logo

Từ đồng nghĩa với từ đồng ruộng

Câu trả lời đúng nhất: Từ đồng nghĩa với từ đồng ruộng: ruộng đồng, ruộng lúa, cánh đồng,......

Cùng Toploigiai tìm hiểu chi tiết hơn về từ đồng nghĩa và một số bài tập vận dụng về từ đồng nghĩa qua bài viết dưới đây nhé!


Định nghĩa về từ đồng nghĩa

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

>>> Tham khảo: Từ đồng nghĩa với từ sống


Phân loại từ đồng nghĩa

Từ đồng nghĩa được chia thành hai loại chính:

- Từ đồng nghĩa hoàn toàn: là những từ có nghĩa giống nhau, cùng diễn tả một sự vật, hiện tượng, tình cảm... Đặc biệt chúng có thể thay thế cho nhau mà không gây mâu thuẫn. sai khác cho người đọc.

- Đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): là những từ có cùng nét nghĩa với nhau. Nhưng về sắc thái biểu cảm thì lại có sự khác biệt. Nó thể hiện những cấp độ cảm xúc hoàn toàn khác nhau, thậm chí có thể trái ngược. Có thể phân biệt sắc thái cảm xúc dựa vào hoàn cảnh sử dụng.

Với những từ ĐN không hoàn toàn, khi sử dụng cần cân nhắc thật kỹ. Bởi sắc thái cảm xúc của từ phải phù hợp với ngữ cảnh của câu. Nếu không phù hợp, nó sẽ tạo nên lỗi ngữ pháp nghiêm trọng. Có thể gây rối loạn cảm xúc, khiến người nghe không hiểu được chính xác
ý của bạn.

>>> Tham khảo: Từ đồng nghĩa với từ nước nhà


Ví dụ về từ đồng nghĩa

Từ đồng nghĩa với từ đồng ruộng

- Từ đồng nghĩa hoàn toàn: đất nước – non sông – non nước – tổ quốc, bố – ba, mẹ – má, xe lửa – tàu hỏa, con lợn – con heo

- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: chết – hy sinh – quyên sinh, cuồn cuộn – lăn tăn – nhấp nhô

- Phân tích sắc thái biểu cảm của những từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Chết – mất – hy sinh – quyên sinh: “Chết” là cách nói bình thường, “mất” là cách nói giảm nói tránh nỗi đau, “hy sinh” cách nói thiêng liêng, trang trọng hơn, “quyên sinh” là cái chết chủ động, có mục đích, tự tìm đến cái chết.

- Cuồn cuộn – lăn tăn – nhấp nhô: Đều chỉ trạng thái của sóng biển, nhưng “cuồn cuộn” thể hiện sự dồn dập, mạnh mẽ, hết lớp này đến lớp khác, “lăn tăn” là những gợn sóng nhỏ, trong khi “nhấp nhô” là những đợt sóng nhô lên cao hơn những đợt sóng xung quanh, hết lớp này
đến lớp khác.

- Hiền hòa – hiền lành – hiền từ – hiền hậu: “hiền hòa” thường dùng để chỉ tính chất của sự vật (ví dụ dòng sông hiền hòa), “hiền lành” chỉ tính cách của con người, hiền và tốt bụng, không có ý gây hại cho bất kì ai, “hiền từ” thể hiện lòng tốt và tính thương người, “hiền hậu” là hiền lành và nhân hậu


Bài tập về từ đồng nghĩa 

Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: a) xóm làng,...............; b) đồng ruộng,.........; c)núi rừng,...............; d) sông .......

Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau:

a) Xóm làng,.........................................................

b) Đồng ruộng,.....................................................

c) Núi rừng,...........................................................

d) Sông ngòi,.........................................................

Lời giải:

a) Xóm làng, làng quê, làng xóm, làng bản, thôn bản,....

b) Đồng ruộng, ruộng đồng, ruộng lúa, cánh đồng,......

c) Núi rừng, rừng núi, đồng rừng, miền rừng, miền núi,..... 

d) Sông ngòi, sông suối, khe suối,....

Bài 2: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân) trong các dòng thơ sau:

a. Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến) ………………………………………………………..

b. Tháng Tám mùa thu xanh thắm. (Tố Hữu) ………………………………………………………..

c. Một vùng cỏ mọc xanh rì. (Nguyễn Du) ………………………………………………………..

d. Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên) ………………………………………………………..

e. Suối dài xanh mướt nương ngô. (Tố Hữu) ………………………………………………………..

Lời giải: 

- xanh ngắt: màu xanh thuần túy, không pha trộn, hay đậm nhạt trên toàn bộ không gian

- xanh thẳm: màu xanh đậm có chiều sâu, có cảm giác hút hết ánh sáng vào

- xanh rì: xanh đậm do có rất nhiều sự vật màu xanh đứng gần nhau, chồng lên nhau

- xanh biếc: màu xanh tươi sáng, ánh lên ánh sáng

- xanh mướt: màu xanh dịu nhẹ, dễ nhìn, đem đến cảm giác thích thú cho mắt

Bài 3:

Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại :

1. Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.

2. Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn.

* Lời giải:

1. Tổ tiên.

2. Quê mùa.

Bài 4: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (in đậm) trong các tập hợp từ sau:

a) “… những khuôn mặt trắng bệch, những bước chân nặng như đeo đá.”

b) Bông hoa huệ trắng muốt.

c) Đàn cò trắng phau.

d) Hoa ban nở trắng xóa núi rừng.

Lời giải:

a) Trắng bệch: trắng nhợt nhạt, thiếu sức sống

b) Trắng muốt: màu trắng đều, ánh lên ánh sáng

c) Trắng phau: trắng tuyệt đối, không pha lẫn tạp chất

d) Trắng xóa: trắng đến lóa mắt trên một diện rộng

Bài 5: Tìm từ lạc trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại:

a) Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.

b) Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp,thợ hàn, thợ mộc,thợ nề, thợ nguội.

c) Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.

Lời giải:

a) Chỉ nông dân (từ lạc : thợ rèn)

b) Chỉ công nhân và người sản xuất thủ công nghiệp (từ lạc : thủ công nghiệp)

c) Chỉ giới trí thức ( từ lạc : nghiên cứu )

icon-date
Xuất bản : 22/09/2022 - Cập nhật : 25/11/2022