logo

Phân biệt dạy học theo lý thuyết kiến tạo và dạy học nêu và giải quyết vấn đề

icon_facebook

Có rất nhiều phương pháp dạy học được giáo viên và các trương lựa chọn để giảng dạy cho học sinh. Trong số đó có dạy học theo lý thuyết kiến tạo và dạy học nêu và giải quyết vấn đề. Mỗi phương pháp đều có cách tiến hành, ưu nhược điểm khác nhau. Cùng Toploigiai phân biệt hai phương pháp này trong bài viết dưới đây


Khái niệm dạy học theo lý thuyết kiến tạo 

Dạy học theo lý thuyết kiến tạo là phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm của tiến trình dạy học. Học sinh chủ động tự thể hiện hiểu biết của bản thân, tự kết nối thông tin mới với thông tin hiện tại để thấy được sự kết nối có ý nghĩa và tạo nên thông tin mới khác. Từ đó giúp học sinh tự khám phá, có năng lực kiến tạo bản thân mình.  Còn giáo viên là người định hướng cho học sinh, tạo ra môi trường, nhu cầu và động lực để học sinh cọ xát thực tế những vấn đề sẽ gặp phải hoặc phải giải quyết trong quá trình khám phá, kiến tạo.  Hay nói cách khác, giáo viên chính là người đưa ra những kiến thức khoa học chính thống cho học sinh sau quá trình bản thân HS tự tìm tòi, nghiên cứu.

Phân biệt dạy học theo lý thuyết kiến tạo và dạy học nêu và giải quyết vấn đề - Ảnh 1

Khái niệm dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Dạy học nêu và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề để học sinh phát hiện ra vấn đề và chủ động, sáng tạo để giải quyết các vấn đề đó. Các “tình huống có vấn đề này đều có những khó khăn cần phải giải quyết, thế nhưng không phải thực hiện ngay lập tức mà phải trải qua quá trình tư duy, phân tích, suy luận và hoạt động tích mới giải quyết được vấn đề đó. Trong quá trình giải quyết vấn đề, học sinh sẽ thu được những kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng và đạt được các mục tiêu học tập của bản thân. Dạy học theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề chính là việc giải quyết vấn đề được nêu ra, các tình huống, tư duy chỉ bắt đầu khi có vấn đề phát sinh mà thôi.

Phân biệt dạy học theo lý thuyết kiến tạo và dạy học nêu và giải quyết vấn đề - Ảnh 2

Phân biệt dạy học theo lý thuyết kiến tạo và dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Tiêu chí phân biệt

Dạy học theo lý thuyết kiến tạo

Dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Khái niệm

- Là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Học sinh chủ động tự thể hiện hiểu biết của bản thân, tự kết nối thông tin mới với thông tin hiện tại để thấy được sự kết nối có ý nghĩa và tạo nên thông tin mới khác.

- Giáo viên là người định hướng cho học sinh, tạo ra môi trường, nhu cầu và động lực để học sinh cọ xát thực tế

- Giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề để học sinh phát hiện ra vấn đề và chủ động, sáng tạo để giải quyết các vấn đề đó 

Các bước tiến hành

- Bước 1: Làm bộc lộ quan điểm của HS

+ GV hệ thống, ôn lại các kiến thức cũ có liên quan đến bài học mới bằng cách đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận,…

+ Thông qua các bài tập, thí nghiệm, câu hỏi, HS có cơ hội bộc lộ quan điểm cá nhân của mình về vấn đề học tập.

- Bước 2: Điều khiển HS thảo luận

Tổ chức cho HS đề xuất những giả thuyết, kiểm tra giả thuyết (thử và sai hoặc đúng) phân tích kết quả. Từ đó GV rút ra kết luận chung cho cả lớp theo chuẩn kiến thức.

