Phương châm hội thoại là các quy định, nguyên tắc bắt buộc mà người tham gia hội thoại cần làm theo và tuân thủ. Đáp ứng các yêu cầu này thì cuộc giao tiếp mới được xem là thành công. Để dễ dàng lấy 10 ví dụ phương châm về lượng và phương châm về chất, Toploigiai mời bạn cùng tìm hiểu về phương châm về lượng và phương châm về chất trong bài viết dưới đây nhé!
- Chị có thấy con mèo đáng yêu và dễ thương của tôi nó đang ở đâu không?
- Chó là một động vật nuôi phổ biến ở Việt Nam
- Cậu đi học bơi ở đâu đấy? – Tất nhiên là học bơi ở dưới nước rồi.
- Cậu ngủ lúc mấy giờ? – Tớ ngủ khi trời tối
- Chim là loài động vật có cánh nên chúng biết bay.
- Vượn cổ là tổ tiên của loài người vì chúng phát triển thành con người. (đã là tổ tiên loài người thì sẽ phát triển thành con người)
- Chuyện này là bí mật, cậu nhớ giữ kín nhé! (bí mật có nghĩa là giữ kín không nói với ai)
- Nhà hàng này bán hải sản biển ngon tuyệt (thừa từ biển vì hải sản tức là các sinh vật dinh sống dưới biển)
Ví dụ 1:
Hôm qua, Hoa bị ốm không thể đến lớp, trùng hợp thay, hôm qua có cô giáo dạy Văn đến dạy lớp Hoa. Hoa hỏi Mai:
- Hôm qua có cô giáo dạy Văn mới đến lớp mình hả? Trông cô như thế nào cậu?
Mai đáp:
- Cô xinh lắm, dáng người cô nhỏ nhắn, mái tóc dài ngang lưng, nụ cười tỏa nắng.
(Trong trường hợp này, Mai đã miêu tả cho Hoa chính xác đặc điểm của cô giáo đến dạy lớp mình. Như vậy, Mai đã tuân thủ phương châm về chất).
Ví dụ 2:
Anh chàng nọ có tính khoác lác đã quen. Một hôm đi chơi về bảo với vợ:
- Này mình ơi! Hôm nay tôi đi vào rừng trông thấy một con rắn, chao ôi, nó to đến là to, dài đến là dài. Bề ngang thì chắc chắn là bốn mươi thước, còn bề dài thì dễ đến hơn trăm thước ý.
Vợ không tin, nhưng cũng định trêu chồng một bữa:
- Tôi nghe người ta nói về rắn dài lạ đã nhiều. Nhưng làm gì có giống rắn dài như anh nói. Tôi nhất định không tin đâu.
Chồng làm như là thật:
- Thật quả có rắn như thế mà. Dài hơn một trăm thước thì chẳng đến, nhưng tám mươi thì nhất định có.
Vợ bĩu môi đáp:
- Cũng chẳng đến đâu!
Chồng cương quyết nói:
- Tôi chắc chắn là nó dài tới sáu mươi thước chứ không ngoa.
Vợ vẫn khăng khăng:
- Vẫn không dài chừng ấy đâu!
Chồng lùi một lần nữa:
- Lần này tôi nói thật nè. Con rắn dài đến bốn mươi thước, không kém một ly.
Vợ bò lăn ra cười:
- Con rắn anh thấy, bề ngang đã chắc chắn là bốn mươi thước, bề dài cũng lại đến bốn mươi thước thì chẳng hoá ra là con rắn vuông à???
(Trong câu chuyện này, nhân vật người chồng đã vi phạm phương châm về chất khi miêu tả thái quá, không đúng về con rắn cho vợ mình nghe và tự biến mình thành trò cười).
Ví dụ 3:
Rao làng…
Ngày trước, dân ngụ cư là kẻ thấp kém nhất trong làng. Cho nên, đến Yên Lược, vừa dựng xong túp lều, Xiển bị bọn lý trưởng bắt ra làm mõ.
Một hôm, lý trưởng thấy một chị hàng bát ngồi đại tiện ở cái bãi rậm đầu làng, liền bắt lấy gánh bát rồi sai Xiển đi mời “làng” ra đình chia phần. Xiển vâng vâng dạ dạ, vác mõ đi, cứ sau một hồi mõ “cốc cốc” lại rao:
- Chiềng làng chiềng chạ! lắng tai mà nghe mõ rao: Cụ lý bắt được mụ hàng bát đại tiện bậy đầu làng, mời “làng” mau ra đình mà chia phần!
Nghe nói chia phần, bao nhiêu chứ sắc, thân hào, vội vã kéo nhau ra đình. Ðến cổng đình, gặp Xiển, ai cũng nhao nhao hỏi:
- Chia phần gì thế mày?
- Con mẹ hàng bát ấy đâu rồi?
- Có nhiều không hả mày?
Xiển lễ phép đáp:
- Bẩm các cụ, con mẹ hàng bát đại tiện bậy đầu làng. Dạ, nhiều lắm ạ, một đống to lù lù thế kia, có lẽ một cụ được đến vài ba bát chứ không ít đâu!
Vừa nói, Xiển vừa chỉ về phía hai cái sọt bát đang để ở hè đình.
(Trong câu chuyện này, nhân vật Xiển đã vi phạm phương châm hội thoại về chất. Khi người làng hỏi để nắm rõ thông tin về sự việc Xiển đang rao làng thì anh lại nó quá, khoa trương lên, không đúng thông tin về người đàn bà hàng bát khiến cho người đọc không thể hình dung đúng được tiến trình sự việc. Nhưng cũng chính chi tiết này đã tạo ra tiếng cười cho câu chuyện và thu hút bạn đọc).
Ví dụ 4:
Hai anh em nhà nọ vào quán ăn cơm. Nhà quán dọn cơm trứng vịt muối cho ăn. Người em hỏi anh:
– Cùng là trứng vịt mà sao quả này lại mặn nhỉ?
– Chú hỏi thế người ta cười cho đấy. – Người anh bảo. – Quả trứng vịt muối mà cũng không biết.
– Thế trứng vịt muối ở đáu ra?
Người anh ra vẻ thông thạo, bảo:
– Chú mày kém thật! Có thế mà cũng không biết. Con vịt muối thì nó đẻ ra trứng vịt muối chứ sao.
(Câu nói của người anh đã không tuân thủ phương châm về chất. Do thiếu hiểu biết nên người anh đã trả lời như vậy và chính vì thế mà truyện gây cười.)
Ví dụ 5:
QUẢ BÍ KHỔNG LỒ
Hai anh chàng đi qua một khu vườn trồng bí. Một anh thấy quả bí to, kêu lên:
– Chà, quả bí kia to thật!
Anh bạn có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng:
– Thế thì đã lấy gì làm to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một lần, tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa.
Anh kia nói ngay:
– Thế thì đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ, một bận tôi trông thấy một cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta.
Anh nói khoác ngạc nhiên hỏi:
-Cái nồi ấy dùng để làm gì mà to vậy?
Anh kia giải thích:
– Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà.
Anh nói khoác biết bạn chế nhạo mình bèn nói lảng sang chuyện khác.
(phê phán thói khoác lác, nói không đúng sự thật)