trọng tình người: tâm đắc với chữ “Nhân” hơn cả
- Truyền thống dân chủ của VH nông nghiệp, mềm hóa cho phù hợp với tâm lí tình cảm của người Việt, trở thành những giá trị văn hóa gắn liền với nếp sống, pttq ở Việt Nam.
VD: Trọng nam khinh nữ, nhưng người vợ vẫn là “nội tướng”
- Tiếp thu chữ hiếu, bình đẳng giữa cha và mẹ: “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
+ Tư tưởng trung quân: trung quân gắn liền với ái quốc, đất nước dân tộc là cái quyết định (không đề cao tuyệt đối vai trò cá nhân thủ lĩnh)
VD: Lê Hoàn thay nhà Đinh, Lý Công Uẩn thay nhà Tiền Lê, Trần Cảnh thay nhà Lý
+ Trọng văn: do chịu ảnh hưởng của VH nông nghiệp phương nam nên rất coi trọng văn, kẻ sĩ, trong khi Trung Hoa chỉ coi quan văn ngang hàng quan võ. Người Việt dù luôn phải đối phó với chiến tranh nhưng ít quan tâm đến các kì thi võ mà chỉ ham học chữ, thi văn. Nhìn Nho giáo là 1 công cụ VH, con đường làm nên nghiệp lớn
+ Thái độ đối với nghề buôn: trọng nông ức thương, duy trì nền nông nghiệp âm tính (tính cộng đồng và tự trị), tránh mọi nguy cơ đồng hóa.
Xem thêm: