logo

Vì sao Duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản?

Cuộc Duy Tân Minh Trị tuy không lật đổ hoàn toàn sự thống trị của giai cấp phong kiến, nhưng đã xóa bỏ những tàn dư của giai cấp phong kiến, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Cùng Top lời giải đến với đáp án chính xác cho câu hỏi: “Vì sao Duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản?” cùng với phần giải thích dễ hiểu của các thầy cô giáo qua đó là tài liệu học tập hay nhất dành cho các bạn học sinh tham khảo


Câu hỏi: Vì sao Duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản?

Trả lời:

Cách mạng tư sản có đặc điểm:

- Mục đích: lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản.

- Động lực cách mạng: đông đảo quần chúng nhân dân.

- Kết quả, ý nghĩa: nền thống trị của giai cấp tư sản được thiết lập, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.

Cuộc Duy Tân Minh Trị tuy không lật đổ hoàn toàn sự thống trị của giai cấp phong kiến, nhưng đã xóa bỏ những tàn dư của giai cấp phong kiến, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản từ một nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

⟹ Như vậy, Cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản.


Kiến thức tham khảo về cuộc Duy tân Minh Trị


1. Cuộc Duy Tân Minh Trị diễn ra ở đâu?

Cải cách Minh Trị, hay Cách mạng Minh Trị, hay Minh Trị Duy tân là một chuỗi các sự kiện cải cách, cách tân dẫn đến các thay đổi to lớn trong cấu trúc xã hội và chính trị của Nhật Bản. Cuộc cách mạng Minh Trị diễn ra từ năm 1866 đến năm 1869, một thời kỳ 3 năm chuyển đổi thời kỳ hậu Giang Hộ (thường gọi là Hậu Tướng quân Tokugawa) và bắt đầu thời kỳ Minh Trị.

Vì sao Duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản?

2. Bối cảnh của Duy tân Minh Trị

Việc bị buộc phải mở cửa các hải cảng và chấp nhận thuế nhập khẩu thấp cho các nước phương Tây đã khiến Nhật Bản bị chia rẽ. Phong trào đấu tranh chống Mạc phủ Tokugawa bùng nổ khắp nơi trong thập niên 60 của thế kỷ XIX với sự lãnh đạo của các đại danh vốn trước đây bề ngoài khuất phục Mạc phủ Tokugawa đã lấy cớ Mạc phủ để cho đất nước rơi vào cảnh giống như nhà Thanh lúc đó trước sự lấn lướt của phương Tây, liền nổi dậy chống lại Chinh di Đại tướng quân. Tướng quân (Shogun), phần vì không muốn, phần vì không thể chống lại sự nổi loạn đó, đã nhân nhượng và rốt cục giải thể Mạc phủ. Một số võ sĩ cấp tiến có đầu óc cải cách (phần lớn không có nguồn gốc thế tập) và quý tộc ở triều đình đã nhân cơ hội nắm lấy quyền lãnh đạo đất nước. Họ nêu khẩu hiệu "Tôn vương, nhương di" nhằm khôi phục lại Đế quyền. Song thực chất họ là những người đứng đầu triều đình, vì Thiên hoàng Mutsuhito lúc ấy chỉ mới 14 tuổi. Với khẩu hiệu nói trên, và với đất đai rộng lớn của Chinh di Đại tướng quân mà họ tiếp quản, triều đình mới đã có được sự ủng hộ của các đại danh nổi loạn và nguồn lực tài chính để thực hiện các cải cách.

Tháng 12 năm 1867 chế độ Mạc phủ Tokugawa chấm dứt. Ngày 3 tháng 1 năm 1868, chính quyền mới do Thiên hoàng Minh Trị bổ nhiệm được thành lập. Giai cấp tư sản chưa được tham gia chính quyền, nhưng chế độ mới tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển, nên họ ủng hộ chính quyền mới. Thời kì Minh Trị  bắt đầu.

>>> Xem thêm: Cách mạng tư sản là gì


3. Nguyên nhân của Duy tân Minh Trị

- Những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ.

- Phong trào đấu tranh chống Sô-gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.

- Tháng 01/1868, Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách.


4.  Nội dung cải cách Minh Trị

Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ (Hay còn gọi là cuộc Duy tân Minh Trị) nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.

* Về chính trị

- Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.

- Ban hành Hiến pháp mới (năm 1889), chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

* Về kinh tế

- Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất.

- Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc.

* Về quân sự

- Được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây.

- Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.

- Chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.

* Về giáo dục

- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.

- Chú trọng nội dung khoa học - kỹ thuật trong chương trình giảng dạy.

- Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây…


5. Tính chất và ý nghĩa của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị.

a. Tính chất

 - Đây được xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để và thời kì Minh Trị được xem là thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản.

b. Ý nghĩa của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị.

 - Cuộc cải cách có ý nghĩa mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi một nước thuộc địa hoặc nửa thuộc địa.

 - Cuộc cải cách đã đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, đưa nước Nhật trở thành một cường quốc quân sự vào năm 1905. 

 - Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản đã làm xuất hiện các công ty độc quyền với các nhà tài phiệt thao túng nền kinh tế và chính trị Nhật Bản.

icon-date
Xuất bản : 28/04/2022 - Cập nhật : 05/05/2022