logo

Trình bày cách gọi tên acid?

Hướng dẫn Trình bày cách gọi tên acid đầy đủ, chi tiết nhất, bám sát nội dung SGK Hóa học lớp 8, giúp các em củng cố kiến thức về acid để hoàn thành tốt bài tập của mình.


Câu hỏi: Trình bày cách gọi tên acid?

Trả lời:

Cách gọi tên axit:

a) Axit có oxi

– Axit có nhiều nguyên tử oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ic

Ví dụ:

+ HNO3: axit nitric → (-NO3: nitrat)

+ H2SO4: axit sunfuric → (=SO4: sunfat)

+ H3PO4: axit phophoric → (≡PO4: photphat)

– Axit có ít nguyên tử oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

Ví dụ:

- H2SO3: axit sunfurơ → (=SO3: sunfit)

b) Axit không có oxi

Tên axit = tên phi kim + hidric

Ví dụ:

+ HCl: axit clohidric → (-Cl: clorua)

+ H2S: axit sunfuhidric → (-S: sunfua)


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Khái niệm Axit là gì ?

 - Axit là một hợp chất hóa học mà trong thành phần phân tử của các chất đó đều có chứa 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit

  Ví dụ: HCl, HNO3, H2SO4,…

Xem thêm:

>>> Acid là gì? Phân loại acid?


2. Phân loại axit

[CHUẨN NHẤT] Trình bày cách gọi tên acid?

 - Dựa vào nguồn gốc: Axit được chia thành 2 loại

  + Axit vô cơ: Axit có trong các hợp chất vô cơ. 

   Ví dụ: HCl, HBr,…

  + Axit hữu cơ: Axit có trong các hợp chất hữu cơ (còn được gọi là axit cacboxylic) 

   Ví dụ: HCOOH axit fomic, CH3COOH axit axetic,…

 - Dựa vào gốc axit: Axit được chia thành 2 loại

   + Axit có oxi.

    ví dụ: HNO3, H2SO4, H3PO4,…

   + Axit không có oxi.

    ví dụ HCl, H2S, HF,…

- Dựa vào khả năng tạo muối: Axit được chia thành 2 loại

  + Axit: chỉ tạo ra một muối duy nhất. Ví dụ HCl, HNO3,…

  + Axit đa axit: Có khả năng tạo ra nhiều muối khác nhau.

Ví dụ: H2­SO4 là axit 2 lần axit vì tạo ra 2 muối khác nhau muối hidrosunfat và muối sunfat trung hòa.

           H3PO4 là axit ba lần axit vì tạo ra 3 muối khác nhau muối đihidrophotphat, muối hidrophotphat và muối photphattrung hòa.

* Lưu ý: Có thể phân loại axit theo từng nấc. Đa axit là axit có khả năng phân li theo từng nấc

Ví dụ: H2S phân li thành 2 nấc

   H2S ⇌ H+ + HS- (nấc 1)

   HS- ⇌  H+ + S2- (nấc 2)

 - Dựa vào độ điện li: Axit được chia thành 2 loại

  + Axit mạnh: Axit phân li gần như hoàn toàn khi tan trong nước. Ví dụ: HCl, H2SO4, HNO3, HClO4,…

   HCl → H+ + Cl-

   HNO3 → H+ + NO3-

  + Axit yếu: Axit chỉ phân li một phần khi hòa tan trong nước. Ví dụ: HF, H2SO3, H2CO3,…

   HF ⇌ H+ + F-


3. Những tính chất của axit

3.1 Tính chất vật lý của axit

- Tan trong nước, có vị chua.

- Khi tiếp xúc với axit mạnh, có cảm giác đau nhói.

- Là chất điện li nên có thể dẫn điện.

3.2 Tính chất hóa học của axit

- Làm đổi màu chất chỉ thị (quỳ tím, giấy chỉ thị pH, dung dịch phenol phtalein).

[CHUẨN NHẤT] Trình bày cách gọi tên acid? (ảnh 2)
Axit làm đổi màu quỳ tím

- Tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng hydro. Đối với axit sulfuric và axit nitric đặc nóng có thể tác dụng với hầu hết các kim loại, tạo khí lưu huỳnh dioxit SO2 (H2SO4) hoặc nito dioxit NO2 (HNO3)

HCl + Fe -> FeCl2 + H2

2Fe + 6H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2

- Tác dụng với bazo tạo thành muối và nước

Cu(OH)2 + H2SO4 -> CuSO4 + 2H2O

- Tác dụng với oxit bazơ tạo thành  muối + nước

Na2O + 2HCl  → 2NaCl + H2

FeO + H2SO4(loãng) →  FeSO4 + H2O

CuO + 2HCl  → CuCl2 + H2O

- Tác dụng với muối tạo muối mới và axit mới

3.3 Điều kiện xảy ra phản ứng

- Muối phản ứng là muối tan.

- Muối mới không tan trong axit mới.

- Sản phẩm có chứa một chất kết tủa hoặc bay hơi.

H2SO4 + BaCl2  → BaSO4(r) + 2HCl

K2CO3 + 2HCl  → 2KCl + H2O + CO2 (axit cacbonic phân hủy ra nước và khí cacbonic)


4. Cách xác định độ mạnh, yếu của axit

Để xác định chính xác độ mạnh yếu của axit, ta căn cứ vào tính linh động của nguyên tử hydro trong cấu trúc phân tử của axit. Nguyên tử Hidro càng linh động thì tính axit càng mạnh và ngược lại.

Với những axit có oxy trong cùng một nguyên tố, càng ít oxy, axit càng yếu : HClO4 > HClO3> HClO2> HClO

Với những axit của nguyên tố trong cùng chu kỳ, khi các nguyên tố ở hóa trị cao nhất, nguyên tố trung tâm có tính phi kim càng yếu thì axit đó càng yếu: HClO4> H2SO4> H3PO4

- Với axit của nguyên tố cùng nhóm A

+ Axit có oxy: Tính axit tăng dần từ dưới lên: HIO4 < HBrO4< HClO4

+ Axit không có oxy: Tính axit giảm dần từ dưới lên: HI > HBr> HCl> HF

- Với axit hữu cơ RCOOH

+ Nếu R đẩy electron (gốc R no) thì tính axit giảm: HCOOH> CH3COOH> CH3CH2COOH> CH3CH2CH2COOH> n-C4H9COOH

+ Nếu R hút e (gốc R không no, thơm hoặc có nguyên tố halogen,…), tính axit sẽ mạnh

icon-date
Xuất bản : 17/05/2022 - Cập nhật : 17/05/2022