- Bước 3: Tổ chức cho HS vận dụng kiến thức

GV tổ chức cho HS vận dụng kiến thức vừa kết luận ở bước 2 vào thực tế nhằm giúp các em HS ghi nhớ kiến thức hiệu quả hơn.

- Bước 1:  GV xây dựng tình huống có vấn đề

+ GV giới thiệu tình huống chứa đựng vấn đề thông qua các câu chuyện, bài hát, xem video, thuật lại sự kiện, hình ảnh,… chứa đựng vấn đề.

+ HS phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh bằng cách liên hệ với những nội dung đã học để phát hiện mâu thuẫn.

+ HS phát biểu vấn đề cần giải quyết và dự kiến hướng có thể giải quyết.

- Bước 2: Giải quyết vấn đề

+ Thực hiện thảo luận chung cả lớp hoặc nhóm để phân tích vấn đề, đề xuất các giả thuyết.

+ GV hướng dẫn HS suy luận giải quyết vấn đề

+ Giải quyết các giả thuyết dựa trên những kiến thức đã có để để lập luận, nghiên cứu thêm thông tin mới. Từ đó khẳng định hay bác bỏ giả thiết, phương án đã đề xuất, trình bày giải pháp

- Bước 3: Kết luận vấn đề

+ HS kết luận phương án giải quyết vấn đề đã thảo luận.

+ GV tổng kết, rút ra kết luận về vấn đề của bài học.

Ưu điểm

- HS học tập tích cực và chủ động, xây dựng được tri thức cho bản thân chứ không phải tiếp thu kiến thức thụ động.

- HS tự điều chỉnh được bản thân sao cho thích nghi với môi trường học tập, đồng thời nhận thức được thế giới quan cho chính bản thân

- Phát triển các kĩ năng giao tiếp, trao đổi, tìm kiếm và chia sẻ thông tin.

- Phương pháp này cho phép HS đưa ra dự đoán về vấn đề cần giải quyết, sau đó sẽ kiểm nghiệm. Nếu dự đoán sai thì HS phải đưa ra dự đoán khác. Do đó HS sẽ học được tri thức cho bản thân nhờ chính sai lầm của mình.

- HS rèn luyện được kỹ năng tư duy, phân tích, đánh giá. Nhờ đó HS lĩnh hội được nhiều kiến thức hơn.

- Mục đích của phương pháp là giúp HS giải quyết được vấn đề, đó cũng chính là mục tiêu của quá trình dạy và học để HS có năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực này vô cùng quan trọng để thích ứng với sự phát triển của xã hội.

- Phát triển các kĩ năng giao tiếp, trao đổi, tìm kiếm và chia sẻ thông tin, làm việc nhóm để tìm ra cách giải quyết nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Nhược điểm

- Rất dễ làm cho HS chỉ tự chủ động học tập những gì mà chúng quan tâm. Bởi trong cuộc sống có nhiều điều chúng ta không quan tâm nhưng bắt buộc phải biết.

- Một số vấn đề phức tạp HS khó có thể chủ động học tập, néu không có luyện tập cơ bản rất dễ không đem lại hiệu quả.

- Hạn chế thời gian tổ chức và không khai thác triệt để được hiệu quả của thảo luận nhóm.

- GV cần đầu tư nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị bài học.

- Đòi hỏi GV phải có năng lực sư phạm tốt mới xây dựng được vấn đề và hướng dẫn HS giải quyết vấn đề.

- Một tiết học cũng sẽ mất nhiều thời gian nên GV cần chuẩn bị kĩ lưỡng, nếu không sẽ không đạt được hiệu quả

----------------------

Trên đây Toploigiai đã giúp bạn phân biệt dạy học theo lý thuyết kiến tạo và dạy học nêu và giải quyết vấn đề. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Hy vọng thông qua bài viết trên bạn sẽ có định hướng phương pháp giảng dạy cho phù hợp.

icon-date
Xuất bản : 29/08/2023 - Cập nhật : 29/08/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads