logo

Tư tưởng triết học của Descartes

icon_facebook

Khi nói đến triết học của Descartes chúng ta không thể không nói đến câu nói nổi tiếng của ông: “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”. Câu nói đã thể hiện khá rõ về tư tưởng triết học của Descartes – chủ nghĩa duy lý hiện đại. Descartes đã khơi dậy chủ nghĩa duy lý và ông cũng là người sáng lập ra khoa học lý thuyết, gợi mở cho nền văn minh phương Tây hiện đại rực rỡ về sau và có thể nhận thấy nền văn minh phương Tây hiện đại ngày nay đã chịu ảnh hưởng lớn từ triết học Descartes. Để hiểu rõ Tư tưởng triết học của Descartes, mời bạn đọc cùng Toploigiai theo dõi nội dung bài viết dưới đây.


1. Descartes là ai?

Descartes tên đầy đủ là René Descartes (tên La-tinh là Cartesius), là một nhà triết học, nhà khoa học và nhà toán học vĩ đại người Pháp. Ông được một số người coi là cha đẻ của chủ nghĩa duy lý cận đại, người sáng lập của triết học hiện đại.

Descartes sinh năm 1596 tại La Haye (ngày nay có tên là Descartes) thuộc tỉnh Touraine. Ông là con của một nghị viên ở Nghị hội thành Rennes. Là con một của gia đình giàu có nên Descartes được theo học ở trường của các hội viên Jésuites (Gia-tô) lập ra dành cho con cháu các nhà quý tộc.

Descartes sớm đã lộ rõ tài năng và tư tưởng về triết học và toán học. Ngoài những môn học cổ điển, ông còn học toán ở các thầy theo trường phái Kinh viện. Bên cạnh đó, Thiên Chúa giáo La Mã cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến suốt cuộc đời Descartes.

Sau đó, ông theo học ngành Luật của trường Đại học Poitiers, tốt nghiệp năm 1616. Tuy nhiên, ông không hành nghề Luật mà ông đã nghe theo lời cha quyết định theo đuổi nghề quân nhân (năm 1617).

Ông phục vụ quân đội trong 4 năm cho hoàng tử Maurice de Nassau, các nhà lãnh đạo của Liên hiệp các tỉnh Hà Lan. Sau đó, ông đã hành hương qua các nước Ý, Pháp và cuối cùng ông chuyển đến sinh sống tại Hà Lan. Tại đây ông quyết định dồn tâm huyết vào triết học, toán học và nghiên cứu khoa học.

Năm 1650, Descartes qua đời do mắc bệnh viêm phổi bởi thời tiết giá lạnh khắc nghiệt của xứ Bắc Âu.

>>> Xem thêm: Phân tích tư tưởng của V.L Lênin về hai quan điểm về sự phát triển?

Tư tưởng triết học của Descartes

2. Những người bạn và đối thủ của Descartes

- Những người bạn: Ngay sau cái chết của mình, Descartes trở thành nguồn cơn cho rất nhiều cuộc thảo luận và vận động. Tại Hà Lan, quê hương thứ hai của Descartes, triết học của ông sớm được đại diện ở Utrecht bởi triết gia Reneri (mất năm 1639) và bác sĩ Regius (mất năm 1679), ở Leyden bởi Jean de Raey, Geulincx và những người khác. Tại Amsterdam, bác sĩ L. Meyer đã tiếp thu những quan điểm của Descartes trong công trình xuất bản vào năm 1666. Phái Descartes ở Pháp gồm có: Claude de Clerselier (mất năm 1686), người đã xuất bản công trình của Descartes sau khi ông mất; bác sĩ Jacques Rohault (mất năm 1675); và Sylvain Régis, người đã thấm nhuần các khái niệm có tính thường nghiệm. Descartes cũng được nhiều giáo sĩ ca ngợi, nhất là những người theo phái Nhà nguyện (ta đã quen thuộc với đức Hồng y Cardinal Bérulle, người sáng lập phái Nhà nguyện và cũng là người bảo trợ cho Descartes) và những người theo phái Jansen của Port Royal. Lôgic học của phái Port Royal, do Antoine Arnauld (mất năm 1694) và Pierre Nicole (mất năm 1695) biên soạn, tận dụng bản thảo của Pascal, có phác thảo chính không gì khác hơn là triết học Descartes. Ngay cả hai vị giáo sĩ nổi tiếng là Giám mục Fenclon và Giám mục Bossuet cũng đưa ra nhận xét có lợi cho thuyết Descartes. Những học thuyết của Descartes được Johann Clauberg (mất năm 1665) du nhập vào Đức, được thầy tu dòng Francis là A ntoine Le Grand (mất năm 1699) du nhập vào Anh và được Michelangelo Fardella (mất năm 1718) – người đã kết hợp  thuyết Augustine với thuyết Descartes và những quan điểm của Malebranche – du nhập vào Ý.

