logo

Trình bày hoàn cảnh ra đời của quốc tế thứ hai?

Câu trả lời chính xác nhất:

Hoàn cảnh ra đời của quốc tế thứ hai là:

- Sau khi Quốc tế thứ nhất giải tán, phong trào cách mạng ở các nước vẫn phát triển. Công nhân nhiều nước được tiếp xúc với chủ nghĩa Mác, từ đó dẫn đến sự thành lập các đảng công nhân và các tổ chức quần chúng ở nhiều nước

⟹ Đòi hỏi yêu cầu một tổ chức quốc tế thống nhất lãnh đạo và chỉ đạo phong trào.

- Trước tình hình đó, ngày 14 - 7 - 1889, Đại hội thành lập Quốc tế thứ hai được tổ chức tại Pa-ri.

Để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh ra đời của quốc tế thứ hai, mời các bạn đến với nội dung sau đây nhé.


1. Đôi nét về quốc tế thứ hai

Đệ Nhị Quốc Tế còn gọi là Quốc tế thứ hai là liên minh quốc tế, với sự kết hợp của các đảng xã hội chủ nghĩa và một số tổ chức công đoàn trên thế giới - chủ yếu là tại châu Âu, được thành lập ngày 14 tháng 07 năm 1889 ở Paris và giải thể năm 1916. Tham dự đại hội thành lập có hầu hết đại biểu các tổ chức công nhân của các nước châu Âu, Mỹ (Gồm 400 đại biểu với 22 quốc gia). Phái vô chính phủ bộc lộ sự bất đồng ý kiến ngay từ đầu, nhưng sau đại hội Luân Đôn (thủ đô Anh) năm 1896, bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi tổ chức quốc tế này.

Cũng như Đệ Nhất Quốc Tế, Đệ Nhị Quốc Tế này tồn tại và hoạt động chủ yếu dưới hình thức đại hội. Đệ Nhị Quốc tế đã thông qua các nghị quyết quan trọng: nêu lên sự cần thiết phải thành lập các chính đảng của giai cấp vô sản, đề cao vai trò đấu tranh chính trị, tăng cường phong trào quần chúng, đòi tăng lương, ngày làm 8 giờ, lấy ngày 1/5 hằng năm làm ngày Quốc tế lao động để đoàn kết và biểu dương lực lượng giai cấp vô sản thế giới. Đệ Nhị Quốc tế có nhiều đóng góp quan trọng vào việc phát triển phong trào công nhân thế giới.

Trình bày hoàn cảnh ra đời của quốc tế thứ hai?

2. Hoạt động chủ yếu của quốc tế thứ hai

Hoạt động hợp pháp của giai cấp công nhân; thủ tiêu đội quân thường trực; lấy ngày 1-5 làm ngày biểu dương lực lượng của giai cấp công nhân; đấu tranh kinh tế và đấu tranh chính trị.., 

Đại hội ra nghị quyết khẳng định rằng chủ nghĩa cộng sản khoa học là cơ sở tư tưởng của phong trào công nhân xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết chỉ rõ: ''Sự nghiệp giải phóng lao động và toàn thể nhân loại chỉ có thể đạt được do giai cấp vô sản đã được tổ chức lại, với tư cách là một giai cấp, trên phạm vi quốc tế; giai cấp ấy phải giành lấy chính quyền để thực hiện việc tước đoạt tư sản và biến tư liệu sản xuất thành sở hữu công cộng''. 

Nghị quyết nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường đấu tranh chính trị và tăng cường phong trào công nhân, đồng thời cho rằng cuộc đấu tranh hợp pháp, không phải là mục đích mà chỉ là điều kiện để thực hiện mục đích giải phóng cho giai cấp vô sản. Đó là biện pháp để nâng cao trình độ giác ngộ, trình độ văn hoá của giai cấp công nhân. Mục đích cuối cùng của giai cấp công nhân là giành lấy chính quyền, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. 

icon-date
Xuất bản : 14/05/2022 - Cập nhật : 05/12/2022