Trạng trình là tên dân gian của Nguyễn Bỉnh Khiêm, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16.
Trắc nghiệm: Trạng Trình là tên dân gian của ai?
A. Lương Thế Vinh
B. Nguyễn Bỉnh Khiêm
C. Đào Duy Từ
D. Nguyễn Hữu Cảnh
Trả lời:
Đáp án đúng: B. Nguyễn Bỉnh Khiêm
Trạng trình là tên dân gian của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), tên huý là Văn Đạt, tự là Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân am cư sĩ , được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Sau khi đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi (1535) và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước “Trình Tuyền hầu” rồi thăng tới “Trình Quốc công” mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình.
Dưới thời quân chủ của Việt Nam, ông là một trong số hiếm "văn nhân thuần túy" (tức là những người không phải quan tướng nắm binh quyền và chưa từng cầm quân ra trận) và lại cũng không phải là công thần khai quốc lẫn người thân thích với hoàng tộc nhưng được phong tới tước Công ('Quận công' hay 'Quốc công') ngay từ lúc còn sống. Trình Quốc công là tước phong chính thức cao nhất của vua nhà Mạc ban cho Nguyễn Bỉnh Khiêm gần 20 năm trước khi ông mất. Sự thật lịch sử này căn cứ vào 3 tấm văn bia do chính ông soạn lúc đã cáo quan về quy ẩn tại quê nhà Trung Am ở độ tuổi ngoài 73 và hiện còn được lưu giữ gần như nguyên vẹn tại 2 huyện Quỳnh Phụ và Thái Thụy của tỉnh Thái Bình.
Ông cũng được sử sách coi là một nhà dự báo, hoạch định chiến lược. Những lời cố vấn của ông dành cho các tập đoàn quyền lực phong kiến Mạc, Lê-Trịnh, Nguyễn đã có tác động lớn tới quan hệ địa chính trị của khu vực Đông Nam Á trở về sau.
Nguyễn Bỉnh Khiêm, lúc nhỏ có tên là Nguyễn Văn Đạt, sinh ngày 6/4/1491 âm lịch ở làng Trung An, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) dưới thời vua Lê Thánh Tông - thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Lê sơ.
Sinh ra trong gia đình có bố mẹ nổi tiếng học rộng, mẹ là con út của quan tiến sĩ thượng thư bộ Hộ triều vua Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm được giáo dục cẩn thận, rèn luyện cả về thể lực và trí lực nên "to khỏe, thông minh khác thường, chưa đến một tuổi đã nói sõi".
Lên 4 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm được mẹ dạy sách Kinh, thơ Nôm... Đến tuổi trưởng thành, nghe tiếng bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều (thuộc huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa ngày nay) nổi danh trong giới sĩ phu đương thời, Nguyễn Bình Khiêm đến tận nơi tầm sư học đạo.
Vốn sáng dạ lại chăm chỉ học hành, Nguyễn Bỉnh Khiêm nhanh chóng trở thành học trò xuất sắc của thầy và được chính thầy giao con trai cho nuôi dạy.
Khi nhà Hậu Lê (Lê sơ và Lê trung hưng) rơi vào khủng hoảng, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã không ra ứng thi sớm. Tính từ khi trưởng thành, ông bỏ qua sáu khoa thi dưới triều Lê sơ. Ngay cả khi nhà Mạc lên thay cho Lê sơ năm 1527, xã hội dần ổn định, ông vẫn bỏ qua hai khoa thi đầu dưới triều Mạc.
Tới năm 1535, dưới thời vua Mạc Đăng Doanh, thời thịnh trị nhất của nhà Mạc, ông mới quyết định đi thi và đậu ngay trạng nguyên. Năm đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ngoài 40 tuổi.
Sau khi đỗ đạt, Nguyễn Bỉnh Khiêm được bổ nhiệm làm nhiều chức vụ, được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi Trình Quốc Công nên dân gian quen gọi ông là Trạng Trình.
Truyện về nhà Mạc :
Ở giai đoạn, nhà Mạc sắp bị suy vong khi trung thần nhà Lê lúc bấy giờ là Nguyễn Kim ( cha của Nguyễn Uông và Chúa Nguyễn Hoàng, là ông nội của Nguyễn Phúc Nguyên sau này ) dẫn theo tàng binh chạy sang Lào, được Lào cho mượn dãi đất Sầm Châu làm doanh trại, tìm được hoàng thất Lê Duy Ninh sau này là vua Lê Trang Tông. Tập hợp binh sĩ quay về với khẩu hiệu “ phò Lê diệt Mạc’’. Trong tình thế nguy cấp, nhà Mạc cho người đến hỏi Trạng Trình thì được ông trả lời “ dãi đất cao bằng tuy hiểm nhưng có thể kéo dài được vài đời”, quả nhiên là như vậy. Nhà Mạc gom tàng binh về đó và kéo dài vương nghiệp được ba đời nữa.
