logo

Kể lại chuyện người con gái Nam Xương theo lời Trương Sinh

Câu trả lời chính xác nhất:

Tôi tên là Trương Sinh hôm nay tôi xin kể lại câu chuyện của gia đình tôi để các bạn có thể lấy chuyện của tôi ra làm tấm gương mà biết cách giữ gìn hạnh phúc gia đình mình đừng để tới khi gia đình tan nát mới cảm thấy hối hận như tôi.

Năm tôi tròn 20 tuổi mẹ tôi có nhờ người mai mối và đem sính lễ hỏi cưới cho tôi một người con gái cùng làng nàng tên là Vũ Thị Thiết. Nàng năm ấy vừa tròn đôi chín, dáng người đoan trang hiền thục, mặt mũi ưa nhìn, tính tình đức hạnh… Khi mẹ hỏi cưới nàng cho tôi tôi mừng lắm vì lấy được người vợ vừa xinh đẹp lại hiền ngoan. Chúng tôi sống với nhau hạnh phúc được một thời gian ngắn, khi Vũ Nương vợ tôi mang thai đứa con đầu lòng thì cũng là lúc tôi phải theo lời kêu gọi của triều đình lên đường đi đánh trận. Ngày chia tay tôi nàng chỉ sụt sùi khóc động viên tôi giữ gìn sức khỏe trở về bình yên để gia đình được đoàn tụ bên nhau. Cha được gần con và vợ được gần chồng.

Chiến tranh giặc giã liên miên nhiều năm liền rồi cũng tan. Tôi được trở về quê nhà nên mừng vui lắm. Nhưng vừa về tới nhà tôi liền nghe tin dữ rằng mẹ tôi vì nhớ thương tôi mà đau bệnh qua đời cách đây mấy năm. Tôi buồn lắm bồng đứa con trai của mình đi thăm mộ bà nội nó, nhưng con trai tôi nhất định không chịu theo tôi. Nó bảo tôi không phải là ba nó, ba của nó đêm nào cũng tôi. Khi nghe con trẻ nói vậy tôi bực mình lắm, máu ghen trong người tôi sôi lên sùng sục. Vợ tôi thì nổi tiếng xinh đẹp nên việc nàng có người để ý chẳng phải chuyện khó khăn gì, nên tôi ngay lập tức tin lời con trai về nhà đuổi vợ ra khỏi nhà. Tôi còn nặng lời sỉ nhục nàng ấy khiến nàng ấy chạy ra khỏi nhà và đi đâu tôi không biết.

Chỉ cho tới khi tôi nghe có người trong làng hớt hải chạy về báo với tôi rằng “Trương Sinh ơi! Tôi thấy vợ cậu Vũ Nương nàng ấy nhảy xuống sông tự vẫn rồi” người hàng xóm đó còn kể cho tôi nghe những gì mà vợ tôi đã làm cho mẹ tôi khi bà đau ốm, mà tôi thì vắng mặt không có ở nhà. Người đó nói rằng tôi là người có phúc lắm mới lấy được Vũ Nương làm vợ, nhưng tôi không biết trân trọng vợ của mình. Khi nghe những lời đó tôi thấy hối hận lắm, cảm thấy bàng hoàng trước hành động quyết liệt của vợ mình. Tôi không thể ngờ được Vũ Nương nàng ấy lại phản ứng mạnh mẽ tới như vậy. Trong lúc nóng giận tôi đuổi nàng ấy đi nàng ấy chỉ việc về nhà mẹ đẻ chờ tôi nguôi giận tìm hiểu ngọn ngành rồi đón nàng ấy về nhà. Vậy mà nàng ấy lại chọn cái chết để chứng minh nỗi oan khuất của mình. Tôi đau xót lắm.

Buổi tối nhiều đêm tôi không thể nào chợp mắt được con thơ đòi mẹ, hình ảnh vợ tôi cứ hiện về ám ảnh tâm trí của tôi. Tôi ngồi trước chiếc đèn soi bóng mình trên vách, thì đúng lúc đó con tôi tỉnh giấc nó vui vẻ bảo tôi “ba tôi đó” đến lúc này tôi mới hiểu ra người ba đêm nào cũng tới của con trai tôi chính là chiếc bóng của mẹ nó mà thôi. Tôi ôm mặt khóc rưng rức nhưng đã quá muộn rồi vợ tôi đã chết không sống lại được nữa.

Trong làng tôi đang sống có người đàn ông làm nghề kéo lưới tên Phan Lang ông ta rơi xuống sông không chết, sau khi tỉnh lại ông ta đến nhà gặp tôi bảo rằng ông ấy gặp vợ tôi ở dưới thủy cung. Vợ tôi Vũ Nương mong tôi lập đàn giải oan cho nàng ấy siêu thoát. Tôi nghe theo lời căn dặn của vợ lập đàn giải oan cho vợ của mình, trong làn sương mờ ảo hư thực tôi thấy vợ tôi Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa võng lọng bay lên trời không về với tôi và con trai nữa.

Hôm nay, tôi kể câu chuyện của mình mong các bạn hãy biết trân trọng tình cảm gia đình của mình, đã lấy nhau thì nên tin tưởng vào nhau đừng ghen tuông nghi kỵ để rồi ân hận như tôi suốt đời.

Kể lại chuyện người con gái Nam Xương theo lời Trương Sinh cùng một số kiến thức mở rộng về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương , Toploigiai đã mang tới bài mở rộng sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Đôi nét về tác giả Nguyễn Dữ

- Nguyễn Dữ - có sách phiên âm là Nguyễn Tự (chưa rõ năm sinh - năm mất).

- Người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

- Ông là học trò của Tuyết Giang Phu Tử - Nguyễn Bỉnh Khiêm.

- Ông sống ở thế kỉ XVI là thời kì triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc Trịnh tranh giành quyền bính, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài.

- Nguyễn Dữ là một người học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan có một năm rồi xin về quê nuôi mẹ già và viết sách, sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời khác.

>>> Tham khảo: Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương để làm sáng tỏ nhận định Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương


2. Nội dung tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

Chuyện người con gái Nam Xương kể về Vũ Nương (Vũ Thị Thiết), một người con gái nết na, đức hạnh lại thêm tư dung tốt đẹp. Trương sinh mến vẻ đẹp của Vũ Nương bèn mang trăm lạng vàng cưới về. Chẳng bao lâu, Trương Sinh đi lính, Vũ Nương ở nhà sinh một đứa con trai đặt tên là Đản. Mẹ Trương sinh cũng vì nhớ con mà dần sinh ốm, mặc dù Vũ Nương hết sức thuốc thang, chăm sóc nhưng bà vẫn không qua khỏi. Trương Sinh đi lính về, bé Đản không nhận cha. Nghe con nói tối nào cha cũng đến, Trương Sinh cho rằng vợ mình mất nết bèn đánh đuổi Vũ Nương. Vũ Nương cố gắng thanh minh nhưng không được nên đành gieo mình xuống xông Hoàng Giang để giữ sự trong sạch. Vũ Nương được Linh Phi cứu và sống dưới thủy cung. Ở đây nàng đã gặp Phan Lang - người cùng làng. Nàng đã nhờ Phan Lang nhắn gửi với Trương Sinh lập đàn giải oan cho mình. Nghe lời Phan Lang, Trương Sinh lập đàn giả oan, Vũ Nương hiện về nói lời tạ từ rồi biến mất.

Kể lại chuyện người con gái Nam Xương theo lời Trương Sinh

3. Tác phẩm

Xuất xứ

“Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc tác phẩm Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI. Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”, là thiên thứ 16 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục

Ý nghĩa nhan đề

- Truyền kỳ: thể loại văn viết bằng chữ Hán có nguồn gốc từ Trung Quốc, thịnh hành từ thời Đường. Các nhà văn nước ta về sau đã tiếp nhận thể loại này để viết những tác phẩm phản ánh cuốc sống và con người của đất nước mình.

- Mạn lục: ghi chép tản mạn những truyện kỳ lạ vẫn được lưu truyền

- Chuyện người con gái Nam Xương:

+ Câu chuyện kể về người phụ nữ ở Nam Xương

+ Đây không chỉ là câu chuyện của riêng Vũ Nương mà còn là câu chuyện chung của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

Bố cục

Truyện gồm 3 phần:

+ Phần 1 (Từ đầu → như mẹ đẻ): Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương; sự xa các vì chiến tranh và phẩm hạnh của Vũ Nương.

+ Phần 2 (Từ qua năm sau → đã qua rồi): Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.

+ Phần 3 (còn lại): Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động Linh Phi. Vũ Nương được giả oan.

>>> Tham khảo: Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương ngắn gọn

Kể lại chuyện người con gái Nam Xương theo lời Trương Sinh

4. Giá trị nội dung và và giá trị nghệ thuật

Giá trị nội dung

- Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam

- Niềm cảm thương cho số phận bi kịch của người phụ nữ đồng thời lên án các lễ giáo phong kiến, các hủ tục hà khắc trong xã hội đương thời.

Giá trị nghệ thuật

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt là chi tiết chiếc bóng → tạo nên tính bất ngờ, tăng thêm tính bi kịch.

- Xây dựng nhân vật (qua lời nói, hành động)

- Sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ; yếu tố kỳ ảo.

--------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về Kể lại chuyện người con gái Nam Xương theo lời Trương Sinh. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 23/09/2022 - Cập nhật : 23/09/2022