logo

Triều đại tồn tại lâu nhất Việt Nam

Trong triều đại phong kiến của Việt Nam có rất nhiều triều đại khác nhau, có triều đại chỉ tồn tại được mấy năm, có triều đại kéo dài hằng trăm năm, đó là triều đại Hậu Lê kéo dài nhất lịch sử phong kiến Việt Nam với tổng thời gian 355 năm. Để hiểu rõ hơn về triều đại Hậu Lê hãy cùng Toploigiai tham khảo bài viết dưới đây nhé!


1. Quá trình thành lập nhà Hậu Lê

Nhà Lê sơ được thành lập từ kết quả thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài 10 năm chống lại sự đô hộ của nhà Minh (Trung Quốc) do Lê Lợi lãnh đạo.

Khi sang đánh nhà Hồ chiếm nước Đại Ngu (1406), nhà Minh đã nhân danh "Phù Trần diệt Hồ", nhưng sau đó lại đánh diệt nhà Hậu Trần (1413). Vào cuối cuộc chiến với Lê Lợi, khi bị quân Lam Sơn vây trong thành Đông Quan (Hà Nội), tướng nhà Minh là Vương Thông đề nghị lập lại con cháu họ Trần làm điều kiện giảng hòa. Lê Lợi đã tìm lập Trần Cảo lập làm vua trên danh nghĩa vào cuối năm 1426.

Năm 1427, quân Minh sau 2 trận thua quyết định ở Chi Lăng và Xương Giang phải rút về nước. Lê Lợi đứng tên Trần Cảo là người đang làm vua trên danh nghĩa, sai sứ dâng biểu cho nhà Minh xin được phong. Vua Minh Tuyên Tông biết Lê Lợi không có ý tôn Cảo nhưng vì bị thua mãi nên đồng ý phong cho Trần Cảo làm An Nam quốc vương.

Ít lâu sau Trần Cảo chết. Lê Lợi tự mình lên ngôi vua, rồi sai sứ sang tâu nhà Minh rằng Trần Cảo bệnh mà chết ngày 10 tháng giêng năm 1428 âm lịch, do đó Lê Lợi có danh chính để làm vua Đại Việt. Minh Tuyên Tông thừa nhận Lê Lợi làm An Nam quốc vương.

Nhà Hậu Lê chính thức thành lập năm 1428, được sử gọi là Lê sơ. Xây dựng đất nước

Giai đoạn đầu là thời kỳ xây dựng lại đất nước sau thời bị nhà Minh đô hộ. Sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ nhanh chóng bắt tay vào xây dựng đất nước bị tàn phá qua nhiều năm chiến tranh.

Sang thời Lê Thánh Tông, vua tiến hành một loạt cải cách đưa Đại Việt bước vào thời kỳ phát triển thịnh trị được coi là hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam.

>>> Tham khảo: Nhà Hậu Lê đã làm gì để quản lý đất nước?


2. Bộ máy nhà nước thời Hậu Lê

* Chính quyền trung ương

Tổ chức bộ máy chính quyền trung ương thời lơ cơ bản giống mô hình thời Trần. Giúp việc trực tiếp cho hoàng đế là trung khu gồm các quan tả, hữu tướng quốc, tam thái (thái sư, thái úy, thái bảo), tam thiếu (thiếu sư, thiếu íu, thiếu bảo), tam tư (tư mã, tư không, tư khấu), bộc xạ. Dưới trung khu là hai ban văn, võ.

Triều đại tồn tại lâu nhất Việt Nam

- Đứng đầu ban văn là quan đại hành khiển. Các bộ, ngành thuộc văn ban là bộ Lại, bộ Lễ, khu mật viện, hàn lâm viện, ngũ hình viện, ngự sử đài, quốc tử giám, quốc sử viên, nội thị sảnh và các cơ quan khác gọi là quán, cục hay ty. Đứng đầu các bộ là quan thượng thư.

– Đứng đầu ban võ là đại tổng quan. Tiếp đến là các chức đại đô đốc, đô tổng quản, tổng quản, tổng bình, tư mã. Ban võ gồm 06 quân điện tiền và 05 quân thiết đột. Tổng số quan lại thời Hồng Đức là 5.370 người, trong đó quan lại trong triều 2.755 người.

