logo

Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây?

Từ những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm) đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của các nước thực dân phương Tây. Sau khi thôn tính, chúng thi hành nhiều chính sách cai trị rất hà khắc như: vơ vét tài nguyên thien nhiêm đàn áp nhân dân, thơcj hiện chính sách chia để trị,… Vậy, bạn có biết vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây? Cùng Toploigiai tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé


1. Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây?

Khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây là do những đặc điểm về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên và chính trị xã hội. Cụ thể như sau:

- Về vị trí địa lí: Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lí vô cũng quan trọng: đây là khu vực rộng lớn có diện tích khoảng 4,5 triệu km2 gồm các nước trên lục địa và nhiều đảo, quần đảo. Đông Nam Á nằm trên trên đường hàng hải quan trọng từ Tây sang Đông, đây là nơi nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Ngoài ra, Đông Nam Á còn lf cửa ngõ để đi vào nội địa châu Á rộng lớn.

Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây?

- Về tài nguyên thiên nhiên: Với vị trí địa lí thuận lợi, Đông Nam Á là nơi giàu tài nguyên thiên nhiên như: lúa, gạo, các loại cây hương liệu, nhiều khoáng sản có giá trị.

- Về dân cư: Đông Nam Á là khu vực đông dân cư, trình độ dân trí thấp nên thuê nhân công với giá rẻ mạt. Ngoài ra, đây còn là thị trường tiêu thụ cho nước chính quốc rộng lớn.

- Về chính trị: Trong thời gian này, chế độ phong kiến của các nước Đông Nam Á có dấu hiệu suy yếu, xã hội khủng hoảng.

=> Tất cả những điều trên đã biến khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.


2. Phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á

Với tinh thần yêu nước bất diệt, các nước Đông Nam Á đã kiên quyết đứng lên đấu tranh để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Tuy nhiên, các cuộc đấu tranh đều thất bại do nhiều nguyên nhân như: lượng lượng của quân xâm lược rất mạnh, vũ khí của chúng hiện đại. Trong khi đó, chính quyền phong kiến của nhiều nước Đông Nam Á lại bù nhìn, đầu hàng làm tay sai cho thực dân.Nhân dân đấu tranh thiếu tổ chức và thiếu sự lãnh đạo chặt chẽ.

Quốc gia

Thời gian

Nội dung

In-đô-nê-xi-a 1905 Thành lập nhiều tổ chức công đoàn, bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác, Lê-nin.
Phi-líp-pin 1896-1898 Nước cộng hòa Phi-líp-pin ra đời không được bao lâu thì Mỹ thôn tính
Cam-pu-chia -1863-1866 -1866-1867 Giai đoạn này diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa như:Khởi nghĩa A-cha-xoa lãnh đạo ở ta-keo, khởi nghĩa do Pu-côm-bô lãnh đạo ở Cra-chê.
Lào 1901 – 1907 Nhân dân Xa-van-na-khét nổi dậy đấu tranh. Cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven diễn ra ác liệt
Miến Điện Đầu XX Nhiều cuộc đấu tranh chống Anh diễn ra nhưng đều thất bại
Việt Nam Đầu XX Phong trào Cần Vương diễn ra sổi nổi, phong trào nông dân yêu nước diễn ra quyết liệt.

Mặc dù các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đều thất bại nhưng đây là tiền đề cho sự phát triển của các phong trào đấu tranh ở những giai đoạn tiếp theo.

--------------------

Trên đây Toploigiai vừa giúp bạn trả lời câu hỏi Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 02/11/2022 - Cập nhật : 05/12/2022