Mục tiêu của doanh nghiệp cạnh tranh là tối đa hóa lợi nhuận, với lợi nhuận được tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ tổng chi phí. Bài viết này chúng ta sẽ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Mời bạn cùng tham khảo các thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường trong đó có nhiều người mua, nhiều người bán và không người mua, người bán nào có thể ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
Nhiều người mua và nhiều người bán. Trong thị trường này, có một số lượng lớn doanh nghiệp hoạt động độc lập với nhau. Mỗi doanh nghiệp và người mua nhỏ (nguyên tử) đến mức không tác động được tới giá thị trường của hàng hoá hoặc dịch vụ. các hãng cạnh tranh hoàn hảo là những người chấp nhận giá bởi vì mỗi một hãng cá biệt trên trên thị trường là quá nhỏ so với toàn bộ thị trường nên hãng không thể gây ảnh hưởng đến giá thị trường của hàng hoá hay dịch vụ hãng sản xuất ra khi thay đổi sản lượng của hãng. Tất nhiên, nếu tất cả các nhà sản xuất hành động cùng nhau, những thay đổi về số lượng chắc chắn sẽ tác động đến giá thị trường. Nhưng nếu là cạnh tranh hoàn hảo thì mỗi nhà sản xuất là quá nhỏ nên sự thay đổi của từng nhà sản xuất sẽ đều không quan trọng.
Sản phẩm đồng nhất. Đặc trưng này hàm ý sản phẩm mà các doanh nghiệp cạnh tranh chào bán giống hệt nhau, cả về các thuộc tính vật chất và quan niệm của người mua, do đó người mua không ưa thích sản phẩm của một doanh nghiệp nào đó hơn sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Điều kiện này đảm bảo rằng những người mua bàng quan với hãng sản xuất ra sản phẩm họ mua. Những sự khác biệt sản phẩm, cho dù là thực hay ảo, là không thể xảy ra trong cạnh tranh hoàn hảo.
Tự do gia nhập và rời bỏ thị trường. Đặc trưng này có nghĩa là không có bất kỳ hàng rào hay trở ngại nào đối với sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới hoặc sự tự rời bỏ thị trường của các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường.
Hiểu biết và tính cơ động hoàn hảo. Người mua và người bán hiểu rõ và đầy đủ về thị trường; tất cả người mua đều có thể tiếp cận người bán mà không gặp trở ngại gì.
Trong ngắn hạn:
Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp là: MR=MC
Trong đó:
+ MR: doanh thu biên/Marginal revenue
+ MC: chi phí biên/Marginal cost
Đối với doanh nghiệp CTHH, không phải mọi mức sản lượng có MR = MC, doanh nghiệp
CTHH đều tối đa hóa lợi nhuận. Mà doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận tại điểm mà đường doanh thu biên cắt với chi phí biên khi MC có độ dốc dương hay đang đi lên. Trên đồ thị chúng ta có thể thấy được là điểm B
Khi giá thị trường P>ATCmin ta xác định được mức sản lượng trên thị trường là Q*
Doanh thu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là:
TR=P ×Q=SOPBQ*
Tổng chi phí của doanh nghiệp :
TC=ATC ×Q*
→ π =TR−TC=SOPBQ*−SOFEQ*=SEFPB>0
Vậy lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được (khi giá thị trường P0 > ATCmin) là dương hay doanh nghiệp kinh doanh có lãi, tức là doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế dương
Trong dài hạn:
Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp là: MR=MC=PB
Trong dải hạn, doanh nghiệp sẽ nhập ngành khi có lợi nhuận kinh tế dương và rời khỏi ngành khi lợi nhuận kinh tế âm
Lợi nhuận: π = TR – TC --> π max khi (π)’ = 0
(π)’ = TR’ – TC’ = MR – MC = 0 --> MR = MC = P
Vậy hãng cạnh tranh không sản xuất nếu giá thấp hơn chi phí biến đổi trung bình tối thiểu. Khi sản xuất, hãng tối đa hóa lợi nhuận bằng việc lựa chọn mức sản lượng ở đó giá bằng chi phí biên, ở mức sản lượng này, lợi nhuận là số dương nếu giá cao hơn chi phí trung bình. Hãng có thể sản xuất và chỉ lỗ trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu hãng dự kiến sẽ tiếp tục bị lỗ trong dài hạn thì nên rời bỏ kinh doanh. Đóng cửa được dùng để chỉ quyết định ngắn hạn trong đó doanh nghiệp không sản xuất gì cả trong một thời kỳ nhất định do điều kiện hiện tại của thị trường không thuận lợi. Rời bỏ được dùng để chỉ quyết định dài hạn của doanh nghiệp về việc rút khỏi thị trường. Quyết định ngắn hạn và dài hạn khác nhau vì hầu hết các doanh nghiệp không thể tránh được chi phí cố định trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn họ lại làm được điều đó. Nghĩa là doanh nghiệp tạm thời đóng cửa vẫn chịu chi phí cố định trong khi doanh nghiệp rời bỏ thị trường có thể tiết kiệm được cả chi phí cố định và chi phí biến đổi
--------------------
Trên đây là một vài thông tin về thị trường cạnh tranh hoàn hảo và cách để tối đa hóa lợi nhuận trong cạnh tranh hoàn hảo. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những đặc trưng của thị trường phổ biến này.