– Lục tự:

+ Thượng bảo tự: Cơ quan coi việc đóng ấn vào quyển thi của các thí sinh Hội.

+ Hồng lô tự: Tổ chức việc xướng danh những người đỗ trong kỳ thi đình; lo an táng đại thần qua đời và tiếp đón sứ đoàn.

+ Thái bộc tư: Cơ quan phụ trách xe ngựa của vua và coi sóc ngựa của hoàng tộc.

+ Quang lộc tự: Phụ trách hậu cần đồ lễ trong các buổi lễ của triều đình.

+ Thái thường tự: Cơ quan phụ trách lễ nghi, âm nhạc cung đình.

+ Đại lý tự: Cơ quan phụ trách hình án: Xét xong án chuyển sang Bộ Hình để têu lên vua quyết định.

– Lục bộ:

Mỗi bộ có một viên Thượng thư và 02 Tả bộ thị lang và cơ quan thường trực là Vụ tư sảnh đứng đầu. Giám sát Lục bộ là Lục khoa tương ứng, gồm Lại Khoa, Lễ khoa, Hộ khoa, Bình khoa, Hình khao, Công khoa. Đứng đầu các khoa là Đô cấp sự trung và Cấp sự trung. Giúp việc cho Lục bộ là Lục tư.

+ Công bộ: Trông coi việc xây dựng, sửa chữa cầu đường, cung điện thành trì và quản đốc thợ thuyền.

+ Hình bộ: Trông coi việc thi hành luật, lệnh, hành pháp, xét lại các việc tù, đày, kiện cáo.

+ Binh bộ: Trông coi việc binh chính, đặt quan trấn thủ nơi biên cảnh, tổ chức việc giữ gìn các nơi hiểm yếu và ứng phó các việc khẩn cấp.

+ Hộ bộ: Trông coi công việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tô thuế kho tàng, thóc tiền và lương, bổng lộc của quan, binh.

+ Lễ bộ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành thi cử, đúc ấn tín, cắt giữ người trông coi giữ đình, chùa, miếu mạo.

+ Lại bộ: Trông coi việc tuyên bố, thăng thưởng và thăng quan tước.

– Các cơ quan chuyên môn:

+ Khuyến nông sứ và Hà đê sứ: Hai cơ quan coi việc nông nghiệp và trông nom về thủy lợi đê điều.

+ Quốc sử viện: Cơ quan chép sử của triều đình. Nhà vua nói gì, làm gì, sử quan đều phải ghi chép cẩn thận và trung thực. Đứng đầu là Quốc sử việc Tu soạn, trật chánh bát phẩm.

+ Quốc tử giám: Cơ quan giáo dục cao nhất trong cả nước. Đây là trường đại học của triều đình có nhiệm vụ đào tạo nhân tài cho quốc gia. Đứng đầu là là Tế tửu, trật chánh tứ phẩm.

+ Thông Chính ty: Cơ quan phụ trách chuyền đạt giấy tờ của triều đình xuống và nhận đơn từ của nhân dân tâu lên vua. Đứng đầu là thông chính sứ, trật Tòng tứ phẩm.

* Chính quyền địa phương

- Năm 1428, Lê Lợi khi lên ngôi lấy niên hiệu là Thuận Thiên, chia Đất nước thành 05 đạo: Đông, Tây, Nam, Bắc (đều ở vùng Bắc bộ) và Hải Tây (từ Thanh Hóa trở vào). Dưới đạo là trấn, dưới trấn là lộ, dưới lộ là châu và huyện. Cấp hành chính địa phương thấp nhất là xã. Xã lại chia làm đại xã, trung xã và tiểu xã tùy theo số dân.

- Từ nam 1471 mở rộng đất đai phía nam, đặt thêm thừa tuyên Quảng Nam. Tuy địa giới có một số điều chỉnh và riêng Sơn Tây không còn là đơn vị cấp cao nhất, một nửa trong số các đơn vị hành chính lớn nhất thời kỳ này (hải Dương, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, nghệ An, Quảng Nam) có tên gọi được dùng làm tên các đơn vị hành chính lớn nhất của Việt Nam hiện nay.

- Bộ máy chính quyền của mỗi đạo thừa tuyên gồm 03 lỵ: Đô tổng binh sứ ty (phụ trách quân sự), thừa tuyên ty (phụ trách các việc dân sự), hiển sát ty (phụ trách các việc thanh tra, giám sát).

- Các quan địa phương được ban ngạch cao nhất là chánh tứ phẩm, hưởng lương 48 quan mỗi năm. Tổng số quan lại địa phương thời Hồng Dức là 2.615 người.

>>> Tham khảo: Nội dung học tập và thi cử dưới thời Hậu Lê là gì?


3. Triều đại tồn tại lâu nhất việt Nam

Trong triều đại phong kiến của Việt Nam có rất nhiều triều đại khác nhau, có triều đại chỉ tồn tại được mấy năm, có triều đại kéo dài hằng trăm năm, đó là triều đại Hậu Lê kéo dài nhất lịch sử phong kiến Việt Nam với tổng thời gian 355 năm. Đây cũng là triều đại tồn tại lâu nhất lịch sử phong kiến Việt Nam.

Triều Hậu Lê được chia làm hai giai đoạn: Lê sơ và Lê trung hưng. Nhà Lê sơ kéo dài 99 năm, từ 1428 đến 1527. Nhà Lê trung hưng kéo dài 256 năm, từ năm 1533 đến năm 1789. Đây là triều đại phong kiến “từ tay trắng dựng nên nghiệp lớn”, tồn tại lâu nhất trong lịch sử Việt Nam. Đặc biệt, thời Lê Trung hưng tuy kéo dài, nhưng các Hoàng đế nhà Lê mất thực quyền, chỉ tồn tại trên danh nghĩa.

Triều đại Hậu Lê có tổng cộng 26 vua. Trong đó, nhà Lê sơ có 10 vua (có tài liệu chép 11 vua) và nhà Lê trung hưng có 16 vua. Đây là triều đại phong kiến trải qua nhiều đời vua nhất trong sử Việt.

10 vị vua nhà Lê sơ thuộc 6 thế hệ bao gồm: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông và Lê Cung Hoàng. Đây là thời kỳ các vua nhà Lê nắm trọn quyền hành, cũng là thời kỳ vĩ đại, hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam.

16 vị vua nhà Lê trung hưng bao gồm: Lê Trang Tông, Lê Trung Tông, Lê Anh Tông, Lê Thế Tông, Lê Kính Tông, Lê Thần Tông, Lê Chân Tông, Lê Huyền Tông, Lê Gia Tông, Lê Hy Tông, Lê Dụ Tông, Lê Đế Duy Phương, Lê Thuần Tông, Lê Ý Tông, Lê Hiển Tông và Lê Mẫn Đế (Lê Chiêu Thống).


4. Sự sụp đổ của Triều Lê

Đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ suy sụp:

- Sau khi vua Lê Hiến Tông chết, các vua Uy Mục, Tương Dực không còn quan tâm đến việc triều chính, chỉ lo ăn chơi, sa đọa.

- Quan lại địa chủ nhân đó hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất.

- Quần chúng nhân dân khổ cực nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi.

- Một số thế lực phong kiến họp quân, đánh nhau, tranh chấp quyền hành. Nổi trội hơn cả là thế lực của Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung.

- Sau khi dẹp yên các thế lực phong kiến khác, nhận thấy được sự bất lực và suy sụp của dòng họ Lê, năm 1527, mạc Đăng dung bắt vua Lê nhường ngôi và thành lập triều đại mới – triều Mạc. Kết thúc triều đại Lê sơ trong lịch sử Việt Nam.

------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu Triều đại tồn tại lâu nhất Việt Nam. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có thông tin hữu ích khi đọc bài viết này, cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết. 

icon-date
Xuất bản : 17/10/2022 - Cập nhật : 30/11/2022