logo

Phân tích mối tương quan giữa các tố chất vận động

icon_facebook

Tố chất vận động của con người là tổng hòa các chất lượng của cơ thể, biểu hiện trong đời sống cụ thể của đời sống lao động và hoạt động thể dục thể thao. Khả năng vận động là biểu hiện bên ngoài của tố chất vận động. Dưới đây là bài viết Phân tích mối tương quan giữa các tố chất vận động Toploigiai sưu tầm, hy vọng sẽ đánh giá đúng bản chất của tố chất vận động. Mời bạn cùng tham khảo.


Khái niệm tố chất vận động

Trong lý luận và phương pháp thể dục Thể thao, tố chất thể lực (còn được gọi là tố chất vận động) là những đặc điểm, mặt, phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người và thường được chia thành năm loại cơ bản: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng phối hợp động tác và độ dẻo.


Các tố chất vận động cơ bản


1. Sức nhanh

- Sức nhanh là khả năng của cơ thể hoàn thành hoạt động vận động trong điều kiện cho trước (cự ly) với thời gian ngắn nhất.

- Sức nhanh có thể được biểu hiện bằng hình thức đơn giản:

+ Thời gian tiềm tàng của phản ứng, đó là khoảng thời gian từ khi kích thích cho tới khi có phản ứng trả lời; Thời gian của động tác đơn lẻ.

+ Tần số động tác hoặc hình thức phức tạp là kết quả của các thử nghiệmvận động và bài tập thể thao như: chạy ngắn, tần số đánh bóng, tốc độ đập bóng...

Phân tích mối tương quan giữa các tố chất vận động (ảnh 1)

+ Sức nhanh phụ thuộc vào sự phối hợp của hệ thống thần kinh cơ, tính linh hoạt của quá trình thần kinh, sức mạnh nhanh, khả năng đàn hồi của cơ bắp, khả năng huy động các nguồn năng lượng phù hợp, các phẩm chất ý chí....


2. Sức bền

- Sức bền là khả năng thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước, hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được.

- Sức bền có 2 loại:

+ Sức bền chung: Là sức bền trong các hoạt động kéo dài, với cường độ thấp, có sự tham gia của phần lớn hệ cơ. Sức bền chung có khả năng chuyển từ dạng hoạt động này sang hướng hoạt động khác, là từ khi được nâng cao trong một loại bài tập nào đó, có khả năng biểu hiện trong các bài tập khác cũng có tính chất. Điều này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng để nâng cao sức bền chung của VĐV cũng như sinh viên ởmột môn nào đó có thể sử dụng nhiều hình thức, bài tập khác nhau.

+ Sức bền chuyên môn: Là khả năng duy trì khả năng vận động cao trong những loại hình bài tập nhất định.


3. Sức mạnh

- Sức mạnh là năng lực của cơ thể nhằm khắc phục lực cản bên ngoài hoặcchống lại lực cản đó bằng sự nổ lực của cơ bắp. Đây là tố chất quan trọng hàng đầu. Sức mạnh tỉ lệ nghịch với tốc độ động tác.

- Những yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh là: cấu trúc của hệ thống cơ bắp (số lượng,độ dày sợi cơ, độ đàn hồi cơ bắp), khả năng điều chỉnh của hệ thống thần kinh, các phẩm chất tâm lý (nỗ lực, ý chí), năng lực huy động nguồn lực năng lựctrong điều kiện thiếu oxy, kỹ thuật… 


4. Tố chất mềm dẻo

- Mềm dẻo là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn. Biên độ tối đa của động tác là thước đo của năng lực mềm dẻo. Trước đây, người ta xếp năng lực mềm dẻo cùng nhóm với các tố chất thể lực như Sức mạnh, Sức nhanh, sức bền. Hiện nay có nhiều quan điểm xếp năng lực mềm dẻo vào nhóm các năng lực phối hợp vận động.

- Năng lực mềm dẻo được phân thành hai loại: mềm dẻo tích cực và mềm dẻo thụ động. Mềm dẻo tích cực là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn ở các khớp nhờ sự nỗ lực của cơ bắp. Mềm dẻo thụ động là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn ở các khớp nhờ tác động của ngoại lực như: trọng lượng của cơ thể, lực ấn, ép của giảng viên hoặc bạn tập… 

- Năng lực mềm dẻo phụ thuộc vào đàn tính của cơ bắp và dây chằng. Tính chất đàn hồi cao của bộ máy vận động và sự phát triển chưa ổn định của hệ thống xương, khớp trong lứa tuổi thiếu niên là điều kiện rất thuận lợi để phát triển năng lực mềm dẻo.


Phân tích mối tương quan giữa các tố chất vận động

Các tố chất thể lực trên liên quan mật thiết với nhau. Có mối quan hệ, hiện tượng chuyển giữa các tố chất thể lực. Điều đó có nghĩa: khi tập (phát triển) một tố chất thể lực (như sức mạnh) thì đồng thời cũng có phụ thuộc và ảnh hưởng đến sự phát triển của các tố chất khác như tốc độ chẳng hạn. 

Phân tích mối tương quan giữa các tố chất vận động (ảnh 2)

- Sự chuyển dương tính (tốt) có nghĩa là sự phát triển một tố chất này có tác dụng nâng cao tố chất khác. Và sự chuyển âm tính (xấu) thì ngược lại. Trong thực tế tập luyện, cũng xuất hiện tình trạng phát triển tố chất (A) ảnh hưởng tốt đến tố chất (B), nhưng lại không tốt với tố chất (C). Tập tạ (sức mạnh) cần cho phát triển tốc độ nhưng có ảnh hưởng đến độ dẻo.

- Sự chuyển trực tiếp có nghĩa là sự phát triển tố chất thể lực này có tác dụng trực tiếp, ngay (dù xấu hay tốt) đến các tố chất khác. Nâng cao sức mạnh của cơ chân sẽ có lợi ngay cho tốc độ và sức bật. Còn sự chuyển gian tiếp tất nhiên không có tac dụng trực tiếp mà chỉ góp phần tạo tiền đề. Tập phat triển thích hợp sức mạnh tương đối tĩnh của cơ chân trong giai đoạn đầu của thời kỳ chuẩn bị cũng góp phần nâng cao tốc độ nhưng phải có thời gian, không nâng cao ngay được.

- Sự chuyển trực tiếp hay gián tiếp đều có sự chuyển đồng loại và khác loại. Sự chuyển đồng loại là sự chuyển của cùng một tố chất thể lực sang những động tác khác (có thể tập chạy hoặc bơi cự ly dài để phát triển sức bền chung) và sự chuyển khác loại là sự chuyển qua lại giữa các tố chất thể lực khác nhau. Ngoài ra còn có sự chuyển qua lại như giữa tốc độ và sức mạnh và sự chuyển một chiều. Trong tập luyện tốc độ, nâng cao tốc độ động tác có thể cùng nâng cao tốc độ phản ứng, nhưng ngược lại thì không thể. 

=> Mối quan hệ tương hỗ giữa các tố chất thể lực rất phong phú. Giáo viên, người tập cần phải có hiểu biết xác thực vấn đề trên để có thể lựa chọn, sử dụng một cách khoa học các phương tiện, phương pháp GDTC, sao cho lợi dụng được tối ưu quan hệ đó, phòng tránh các ảnh hưởng không tốt, nâng cao chất lượng tập luyện.

icon-date
Xuất bản : 31/01/2024 - Cập nhật : 31/01/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads