logo

Từ đồng nghĩa với xóm làng

Câu trả lời đúng nhất:  

Từ đồng nghĩa với từ xóm làng: xóm làng, làng quê, làng xóm, làng bản, thôn bản,....

Để hiểu rõ thêm về từ đồng nghĩa mời các bạn cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!


1. Khái niệm và phân loại từ đồng nghĩa

Khái niệm: Từ đồng nghĩa là một khái niệm khá quen thuộc đối với học sinh cũng như các bậc cha mẹ. Nhưng để hiểu theo một cách đầy đủ nhất thì từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc chỉ gần giống nhau. Ở một vài trường hợp, từ đồng nghĩa còn có thể thay thế hoàn toàn cho nhau tuy nhiên cần phải cân nhắc về sắc thái biểu cảm.

Phân loại từ đồng nghĩa:

- Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.

+ Ví dụ: Mẹ – má, bố – ba – cha

- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.

+ Ví dụ: chết – hi sinh (hy sinh mang ý nghĩa trang trọng, thiêng liêng hơn).

Lưu ý: Đối với từ đồng nghĩa không hoàn toàn, tuy các từ có nghĩa tương đương nhau nhưng lại mang sắc thái biểu thị khác nhau. Khi viết tập làm văn, học sinh hãy thật lưu ý khi lựa chọn từ nào cho phù hợp với văn cảnh, đối tượng.


2. Phân biệt giữa từ đồng nghĩa với từ trái nghĩa

Với khái niệm vô cùng đơn giản: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. 

Ví dụ: Thật thà - dối trá, vui vẻ - buồn bã, hiền lành - hung dữ, nhanh nhẹn - chậm chạp, nhỏ bé - to lớn, cao - thấp,... Trong đó, được phân loại thành từ trái nghĩa hoàn toàn và từ trái nghĩa không hoàn toàn.

- Từ trái nghĩa hoàn toàn: Thường là những từ có nghĩa trái nhau trong mọi hoàn cảnh. Chẳng hạn: Thông minh - ngốc nghếch, sống - chết, cao - thấp,...

- Từ trái nghĩa không hoàn toàn: Là những từ có nghĩa tuy trái nhau nhưng chỉ trong các trường hợp nhất định chứ không chỉ mọi hoàn cảnh. Ví dụ: cao chót vót - sâu thăm thẳm (Ở đây, từ cao không hẳn trái nghĩa với sâu nhưng trong hoàn cảnh này thì cao chót vót được hiểu là trái nghĩa với sâu thăm thẳm).


3. Phân biệt từ đồng nghĩa với từ nhiều nghĩa

Từ nhiều nghĩa trong tiếng Việt là từ có một nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển, có mối liên hệ với nghĩa gốc. 

Ví dụ: Từ ăn

- Ăn cơm: nghĩa gốc, hành động đưa thức ăn vào cơ thể để duy trì sự sống

- Ăn cưới: đi tham dự lễ cưới và ăn uống nhân dịp lễ cưới

- Ăn ảnh: vẻ đẹp được tôn lên đẹp hơn trong tấm ảnh

- Ăn khách: “bộ phim ăn khách”, thể hiện sự thu hút, hấp dẫn của một tác phẩm nào đó.


4. Bài tập về từ đồng nghĩa

Bài 1: Tìm lỗi sai trong những câu sau và tìm từ thay thế phù hợp

Mấy cây phượng trên phố nở hoa đỏ ửng

Dòng sông quê em chảy rất hiền lành

Mùa xuân về, cây cối đều sinh thành nảy nở.

Đáp án:

Thay từ đỏ ửng thành đỏ chói, đỏ rực. Từ “đỏ ửng” gợi sắc thái đỏ hồng lên, trông dịu nhẹ, gây cảm giác ưa nhìn, thường dùng để miêu tả đôi má hồng. Trong khi từ đỏ rực, đỏ chói, thể hiện sự rực lên, đỏ rực rỡ đến chói mắt.

Thay từ hiền lành thành hiền hòa. Từ hiền lành thường được sử dụng để miêu tả tính cách con người trong khi từ hiền hòa thường dùng để chỉ sự vật, với con sông để diễn tả dòng chảy nhẹ nhàng.

Thay từ sinh thành thành sinh sôi. Sinh thành thường dùng cho con người. Sinh sôi nảy nở dùng cho cây cối, sự vật.

Bài 2: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ dưới đây

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao 

                                                                     (Nguyễn Khuyến)

Trăm năm còn có gì đâu

Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì 

                                                                                                                  (Cung oán ngâm khúc_Nguyễn Gia Thiều)

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời

Bao cô thôn nữ hát trên đồi 

                                                                                                                    (Mùa xuân chín_Hàn Mặc Tử)

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

                                                                                                     (Chinh Phụ ngâm_Đặng Trần Côn)

Dường như chưa có buổi chiều nào

Xanh như buổi chiều nay, xanh ngút mắt

                                                                                                         (Ở giữa cây với nền trời_Thi hoàng)

Trả lời: 

Màu xanh trong những câu thơ trên như: xanh ngắt, xanh tươi, xanh rì, xanh xanh, xanh ngút mắt là những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Mỗi từ “xanh” trong mỗi câu thơ, lại có sắc thái biểu cảm khác nhau, cụ thể:

+ xanh ngắt: xanh thuần một màu trên diện rộng, màu đậm, dày hơn những màu xanh thông thường

+ xanh rì: màu xanh đậm và đều màu, thường dùng để miêu tả màu của cỏ cây rậm rạp

+ xanh tươi: màu xanh tươi tốt, tràn đầy sức sống

+ xanh xanh: màu xanh trải dài 

+ xanh ngút: màu xanh vươn lên cao

Bài 3: Hãy tìm ít nhất 3 cụm từ đồng nghĩa ứng với các từ: Đẹp, to lớn, học tập

Trả lời:

- Đối với từ đẹp: Đẹp đẽ, mỹ lệ, xinh tươi, xinh xắn, tươi đẹp,...

- Đối với từ to lớn: Vĩ đại, to tướng, khổng lồ, hùng vĩ,...

- Đối với từ học tập: Học hỏi, học hành, học,...

Bài 4: Đặt một câu ngắn với các cụm từ đã tìm được ở bài tập 3

Trả lời:

- Ở Việt Nam có một nơi với núi sông mỹ lệ, phong cảnh nên thơ cùng đồng ruộng xinh tươi chính là khung cảnh của thiên nhiên Hương Sơn.

- Bác Hồ đích thực là một vị lãnh tụ vĩ đại của nước nhà Việt Nam.

- Trong suốt chặng đường học tập, chúng ta phải luôn trau dồi, học hỏi từ bạn bè và thầy cô.

-------------------------------------

Như vậy, qua bài viết, chúng tôi đã giải đáp câu hỏi Từ đồng nghĩa với xóm làng. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong học tập. Chúc các bạn học tập tốt! 

icon-date
Xuất bản : 22/09/2022 - Cập nhật : 20/11/2022