logo

Cách mạng tư sản thời cận đại

Hướng dẫn tìm hiểu Cách mạng tư sản thời cận đại đầy đủ nhất cùng kiến thức mở rộng về cách mạng tư sản ở các nước Anh, Hà Lan, Pháp chi tiết do Top lời giải biên soạn là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho các bạn học sinh


1. Cách mạng tư sản Hà Lan (1566-1648): Cuộc CMTS đầu tiên

- Từ đầu thế kỷ XVI Nêđéclan là một trong những vùng kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất châu Âu.

- Giai cấp tư sản Nêđéclan ra đời, thế lực kinh tế ngày càng lớn mạnh.

- Tháng 8 - 1566 nhân dân miền Bắc Nêđéclan khởi nghĩa, lực lượng phát triển mạnh, làm chủ nhiều nơi.

- Tháng 8-1567, vương triều Tây Ban Nha đem quân sang Ne dec lan , và đán áp dã  man .

- Tháng 4-1572 quân khởi nghĩa làm chủ các tỉnh phía Bắc .

- Tháng 1-1579 hội nghị U-trech tuyên bố thống nhất tiền tệ , đo lường và tổ chức quân sự , chính sách đối ngoại .

-Năm 1581 các tỉnh miền bắc thống nhất thành Các tỉnh liên Hiệp hay Hà Lan

- Năm 1609 Hiệp định đình chiến được ký kết, nhưng đến năm 1649 mới được công nhận độc lập.

* Tính chất, ý nghĩa:

- Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.

- Mở đường cho chủ nghĩa TB Hà Lan phát triển.

- Mở ra thời đại mới - bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.

- Hạn chế: Quan hệ sản xuất phong kiến còn tồn tại ở một số nơi, nhân dân không được hưởng quyền lợi KT, CT


2. Cách mạng tư sản Anh (1642-1689)

a. Tình hình nước Anh trước cách mạng

* Nguyên nhân sâu xa:

- Kinh tế: đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất châu Âu.

+ Nông nghiệp: phương thức sản xuất tư bản thâm nhập vào nông nghiệp.

+ Thủ công nghiệp: Sản xuất công trường thủ công chiếm ưu thế hơn sản xuất của phường hội, số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng như: luyện kim, làm sứ, len dạ.

+ Ngoại thương phát triển mạnh mẽ, chủ yếu là bán len dạ và nuôi nô lệ da đen.

- Xã hội: Nhiều địa chủ vốn là quý tộc chuyển hướng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa lấy lông cừu để cung cấp cho thị trường => giàu lên nhanh chóng, dần dần tư sản hóa và trở thành tầng lớp quý tộc mới.

- Chính trị:

+ Chế độ phong kiến kìm hãm lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhiều thứ thuế được đặt ra, nhà nước nắm độc quyền thương mại và thu thuế thuyền bè. Duy trì nhiều đặc quyền phong kiến => đời sống nhân dân cơ cực.

- Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với phong kiến.

* Nguyên nhân trực tiếp: xoay quanh vấn đề tài chính.

- Tháng 4-1640, Vua Saclơ I triệu tập quốc hội để tăng thuế nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt-len.

- Quốc hội không phê duyệt, và công kích chính sách bạo ngược của nhà vua, đòi kiểm soát quân đội, tài chính và giáo hội.

- Saclơ I dùng vũ lực đàn áp Quốc hội, bị thất bại phải chạy lên phía Bắc Luân Đôn chuẩn bị lực lượng phản công.

>>> Xem thêm: Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

b. Diễn biến

- Năm 1642 - 1648: nội chiến ác liệt (Vua - Quốc hội)

- Năm 1649: xử tử vua, nước cộng hòa ra đời, cách mạng đạt đến đỉnh cao.

- Năm 1653-1658: Crôm - oen lập nền độc tài (một bước tụt lùi)

- Năm 1688: Quốc hội tiến hành chính biến đưa Vin-hem Ô-ran-giơ lên ngôi vua, sau đó chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.

c) Ý nghĩa

- Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển.

- Mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.


3. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

a.Tình hình của các thuộc địa. Nguyên nhân của chiến tranh.

- Đến giữa thế kỉ XVIII, 13 thuộc địa phát triển theo CNTB.

- Mâu thuẫn giữa chính quốc và thuộc địa dẫn đến chiến tranh.

b. Diễn biến của cuộc chiến tranh

- 12/1773, sự kiện Bôxtơn : nhân dân cảng Bôxtơn phản đối chế độ thuế bằng cách tân công 3 tàu chở chè của Anh

- Hội nghị Philađenphia. Từ 5/9 → 26/10/1774 Hội nghị lục địa ở Phi-la-đen-phi-a diễn ra đòi vua Anh xóa bỏ các luật cấm vô lý nhưng không được chấp nhận.

- 4/1775 chiến tranh bùng nổ giữa chính quốc và thuộc địa, quân thuộc địa do Oa-sinh-tơn chỉ huy.

- Ngày 4/7/1776 Tuyên ngôn độc lập xác định quyền của con người và quyền độc lập của các thuộc địa. Mọi người đều bình đẳng, quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

- Ngày 17/10/1777 quân khởi nghĩa thắng một trận ở Xa-ra-tô-ga.

- 1783 Anh buộc phải ký Hiệp ước Vec-xai.

c. Kết quả và ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

* Kết quả

Cuộc chiến tranh kết thúc Anh thừa nhận độc lập của các thuộc địa, nước Mỹ ra đời.

Năm 1787 Mĩ ban hành hiến pháp quy định Mĩ là nước cộng hòa liên bang đứng đầu là tổng thống, chính quyền trung ương được tăng cường, nhưng các bang được quyền tự trị rộng rãi.

* Ý nghĩa

Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của CNTB

Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á – Phi- Latinh.

Cách mạng tư sản thời cận đại chi tiết nhất

4. Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794): Đây là cuộc CMTS nổi tiếng nhất, triệt để nhất.

a. Diễn biến

• Biểu hiện:

- Nhà nước nợ nhiều, không có khả năng trả nổi. Phải thu nhiều thứ thuế, công thương nghiệp đình đốn, công nhân và thợ thủ công thất nghiệp.

- Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp mọi nơi.

• Diễn biến

- 05/05/1789, hội nghị ba đẳng cấp được tổ chức. Đẳng cấp thứ ba phản đối chủ trương tăng thuế của nhà vua.

- 17/06/1789, đại biểu đẳng cấp thứ ba tự họp thành Hội đồng dân tộc và tuyên bố là Quốc hội lập hiến có quyền soạn thảo Hiến pháp, thông qua các đạo luật về tài chính. Vua và quân đội đã lựa chọn quân đội để uy hiếp.

- Quần chúng nhân dân đã dùng vũ trang chống lại nhà vua, binh lính cũng nghiêng về phía nhân dân.

- 14/07/1789, nhân dân tấn công chiếm pháo đài – nhà tù Ba-xtin.

- Chế độ quân chủ lập hiến ( từ ngày 14/07/1789 – 10/08/1792)

+ Tháng 8/1789, thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

+ Tháng 9/1791, thông qua Hiến pháp, xác lập chế độ quân chủ lập hiến.

- 10/8/1792: Quần chúng Pa-ri nổi dậy, lập chính quyền công xã cách mạng; bắt vua và hoàng hậu.

- 2/6/1793: Chính quyền về tay phái Gia-cô-banh.

- 27/7/1794: Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.

- 11/1799: Thiết lập nền độc tài quân sự.

b. Kết quả cách mạng tư sản Pháp

+ Phái Gia-cô-banh dập tắt được cuộc nổi loạn, thắng giặc ngoài.

+ Nội bộ Gia-cô-banh chia rẽ và suy yếu.

+ 27/7/1794: Tư sản phản cách mạng đảo hính, chém đầu Rô-be-spie.

c. Ý nghĩa cách mạng tư sản pháp

Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình. Cuộc cách mạng này đã mở ra thời đại thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới.

icon-date
Xuất bản : 26/04/2022 - Cập nhật : 05/05/2022