logo

Tìm những từ đồng nghĩa với từ Chăm nom

Chăm nom là có nghĩa là lo lắng săn sóc, phải tự mình chăm nom tất cả. Cùng Toploigiai phân tích nghĩa của từ chăm nom qua bài viết dưới đây nhé! 


Khái niệm về từ đồng nghĩa

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

Những từ chỉ có nghĩa cấu tạo mà không có nghĩa cơ bản, cơ bản như bù trừ, trông bù nhìn thì không có từ đồng nghĩa.

Những từ có ý nghĩa cấu trúc và biểu tượng và thuộc loại hỗ trợ ý nghĩa, chẳng hạn như khí thải trong lành hoặc đất trong đất, cũng không có từ đồng nghĩa.

Tìm những từ đồng nghĩa với từ Chăm nom

Những từ độc lập về nghĩa và hoạt động tự do hoặc những từ không phụ thuộc vào nghĩa nhưng hoạt động tự do đều có từ đồng nghĩa. Nhóm từ độc lập về nghĩa nhưng hoạt động tự do thường là từ Hán Việt. Như vậy, có thể nói từ đồng nghĩa xuất hiện trong từ thuần Việt và từ Hán Việt.


Đồng nghĩa với từ chăm nom

- Đồng nghĩa với từ Chăm nom: Chăm sóc, chăm bẵm, chăm chút.


Trái nghĩa với từ chăm nom

- Trái nghĩa với từ Chăm nom là: Bỏ bê, vô cảm, 


Đặt câu với từ chăm nom

- Chăm nom bọn trẻ con.

- Vì không thể chăm nom cho đứa con trai hai tuổi, cô dọn về ở với cha mẹ.

- Cuối tuần, bố mẹ đi chơi, dặn em ở nhà chăm nom đàn gà

- Ông giúp đỡ chăm nom cho đến ngày dì qua đời.


Bài tập về từ đồng nghĩa

Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa với những từ sau:

Chăm nom:

Làng:

Nhỏ

Lời giải: 

Chăm nom: chăm sóc,chăm bẵm,chăm chút.

Làng: xóm,ấp,bản

Nhỏ: bé xíu,nhỏ nhắn,nhỏ bé

Bài 2: Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống: im lìm, vắng lặng, yên tĩnh.

Cảnh vật trưa hè ở đây .............., cây cối đứng.............., không gian.........., không một tiếng động nhỏ.

Lời giải: Cảnh vật trưa hè ở đây vắng lặng, cây cối đứng im lìm, không gian yên tĩnh, không một tiếng động nhỏ.

Bài 3: Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm:

a) Cắt, thái, …

b) To, lớn,.....

c) Chăm, chăm chỉ,.....

Lời giải:

a) Cắt, thái, băm, xẻo, chém, chặt, cưa...

b) To, lớn, khổng lồ, bự...

c) Chăm, chăm chỉ, cần cù, siêng năng, cần mẫn...

Câu 4: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn sau

 Đàn cá hồi gặp thác phải nghỉ lại lấy sức để sáng mai vượt sóng. Suốt đêm thác réo (điên cuồng/dữ dằn/điên đảo). Nước  tung lên thành những búi trắng như tơ. Suốt đêm đàn cá rậm rịch.

- Mặt trời vừa (mọc/ngoi/nhô) lên. Dòng thác óng ánh (sáng trưng/ sáng quắc/ sáng rực) dưới nắng. Tiếng nước xối (gầm rung/gầm vang/gầm gào). Những con cá hồi lấy đà lao vút lên như chim. Chúng xé toạc màn mưa thác trắng. Những đôi vây xòe ra như đôi cánh.

- Đàn cá hồi lần lượt vượt thác an toàn. Đậu “chân” bên kia ngọn thác, chúng chưa kịp chờ cho cơn choáng đi qua, lại (cuống cuồng/hối hả/cuống quýt) lên đường.

Lời giải: 

   Đàn cá hồi gặp thác phải nghỉ lại lấy sức để sáng mai vượt sóng. Suốt đêm thác réo điên cuồng. Nước  tung lên thành những búi trắng như tơ. Suốt đêm đàn cá rậm rịch.

   Mặt trời vừa nhô lên. Dòng thác óng ánh sáng rực dưới nắng. Tiếng nước xối gầm vang. Những con á hồi lấy đà lao vút lên như chim. Chúng xé toạc màn mưa thác trắng. Những đôi vây xòe ra như đôi cánh.

   Đàn cá hồi lần lượt vượt thác an toàn. Đậu “chân” bên kia ngọn thác, chúng chưa kịp chờ cho cơn choáng đi qua, lại hối hả lên đường.

Các từ cần bấm chọn là:

Điên cuồng – nhô – sáng rực – gầm vang – hối hả

Bài 5: Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm:

a) Cắt, thái, …

b) To, lớn,…

c) Chăm, chăm chỉ,…

Lời giải:

a) …xắt, xắn, xẻo, pha, chặt, băm, chém, phát, xén, cưa, xẻ, bổ,…

( Nghĩa chung : chia cắt đối tượng thành những phần nhỏ (bằng dụng cụ) )

b) …to lớn, to tướng, to tát , vĩ đại,…

( Nghĩa chung : Có kích thước , cườngđộ quá mức bình thường )

c) …siêng năng, chịu khó, cần cù, chuyên cần,…

( Nghĩa chung : Làm nhiều và làm đều đặn một việc gì đó)

Bài 6: Viết đoạn văn sử dụng từ đồng nghĩa:

Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống tương thân tương ái. Trong quá khứ, chúng ta đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau vượt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1945, khi nhân dân ta phải đối mặt với “giặc đói”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no” được nhân dân hưởng ứng. Các hũ gạo cứu đói đã thể hiện tinh thần của người dân Việt Nam. Đến hiện tại, tinh thần đó vẫn được giữ gìn và phát huy Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương”, “Việc tử tế”... của Đài truyền hình Việt Nam đã giúp đỡ được biết bao mảnh đời khó khăn trong xã hội… Ngay trong những ngày đầy sóng gió của năm 2020 vừa qua, khi đất nước phải đối mặt với đại dịch Covid-19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạnh. Đó là những điểm phát lương thực thực phẩm miễn phí cho những người khó khăn. Những chính sách hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước đến những người nghèo. Hay những y bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Họ không ngại phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh để có thể cứu chữa cho bệnh nhân của mình. Hình ảnh bác sĩ với những vết hằn đỏ trên mặt vì phải đeo khẩu trang liên tục ngày này qua ngày khác thật sự khiến chúng ta cảm thấy xúc động. Như vậy, thế hệ mai sau có trách nhiệm bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

icon-date
Xuất bản : 22/09/2022 - Cập nhật : 16/11/2022