logo

Phân biệt đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Phân biệt đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Sinh học 12 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Phân biệt đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.

Nội dung phân biệt

Đột biến gen

Đột biến nhiễm sắc thể

Khái niệm

– Là sự biến đổi một hay một số cặp nuclêôtit trong gen.

– Có 3 dạng đột biến điểm:

+ Mất 1 cặp nuclêôtit.

+ Thêm 1 cặp nuclêôtit.

+ Thay thế 1 cặp nuclêôtit.

– Là những biến đổi trong cấu trúc hoặc số lượng NST.

– Có 2 dạng:
+ Đột biến cấu trúc NST gồm mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

+ Đột biến số lượng NST gồm thể lệch bội và thể đa bội.

Cơ chế phát sinh

– Bắt cặp không đúng trong nhân đôi AND (không theo NTBS), hay tác nhân xen vào mạch khuôn hoặc mạch đang tổng hợp.
– Phải trải qua tiền đột biến mới xuất hiện đột biến.

– Do mất, lặp, đảo hay chuyển vị trí của đoạn NST, do sự chuyển đoạn diễn ra giữa các NST không tương đồng.

– Do sự không phân li của cặp NST trong quá trình phân bào.

Đặc điểm

– Phổ biến.
– Làm thay đổi số lượng và trật tự sắp xếp các cặp nuclêôtit trong gen.- Đột biến lặn không biểu hiện thành kiểu hình ở trạng thái dị hợp tử.
– Ít phổ biến.
– Làm thay đổi số lượng và trật tự sắp xếp các gen trên NST.
– Biểu hiện ngay thành kiểu hình.

Hậu quả

– Làm gián đoạn 1 hay 1 số tính trạng nào đó (Gen -> mARN -> Prôtêin -> Tính trạng)

– Ít ảnh hưởng đến sức sống và sự sinh sản của sinh vật.

– Làm thay đổi 1 bộ phận hay kiểu hình của cơ thể.
– Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của sinh vật.

Vai trò

Cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa và chọn giống. Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ yếu cho tiến hóa và chọn giống.

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua một số bài tập về Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dưới đây nhé!


Kiến thức về Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể


1. Khái niệm về đột biến cấu trúc NST

Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi trong cấu trúc của từng NST → Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST dẫn đến thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.

Phân biệt đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể

2.  Nguyên nhân gây đột biến cấu trúc NST 

- Do tác động của các tác nhân gây đột biến trong ngoại cảnh (vật lí, hóa học):

+ Các tác nhân vật lí: Đột biến phụ thuộc liều phóng xạ. 

+ Các tác nhân hoá học: Gây rối loạn cấu trúc NST như chì benzen, thuỷ ngân, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ ...

- Do rối loạn trao đổi chất nội bào, làm cho NST bị đứt gãy

- Do rối loạn quá trình tự nhân đôi của NST, hay tiếp hợp trao đổi chéo không bình thường của các crômatit.

- Tác nhân virut: Một số virut gây đột biến NST.

 VD: Virut Sarcoma và Herpes gây đứt gãy NST.


3. Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Dưới đây là các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gặp:

- Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể: Mất đoạn

+ Làm mất từng loại NST, mất đầu mút hoặc mất đoạn giữa NST. Làm giảm số lượng gen trên NST.

+ Mất đoạn có thể xảy ra ở tế bào sinh dưỡng hay ở tế bào sinh dục.

- Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể: Lặp đoạn

+ Là một đoạn của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên NST.

+ Cơ chế phát sinh lặp đoạn là do sự trao đổi chéo không cân giữa 2 trong 4 cromatit của cặp NST tương đồng hoặc gữa 2 cromatit của cùng 1 NS

- Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể: Đảo đoạn

+ Đoạn NST bị đứt ra rồi đảo ngược lại 180°, có thể chứa tâm động hoặc không chứa tâm động. Làm thay đổi trình tự gen trên NST.

- Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể: Chuyển đoạn

+ Là sự trao đổi đoạn trong 1 NST hoặc giữa các NST không tương đồng.

+ Trong đột biến chuyển đoạn giữa các NST một số gen trong nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.


4. Ý nghĩa:

-  Với tiến hoá: Cấu trúc lại hệ gen → cách li sinh sản → hình thành loài mới.

-  Với di truyền học: xác định vị trí của gen trên NST qua nghiên cứu mất đoạn NST → Lập bản đồ gen.

-  Với chọn giống: Ứng dụng tổ hợp các gen trên NST → tạo giống mới.

- Cơ chế chung của ĐBCTNST: Các tác nhân gây đột biến phá vỡ cấu trúc NST→dẫn đến sự thay đổi trình tự và số lượng các gen, làm thay đổi hình dạng NST.

icon-date
Xuất bản : 19/03/2022 - Cập nhật : 23/03/2022