logo

Luật Hồng Đức ra đời nhằm mục đích gì?

icon_facebook

Câu trả lời đúng nhất: Bộ luật Hồng Đức còn được gọi là Quốc triều hình luật hay Lê triều hình luật, ra đời dưới thời vua Lê Thánh Tông – niên hiệu Hồng Đức (1470-1497). Có thể coi là một bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau, trong đó có: Luật hình sự, luật dân sự, luật Hôn nhân gia đình, luật tố tụng,….

Luật Hồng Đức ra đời nhằm mục đích cố định những trật tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị, để bảo vệ và bênh vực nền chuyên chính của giai cấp phong kiến, đồng thời nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sang giai đoạn mới của chế độ phong kiến Việt Nam. Bộ luật Hồng Đức là một thành tựu hết sức quan trọng trong lịch sử lập pháp Việt Nam so với các triều đại trước đó cũng như nhiều nước trên thế giới.

Để tìm hiểu rõ hơn về Bộ luật hồng Đức, Top lời giải đã mang đến bài tìm hiểu sau. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!


1. Bộ luật hồng đức ra đời năm nào?

Luật Hồng Đức ra đời nhằm mục đích gì?

- Bộ luật Hồng Đức là một thành tựu hết sức quan trọng trong lịch sử lập pháp Việt Nam so với các triều đại trước đó cũng như nhiều nước trên thế giới.

- Bộ luật Hồng Đức được tìm thấy trên hai bản ị ván khắc và một bản chép tay với tiêu đề Lê triều hình sự.

- Các tài liệu này đều không ghi tên tác giả niên đại, không có lời tựa… Bộ luật này được ban bố lần đầu tiên trong khoảng những năm 1470- 1497 dưới thời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức.

- Tuy nhiên, qua nghiên cứu lịch sử, một số nhà nghiên cứu cho rằng Bộ luật này được biên soạn và San hành từ thời vua Lê Thái Tổ (1428) và không ngừng được hoàn chỉnh, trong đó, sự đóng góp của vua Lê Thánh Tông là to lớn hơn cả.


2. Lịch sử hình thành và phát triển

- Bộ Luật Hồng Đức, sau khi được xây dựng đã trở thành pháp luật của thời Lê sơ và của các triều đại sau cho đến thế kỉ XVIII. Các triều đại phong kiến thời Lê Trung Hưng (1533 -1789) sau này vẫn lấy Bộ Luật Hồng Đức làm quy tắc mẫu mực, chỉ sửa đổi, bổ sung thêm một số điều khoản phụ cho thích hợp với hoàn cảnh xã hội đương thời mà thôi.

- Từ đầu thế kỷ 20, Quốc triều hình luật đã được khảo dịch sang tiếng Pháp. Đến năm 1956, nó mới được dịch sang quốc ngữ lần đầu tiên (bản dịch của Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn do Lương Thần Cao Nãi Quang phiên âm, và dịch nghĩa, Nguyễn Sĩ Giác hiệu đính, Vũ Văn Mẫu viết lời tựa, nhà in Nguyễn Văn Của phát hành, Sài Gòn, 1956). Gần đây, Viện Sử học Việt Nam đã dịch thuật lại cho chuẩn xác hơn. (Nhà xuất bản Pháp lý, Hà Nội – 1991).

Luật Hồng Đức ra đời nhằm mục đích gì?

- Bộ Luật Hồng Đức là một bộ luật điển hình, hoàn thiện nhất trong lịch sử nhà nước phong kiến Việt Nam. Bộ luật chứa đựng nhiều nội dung tiến bộ, nhân văn sâu sắc, kĩ thuật pháp lí hoàn thiện hơn so với các bộ luật cùng thời, có những điểm tiếp cận gần với kĩ thuật pháp lí hiện đại.

- Văn bản của bộ luật này là một trong những thư tịch cổ nhất hiện còn được lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán-Nôm (Hà Nội). Tại đây có hai bản in ván khắc đều có tên là Quốc triều hình luật. Ngoài ra còn có một bộ sách chép tay tuy có tên gọi là Lê triều hình luật, nhưng nội dung của nó lại là bản sao lại của Quốc triều hình luật (nhà Hậu Lê) và chép vào thời gian sau này.


3. Luật Hồng Đức ra đời nhằm mục đích gì?

Theo nghiên cứu của Giáo sư Vũ Khiêu, sự phát triển cao độ của chế độ phong kiến tập quyền dưới thời Lê sơ đã đề ra yêu cầu xây dựng một bộ pháp luật hoàn chỉnh để cố định những trật tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị, để bảo vệ và bênh vực nên chuyên chính của giai cấp phong kiến. Bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) đã ra đời trong hoàn cảnh lịch sử ấy, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triên sang giai đoạn mới của chế độ phong kiến Việt Nam.


4. Bộ luật Hồng Đức có tất cả bao nhiêu quyển?

Bộ luật Hồng Đức được chia thành 06 quyển, gồm 13 chương và 722 điều luật. Được phân chia như sau:

– Chương Danh lệ: chương có 49 điều.

– Chương cấm vệ: có 47 điều

– Chương vi chế: có 144 điều

– Chương quân chính: 43 điều

– Chương Hộ hôn: 58 điều

– Chương Điền sản: 59 điều

– Chương Thông gian: có 10 điều

– Chương đạo tặc: 54 điều

– Chương đấu tụng: 50 điều

– Chương trá nguỵ: 38 điều

– Chương tạp luật: 92 điều

– Chương Bộ vong: 13 điều

– Chương Đoán ngục: 65 điều.


5. Bộ luật Hồng Đức điều chỉnh các vấn đề gì?

- Trong Bộ luật Hồng Đức thì các quan hệ về dân sự được Bộ luật này đề cập đến nhiều nhất là các lĩnh vực về quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng và vấn đề về thừa kế ruộng đất.

- Đối với quan hệ sở hữu và hợp đồng: Bộ luật Hồng Đức quy định về hai chế độ sở hữu ruộng đất trong thời kỳ phong kiến.

- Đối với các quan hệ thừa kế: Trong lĩnh vực thừa kế Bộ luật Hồng Đức có các quy định khá gần gũi với các quy định của pháp luật về thừa kế hiện đại. Cụ thể khi cha mẹ còn sống, không phát sinh các quan hệ về thừa kế nhằm bảo vệ và duy trì sự trường tồn của gia đình và dòng họ.

- Ngoài ra Bộ luật Hồng Đức cũng có các quy định về quan hệ thừa kế theo di chúc và thừa kế không có di chúc. Điều đáng chú ý là Bộ luật Hồng Đức đã có các quy định cho phép người con gái có quyền thừa kế ngang bằng với người con trai là một điểm tiến bộ so với các quy định của các bộ luật khác trong thời kỳ phong kiến khác.

>>> Xem thêm: Luật hồng đức có điểm gì tiến bộ

----------------------

Vừa rồi, Top lời giải đã mang tới cho bạn câu trả lời của câu hỏi “Luật hồng Đức ra đời nhằm mục đích gì?”, cũng như mang tới cho bạn một số kiến thức liên quan tới Luật Hồng Đức. Chúng tôi hi vọng với những kiến thức mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn học tập tốt hơn. Hẹn gặp lại bạn

icon-date
Xuất bản : 23/05/2022 - Cập nhật : 23/05/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads