logo

Ví dụ của thành phần gọi đáp

Thành phần biệt lập trong câu không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu nhưng có tác dụng giúp người đọc, người nghe hiểu được câu chuyện. Có 4 loại thành phần biệt lập là: thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú. Để tìm hiểu chi tiết hơn về thành phần hỏi đáp, hãy cùng Toploigiai tìm hiểu ví dụ về thành phần gọi đáp qua nội dung bài viết dưới đây!


1. Thành phần biệt lập là gì? Các loại thành phần biệt lập

Thành phần biệt lập là thành phần nằm trong cấu trúc câu nhưng lại không tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa của câu. Nó nằm hoàn toàn tách biệt để chỉ ý riêng nhưng cũng không phải là thừa. Trong ngôn ngữ tiếng việt, chúng ta thường dễ thấy mọi người sử dụng câu có thành phần biệt lập.

Đó như thành phần khiến cho câu trở nên đặc biệt, nổi bật hơn, đồng thời diễn đạt ý của người nói rõ ràng và gây chú ý với người nghe. Bạn cần nhận biết rõ và hiểu về chúng để sử dụng trong từng trường hợp cụ thể.

Thứ nhất: Thành phần gọi đáp

Thành phần trong câu dùng để gọi đáp, có tác dụng duy trì và tạo lập các mối quan hệ của chủ thể được nhắc tới trong câu gọi là thành phần biệt lập gọi đáp. Nó không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa trong câu.

ví dụ: + Linh ơi, cậu cho tớ mượn quyển sách nhé.

Ơi là thành phần biệt lập gọi đáp.

Thứ hai: Thành phần phụ chú (ghi chú)

Trong một câu có các thành phần được thêm vào để giải thích, liệt kê hoặc bổ sung thêm thông tin cho sự việc được rõ hơn gọi là thành phần phụ chú trong câu.

Ví dụ: Bác Hồ Người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Sau hai từ Bác Hồ là dấu gạch ngang, dấu gạch ngang này chính là thành phần phụ chú thể hiện rằng cụm từ Người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam sau dấu gạch ngang là thông tin nổi bật để miêu tả về Bác.

Thứ ba: Thành phần tình thái

Thành phần tình thái là thành phần được dùng trong câu để thể hiện cách nhìn nhận sự việc của người nói được nhắc tới trong câu.

Các mức độ tin cậy của sự việc được thể hiện theo mức độ tăng dần qua một số từ ngữ:

Dường như/ hình như/ Có vẻ như/ Có lẽ/ Chắc là/ Chắc hẳn/ Chắc chắn.

Ví dụ: Có lẽ, hôm nay trời sẽ mưa.

+ Có vẻ như bạn rất thích quyển sách này.

Thứ tư: Thành phần cảm thán

Thành phần cảm thán là thành phần biệt lập được sử dụng trong câu để bộc lộ các cảm xúc, tâm lý của người nói đối với sự vật, sự việc được nhắc tới trong câu.

Tâm lý của người nói có thể là vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sốc…

Ví dụ: Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta, như vợ như chồng

Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông

(Sao chiến thắng Chế Lan Viên)

Từ ôi trong đoạn thơ có tác dụng thể hiện cảm xúc của tác giả, từ ôi không diễn đạt nội dung của câu thơ. Khi thêm từ ôi vào trong câu ta có thể cảm nhận được tình yêu đất nước da diết của tác giả, nó góp phần làm cho câu thơ trở nên hay và giàu cảm xúc hơn.

ví dụ của thành phần gọi đáp

2. Thành phần gọi đáp là gì?

Thành phần gọi đáp là một thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp qua đó cũng thể hiện được thái độ của người nói (viết) với người nghe (người đọc). Thành phần gọi đáp không tham gia vào diễn đạt nghĩa của sự việc, chỉ có tác dụng phân chia vai vớ.

Dấu hiệu nhận biết thành phần gọi đáp là các từ ngữ gọi đáp như: này, dạ, thưa, ơi, thưa ông, thưa bà…

ví dụ của thành phần gọi đáp

Ví dụ 1: Thưa mẹ, con đi học về ạ! Thành phần cảm thán trong câu là Thưa mẹ

Ví dụ 2: Mày ơi, đi căn cơm với tao đi! Thành phần cảm thán trong câu là Mày ơi

Đặc điểm của thành phần biệt lập gọi đáp

– Thành phần gọi đáp sẽ được dùng để tạo lập hoặc duy trì 1 quan hệ giao tiếp. Nó không tham gia vào diễn đạt ý nghĩa của sự việc và chỉ có tác dụng phân chia vai vế.

– Nếu trong câu có các từ như là “này”, “dạ”, “ơi”, “thưa”,…nhưng các từ này sẽ không có nghĩa diễn đạt nội dung cho câu thì đó là thành phần gọi đáp của câu.

– Lưu ý: Chúng ta cần phân biệt rõ ràng vai vế, địa vị và mối quan hệ xuất hiện trong câu trước khi sử dụng các thành phần gọi đáp để có thể hợp lý nhất.

Ví dụ về thành phần gọi đáp

Ví dụ:

Hương ơi, cậu lấy giùm tớ chiếc cặp với nhé!

“Ơi” ở đây chính là thành phần biệt lập gọi đáp, là từ được thêm vào sau danh từ để thể hiện việc người nói gọi người nghe trả lời. Nếu tách riêng thành phần này không có nghĩa nhưng lắp vào câu thì lại làm tăng giá trị và giúp người nghe hiểu rõ ý hơn.

Hãy gọi cho tôi khi có nhu cầu mua hàng nhé!

“Hãy” ở đây là hành động kêu gọi, không có ý nghĩa khi đặt riêng nhưng đưa vào trong câu lại tạo lên ý nghĩa khác biệt. Tạo nên cảm xúc đặc biệt cho người nghe.

Ví dụ: Thưa mẹ, con đi học về ạ! Thành phần gọi đáp trong câu là Thưa mẹ

 Mày ơi, đi căn cơm với tao đi! Thành phần gọi đáp trong câu là Mày ơi

----------------------------------------

Như vậy, vừa rồi các bạn đã cùng Toploigiai tìm hiểu về Ví dụ của thành phần gọi đáp. Hy vọng với những kiến thức liên quan chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập. Trân trọng! 

icon-date
Xuất bản : 23/09/2022 - Cập nhật : 23/09/2022