Thực chất bước chuyển cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện là thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phép biện chứng trong một hệ thống triết học. C.Mác và Ph.Ăngghen, đã khắc phục tính chất trực quan, siêu hình của chủ nghĩa duy vật cũ và khắc phục tính chất duy tâm, thần bí của phép biện chứng duy tâm, sáng tạo ra một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị, đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng.
A. Thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phép biện chứng trong một hệ thống triết học
B. Thống nhất giữa triết học của Hêghen và triết học của Phoi-ơ-bắc
C. Phê phán chủ nghĩa duy vật siêu hình của Phoi-ơ-bắc
D. Phê phán triết học duy tâm của Hêghen.
Trả lời:
Đáp án đúng: A. Thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phép biện chứng trong một hệ thống triết học
Thực chất bước chuyển cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện là thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phép biện chứng trong một hệ thống triết học.
Sự ra đời của triết học Mác vào những năm 40 của thế kỷ XIX đã được thừa nhận là một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học. Cuộc cách mạng này đã đưa triết học nhân loại từ thời kỳ chủ yếu là “giải thích thế giới” sang thời kỳ không chỉ “giải thích thế giới”, mà còn “cải tạo thế giới”. Rõ ràng là, với sự ra đời của triết học Mác, lịch sử triết học của nhân loại đã chuyển sang một thời kỳ mới về chất.
Không thể nào hiểu được chủ nghĩa Mác và trình bày đầy đủ được chủ nghĩa Mác, nếu không chú ý đến toàn bộ những tác phẩm của Ăng-ghen”. Đúng vậy, C. Mác và Ph. Ăng-ghen hai người mà như một, nên khi nói đến C. Mác mà không nói đến Ph. Ăng-ghen sẽ là không đầy đủ.
Thực chất bước chuyển cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện là thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phép biện chứng trong một hệ thống triết học.
C.Mác và Ph.Ăngghen, đã khắc phục tính chất trực quan, siêu hình của chủ nghĩa duy vật cũ và khắc phục tính chất duy tâm, thần bí của phép biện chứng duy tâm, sáng tạo ra một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị, đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Ở triết học Mác, tính đảng và tính khoa học thống nhất hữu cơ với nhau. Triết học Mác mang tính đảng là triết học duy vật biện chứng đồng thời mang bản chất khoa học và cách mạng. Càng thể hiện tính đảng - duy vật biện chứng triệt để, thì càng mang bản chất khoa học và cách mạng sâu sắc, và ngược lại.
Triết học Mác ra đời cũng đã chấm dứt tham vọng ở nhiều nhà triết học muốn biến triết học thành "khoa học của mọi khoa học", xác lập đúng đắn mối quan hệ giữa triết học với khoa học cụ thể. Trên thực tế, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng lí luận triết học của mình trên cơ sở khái quát các thành tựu của khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Ph.Ăngghen đã vạch ra rằng, mỗi lần có phát minh vạch thời đại, ngay cả trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, thì chủ nghĩa duy vật không trách khỏi phải thay đổi hình thức của nó. Đến lượt mình, triết học Mác ra đời đã trở thành thế giới quan khoa học và phương pháp luận chung cần thiết cho sự phát triển của mọi khoa học cụ thể. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học ngày nay càng chứng tỏ sự cần thiết phải có tư duy biện chứng duy vật và ngược lại, chỉ có dựa trên những thành tựu của khoa học hiện đại để phát triển thì triết học Mác mới không ngừng nâng cao được sức mạnh "cải tạo thế giới" của mình.
Câu 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng có mối quan hệ như thế nào với nhau?
A. Liên quan chặt chẽ.
B. Liên hệ mật thiết.
C. Thống nhất hữu cơ.
D. Mâu thuẫn, bài trừ nhau.
Đáp án: D
Câu 2: Tư tưởng căn bản của thế giới quan duy vật là
A. Nguồn gốc của thế giới là vật chất
B. Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau
C. Ý thức là cái phản ánh của vật chất
D. Ý thức có tác động trở lại đối với vật chất
Đáp án: A
Câu 3: Phương án nào dưới đây là quan điểm của thế giới quan duy tâm về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?
A. Vật chất là cái có trước và quyết định ý thức.
B. Ý thức là cái có trước và sản sinh ra giới tự nhiên.
C. Vật chất và ý thức cùng xuất hiện.
D. Chỉ tồn tại ý thức.
Đáp án: B
Câu 4: Quan điểm thế giới quan duy tâm về sự vật hiện tượng là
A. Bất biến
B. Không ngừng biến đổi
C. Xã hội biến đổi theo ý chủ quan của con người
D. Cả A và C đúng
Đáp án: A
Câu 5: Triết học Mác được coi là chủ nghĩa duy vật biện chứng vì trong triết học Mác là:
A. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau.
B. Thế giới quan duy tâm và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau.
C. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận siêu hình thống nhất hữu cơ với nhau.
D. Thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình thống nhất hữu cơ với nhau.
Đáp án: A
---------------------------------
Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn trả lời câu hỏi Thực chất bước chuyển cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện là nội dung nào sau đây? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.