- Những đối thủ: Trong những đối thủ được kể đến của ông có nhà nguyên tử luận Gassendi; triết gia duy vật và duy danh Hobbes; giáo sư thần học giáo điều Tin lành tại Utrecht là Voetius (mất 1676), người có khuynh hướng thiên về triết học Aristotle; các giáo sĩ dòng Tên; Giám mục Daniel Huet (mất năm 1721); và triết gia người Anh theo trường phái Phato-mới Henry More (mất năm 1687). Cuối cùng, vấn đề vượt quá tầm kiểm soát đến mức triết học Descartes bị đặt ra ngoài vòng pháp luật vào năm 1643 tại Utrecht và năm 1648 tại Leyden. Năm 1656, Hà Lan đã ban hành lệnh cấm giảng dạy triết học của ông; năm 1663, Rome liệt kê các tác phẩm của ông vào danh mục cấm.

>>> Xem thêm: Phân tích khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh


3. Tư tưởng triết học của Descartes

Nền triết học phương Tây ra đời vào giai đoạn 600 – 430 trước Công nguyên và trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm cùng với lịch sử của nhân loại. Tuy nhiên đến thời Descartes triết học đã bước sang một giai đoạn mới. “Hegel, nhà triết học Đức đã đánh giá vai trò triết học của Descartes là “đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết học” Tây Âu thời Cận đại. Có nghĩa là “Ông đã tạo ra một bước rẽ, một bước ngoặt trong hành trình phát triển của triết học Tây Âu.” Sự ảnh hưởng không nhỏ bởi dòng tư tưởng triết học duy lý của René Descartes là một thành tựu tư tưởng lớn không chỉ của nước Pháp thế kỷ XVII mà còn của cả nhân loại, trở thành một phong cách, một lối sống đặc trưng cho xã hội Tây phương .

Trong suốt dòng lịch sử triết học nhân loại, nhất là nền triết học phương Tây, người ta khó tìm thấy được nơi bất cứ một triết gia nào khác đã có được một câu nói có thể đi sâu vào ý thức của tầng lớp đại chúng, dù thuộc về triết học hay không, như câu nói “Cogito ergo sum” (Tôi tư duy nên tôi hiện hữu; nghĩa là: Vì tôi tư duy nên tôi biết mình hiện hữu) của nhà triết học René Descartes. “Tôi tư duy tức là tôi hiện hữu” – câu nói bất hủ và cũng là nguyên lý chính trong học thuyết của ông - triết học duy lý với tinh thần hoài nghi – một nguyên lý triết học đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong lối tư duy lý tính của người phương Tây, thậm chí trở thành một phong cách sống của con người hiện đại.

Triết học hiện đại thường được xem là được khởi đầu từ nghiên cứu của René Descartes. Nghiên cứu của ông đã chịu ảnh hưởng lớn từ các trao đổi của ông với các nhà triết học khác. Ví dụ, sự thúc giục của Pierre Gassendi và Công chúa Elizabeth xứ Bohemia đã làm Descartes cố gắng thiết lập các câu trả lời có sức thuyết phục hơn cho vấn đề tâm-thân (mind-body problem).

Descartes muốn áp dụng phương pháp quy nạp hợp lý của khoa học, nhất là của toán học, vào triết học. Trước đó, triết học bị chi phối bởi phương pháp của phái Kinh viện, vốn hoàn toàn dựa theo sự so sánh và đối chiếu với quan điểm của nhà cầm quyền. Bác bỏ phương pháp này, Descartes cho rằng "Trong khi tìm kiếm con đường thẳng đi đến chân lý, chúng ta không cần phải quan tâm tới những gì mà chúng ta không thể thấu đáo một cách chắc chắn như việc chứng minh bằng đại số và hình học". Qua đó ông chỉ ra rằng "không điều gì được xem là đúng cho đến khi nền tảng để tin rằng nó đúng được thiết lập". Sự chắc chắn duy nhất làm điểm xuất phát cho các nghiên cứu của ông được ông bày tỏ bằng câu nói nổi tiếng "Cogito, ergo sum", (tiếng Latinh, "Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại"). Từ tiên đề cho rằng ý thức rõ ràng về tư duy của ông chứng minh rằng ông tồn tại, Descartes kết luận là Chúa tồn tại. Chúa, theo triết học Descartes, đã tạo ra hai loại chất để tạo nên toàn bộ vạn vật. Loại thứ nhất là chất suy nghĩ, tức tinh thần, loại thứ hai là các chất mở rộng, tức thân thể.

Trong tiếng Pháp, tính từ cartésien (hoặc cartésienne - dạng giống cái) dùng để chỉ những nhân cách có xu hướng tư duy logic hơn là cả tin. Cartésien có từ nguyên là tên của Descartes. Tiếng Anh cũng có tính từ cartesian với ý nghĩa tương đương.

Qua đó, ta có thể hiểu được phần nào về Tư tưởng triết học của Descartes.

----------------------------

Như vậy, qua bài viết Toploigiai đã giải đáp câu hỏi Tư tưởng triết học của Descartes và cung cấp kiến thức về Descartes và Tư tưởng triết học của ông. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích trong học tập, chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 29/07/2022 - Cập nhật : 29/07/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads