logo

Ví dụ về mức phản ứng

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “ Ví dụ về mức phản ứng” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Sinh học 12.


Trả lời câu hỏi: Ví dụ về mức phản ứng

- Giống lúa DR2 được tạo ra từ dòng tế bào (2n) biến đổi, có thể đạt năng suất tối đa gần 8 tấn/ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất, chỉ đạt 4,5-5 tấn/ha/vụ trong điều kiện bình thường.

- Con tắc kè hoa:

+ Trên lá cây: da có hoa văn màu xanh của lá cây

+ Trên đá: màu hoa rêu của đá

+ Trên thân cây: da màu hoa nâu

[CHUẨN NHẤT] Ví dụ về mức phản ứng

Kiến thức tham khảo về mức phản ứng


1. Mức phản ứng là gì?

- Trong ngành di truyền học, thuật ngữ mức phản ứng có nghĩa là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.

- Sự phản ứng thành những kiểu hình khác nhau của một kiểu gen trước những môi trường khác nhau được gọi là sự mềm dẻo kiểu hình. Sự mềm dẻo này có được là do có sự tự điều chỉnh trong cơ thể mà về bản chất là sự tự điều chỉnh của kiểu gen giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của điều kiện môi trường. Mỗi kiểu gen chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong một phạm vi nhất định. Độ mềm dẻo của một kiểu gen được xác định bằng số kiểu hình có thể có của kiểu gen đó. Để kiểm tra mức phản ứng của một kiểu gen, người ta có thể tạo ra các cá thể có kiểu hình khác nhau từ một kiểu gen ban đầu.


2. Đặc điểm của mức phản ứng

- Do gen quy định, trong cùng 1 kiểu gen mỗi gen có mức phản ứng riêng.

- Di truyền được vì do kiểu gen quy định.

- Thay đổi theo từng loại tính trạng.


3. Sự mềm dẻo về kiểu hình

- Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau gọi là sự mềm dẻo về kiểu hình (hay còn gọi là thường biến).


4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu mức phản ứng

- Tìm được kiểu hình mong muốn từ kiểu gen, có biện pháp chăm sóc thích hợp để tăng năng suất.


5. Phương pháp xác định mức phản ứng

 - Để xác định mức phản ứng của 1 kiểu gen cần phải tạo ra các cá thể sinh vật có cùng 1 kiểu gen. Đưa vào các môi trường khác nhau để nghiên cứu đặc điểm biểu hiện (mức phản ứng gen với môi trường) của tính trạng trong các môi trường.

- Thường dễ áp dụng với thực vật, vi sinh vật. Ví dụ, với cây sinh sản sinh dưỡng, có thể xác định mức phản ứng bằng cách cắt đồng loạt cành của cùng 1 cây đem trồng và theo dõi đặc điểm của chúng.

- Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu mức phản ứng: Tìm được kiểu hình mong muốn từ kiểu gen, có biện pháp chăm sóc thích hợp.

- Kết luận:

+ Giống tốt và kĩ thuật tốt sẽ năng suất cao.

+ Tùy vào điều kiện giống và môi trường có thể tiến hành cải tiến giống hay môi trường để cho năng suất cao.


6. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Nguyên nhân của thường biến là do

A. Tác động trực tiếp của các tác nhân lí, hóa học

B. Rối loạn phân li và tổ hợp của NST

C. Rối loạn trong quá trình trao đổi chất nội bào

D. Tác động trực tiếp của điều kiện môi trường

Câu 2: Nhận định nào dưới đây không đúng?

A. Mức phản ứng của kiểu gen có thể rộng hay hẹp tùy thuộc vào từng loại tính trạng.

B. Sự biến đổi của kiểu gen do ảnh hưởng của môi trường là môi trường biến.

C. Mức phản ứng càng rộng thì sinh vật càng thích nghi với môi trường.

D. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

Câu 3: Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông màu đen. Giải thích nào sau đây không đúng?

A. Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ các tế bào ở phần thân.

B. Nhiệt độ cao làm biến tính enzim điều hòa tổng hợp melanin, nên các tế bào ở phân thân không có khả năng tổng hợp melanin làm cho lông có màu trắng.

C. Nhiệt độ thấp làm enzim điều hòa tổng hợp melanin hoạt động nên các tế bào vùng đầu mút tổng hợp được melanin làm lông đen.

D. Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ các tế bào ở phần thân.

Câu 4: Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tùy thuộc vào

A. Nhiệt độ môi trường

B. Cường độ ánh sáng

C. Hàm lượng phân bón

D. Độ pH của đất

Câu 5: Cho biết các bước của một quy trình như sau:

(1) Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau.

(2) Theo dõi, ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này.

(3) Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen.

(4) Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể.

Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta phải thực hiện theo trình tự các bước là:

A. (1) → (2) → (3) → (4)

B. (3) → (1) → (2) → (4)

C. (1) → (3) → (2) → (4)

D. (3) → (2) → (1) → (4)

Câu 6: Hiện tượng nào dưới đây là ví dụ về sự mềm dẻo kiểu hình?

A. Tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường.

B. Bố mẹ bình thường sinh ra con bạch tạng.

C. Lợn con sinh ra có vành tai xẻ thùy, chân dị dạng.

D. Trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng.

Câu 7: Cho các phát biểu sau đây vè mức phản ứng:

(1) Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với điều kiện môi trường.

(2) Mức phản ứng là kết quả sự tự điều chỉnh của kiểu hình trong giới hạn tương ứng với môi trường.

(3) Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng, tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.

(4) Mức phản ứng do môi trường quy định, không di truyền.

Hãy đánh giá tính chính xác của các phát biểu trên.

A. (1) sai, (2) đúng, (3) sai, (4) đúng

B. (1) sai, (2) đúng, (3) sai, (4) sai

C. (1) đúng, (2) sai, (3) đúng, (4) sai

D. (1) đúng, (2) sai, (3) sai, (4) đúng

Câu 8: Ở hoa anh thảo (Primula sinensis), alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm:

- Thí nghiệm 1: Đem cây có kiểu gen AA trồng ở môi trường có nhiệt độ 20°C thì ra hoa đỏ, khi trồng ở môi trường có nhiệt độ 35°C thì ra hoa trắng. Thế hệ sau của cây hoa trắng này đem trồng ở môi trường có nhiệt độ 20°C thì lại ra hoa đỏ.

- Thí nghiệm 2: Đem cây có kiểu gen aa trông ở môi trường có nhiệt độ 20°C hay 35°C đều ra hoa trắng.

Trong các kết luận sau được rút ra khi phân tích kết quả của các thí nghiệm trên, có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen AA.

(2) Cây có kiểu gen AA khi trồng ở môi trường có nhiệt độ 35°C ra hoa trắng. Thế hệ sau của cây hoa trắng này đem trồng ở môi trường có nhiệt độ 20°C thì lại ra hoa đỏ, điều này chứng tỏ bố mẹ không truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn

(3) Nhiệt độ môi trường là 20°C hay 35°C không làm thay đổi sự biểu hiện của kiểu gen Aa.

(4) Nhiệt độ cao làm cho alen quy định hoa đỏ bị đột biến thành alen quy định hoa trắng, nhiệt độ thấp làm cho alen quy định hoa trắng bị đột biến thành alen quy định hoa đỏ.

(5) Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường, kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

(6) Hiện tượng thay đổi màu hoa của cây có kiểu gen AA trước các điều kiện môi trường khác nhau gọi là sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến).

A. 3 

B. 4

C. 2 

D. 5

icon-date
Xuất bản : 22/03/2022 - Cập nhật : 22/03/2022