Phương pháp kinh tế là một trong những phương pháp quản lý hành chính nhà nước được áp dụng phổ biến. Để tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp này và biết được ví dụ cụ thể về phương pháp kinh tế trong các phương pháp quản lý hành chính nhà nước, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây!
- Quản lý hành chính hay quản lí nhà nước trong lĩnh vực hành pháp là hoạt động chấp hành, điều hành của nhà nước. Hoạt động quản lý được các chủ thể có thẩm quyền thực hiện thông qua những phương pháp quản lý hành chính nhà nước nhằm đạt được những hành vi xử sự cần thiết.
- Có bốn phương pháp quản lý hành chính nhà nước bao gồm phương pháp thuyết phục, phương pháp cưỡng chế, phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế.
- Phương pháp kinh tế trong quản lí nhà nước về kinh tế là cách thức tác động gián tiếp của Nhà nước dựa trên những lợi ích kinh tế có tính hướng dẫn, lên đối tượng quản lí nhà nước về kinh tế.
- Phương pháp kinh tế nhằm quan tâm tới hiệu quả cuối cùng của sự hoạt động, từ đó tự giác, chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không cần phải có sự tác động thường xuyên của Nhà nước bằng phương pháp hành chính.
- Thực chất các phương pháp kinh tế là đặt người lao động, tập thể lao động dựa vào những điều kiện kinh tế để họ có khả năng kết hợp với lợi ích của hệ thống chung. Điều đó cho phép người lao động lựa chọn con người có hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Việc nâng lương trước hạn là phương pháp kinh tế trong quản lý hành chính nhà nước. Bởi vì, trong cơ quan hành chính nhà nước, thủ trưởng là chủ thể quản lí còn các nhân viên dưới quyền là đối tượng quản lý, để đảm bảo tất cả mọi người đều tích cực thực hiện nhiệm vụ của mình, nhà nước đã có quy định người nào tích cực thực hiện công việc của mình thì được nâng lương trước thời hạn. Do vậy đây chính là ví dụ về phương pháp kinh tế trong các phương pháp quản lý hành chính nhà nước.
- Việc áp dụng phương pháp kinh tế trong quản lý hành chính nhà nước có thể được sử dụng dưới hình thức đặt ra nhiệm vụ, mục tiêu và sau đó nếu hoàn thành mục tiêu công việc sẽ đạt khen thưởng, tặng thưởng.
- Cách sử dụng các định mức kinh tế như: mức thuế, mức lãi suất ngân hàng v..v..) để lôi cuốn, thu hút, khuyến khích các cá nhân và các doanh nghiệp phát triển sản xuất cũng là một ví dụ về phương pháp kinh tế.
- Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động gián tiếp đến đối tượng quản lý thông qua lợi ích kinh tế như việc quy định chế độ thưởng, xử phạt.
- Phương pháp này được thể hiện trong việc sử dụng đòn bẩy kinh tế như: quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh; chế độ hạch toán kinh tế, chế độ thưởng… nhằm tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho hoạt động có hiệu quả.
- Phương pháp này tác động lên đối tượng quản lí không bằng cưỡng bức hành chính mà bằng lợi ích, đưa ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế, những phương tiện vật chất có thể sử dụng để họ tự tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
- Khi sử dụng các phương pháp kinh tế, Nhà nước phải biết tạo ra những tình huống, những điều kiện lợi ích cá nhân, và của doanh nghiệp phù hợp với lợi ích của Nhà nước
- Những hướng nhà nước đã tác động đối tượng quản lí bằng phương pháp kinh tế:
+ Định hướng phát triển chung bằng các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực tế của hệ thống, bằng những chỉ tiêu cụ thể cho từng thời gian, cho từng phân hệ, từng cá nhân của hệ thống.
+ Bằng chính sách ưu đãi kinh tế để điều chỉnh hoạt động kinh tế trong cả nước và thu hút được tiềm năng của Việt kiều cũng như các tổ chức, cá nhân người nước ngoài.
----------------------------------
Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích về những ví dụ về phương pháp kinh tế trong các phương pháp quản lý hành chính nhà nước. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.