Truyện về cơ nghiệp nhà Nguyễn:
Lại đến quá trình khi Nguyên Kim và con rễ Trịnh Kiểm đã trung hưng được nhà Lê ( sử gọi Lê trung hưng ). Năm 1545 Nguyễn Kim bị đầu độc chết. Mọi quyền hành đểu rơi vào tai của Trinh Kiểm, trở thành người quyền lực hô mưa gọi gió dưới triều Lê, đến vua Lê mà Trịnh Kiểm còn xem không bằng cộng lông chân của mình. Trịnh Kiểm ra sức thâu tóm quyền lực nhà Lê. Biết được anh em Nguyễn Uông, Nguyễn Hoàng là trở ngại lớn, nên ra tay giết chết Nguyễn Uông trước, còn Nguyễn Hoàng lúc này sẽ nguy hiểm đến tính mạng nên đến chỗ Trạng, một mặc là thăm hỏi sức khỏe, mặt còn lại là “ Trạng ơi, tình thế như vậy, bây giờ phải làm cách nào để bảo toàn tính mạng và trả thù nhà đây”. Trạng bâng khuâng vì không muốn nhúng tay vào chính sự, nên gián tiếp đi đến khu vực hòn non bộ và nói “ hoành sơn nhất đái, khả dĩ dung thân’’, tức sau dãi Đèo Ngang là nơi có thể dung thân được.
Thấy được con đường sống, Nguyễn Hoàng liền bàn với chị mình là Ngọc Bảo (được Nguyễn Kim gã cho Trịnh Kiểm vì có công phò Lê ), xin anh rễ cho vào vùng Thuận Quảng phía Nam để trấn giữ biên thùy, nhận thấy Thuận Hóa là nơi xa xôi, đất đai cằn cỗi nên Trịnh Kiểm đã đồng ý Trịnh Kiểm thấy thế liền chấp thuận.
Năm 1558. Nguyễn Hoàng cùng gia tộc khăn gối vào nam. Từ đó cơ nghiệp nhà Nguyễn bắt đầu, với chín vị Chúa và mười ba vua nhà Nguyễn. Sau này khi thấy trụ vững và phát triển mạnh mẽ, nên chúa nguyễn đã đổi lại câu “ hoành sơn nhất đái khải dĩ dung thân” thành “ hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”.
Truyện về chúa Trịnh: “Lê còn Trịnh Tại, Lê Bại Trịnh Vong”:
Khi mà Trịnh Kiểm đã thâu tóm được mọi quyền hành trong tay, vua Lê lúc bấy giờ chỉ là con rối trong sự điều khiển của Trịnh Kiểm. Giống như giặc Đổng Trác thời Tam Quốc bên Tàu vậy. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có một kiểu hình nhà nước như vậy, đã có vua lại còn có chúa.
Năm 1556, khi Lê Trang Tông qua đời, chúa Trịnh định nhân cơ hội thay đổi triều đại nhà Lê, nhưng lo lắng vì cái bóng của Lê Lợi, cái bóng của Nguyễn Kim đã in sâu trong lòng dân chúng. Sợ kiểu cướp ngôi thì khắp nơi không phục giặc giã nổi lên thì toai đời. Nên cũng cho người đến hỏi ý kiến trạng Trình, nôm na là “ số là nhà Lê đến lúc tận diệt rồi, ta có nên thay đổi triều đại hay không”. Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ trả lời một câu “ giống mùa này không tốt, tìm giống cũ mà gieo”, “giữ chùa thờ phật thì được ăn oản”, tức ý muốn chúa Trịnh vẫn giữ ngôi vua Lê, nhưng quyền lực thật sự vẫn nằm trong tay chúa, như vậy sẽ tốt hơn. Bởi vì “ Lê còn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong’’ chính vì lẽ đó mà chúa Trịnh vẫn giữ ngôi vua Lê. Mãi đến sau này khi anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, thấy triều Lê cái gì mà rắc rối quá, nên ra dẹp loạn, lật đổ vua Lê xử luôn chúa Trịnh cho đỡ chướng mắt, thì cơ nghiệp chúa Trịnh từ đó mới hết.
Xem thêm: