logo

Ví dụ về chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa

Câu trả lời chính xác nhất: Chiến tranh chính nghĩa là: chiến tranh được tiến hành để vì mục đích bảo vệ các quyền sống, quyền tự do, quyền được độc lập, tự quyết, quyền hạnh phúc. Ví dụ về chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh thế giới thứ 2 khi Liên Xô tham gia. Chiến tranh phi nghĩa là những cuộc chiến tranh với mục đích xâm chiếm lãnh thổ;áp bức các đất nước khác yếu thế hơn mình,xoá bỏ nền độc lập, tự do của các quốc gia có chủ quyền, đồng hóa hoặc tiêu diệt quyền tồn tại của các dân tộc. Ví dụ về chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh thế giới thứ nhất.

Để giúp các bạn có thể hiểu hơn về câu hỏi Ví dụ về chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa, cũng như một số kiến thức mở rộng liên quan tới chiến tranh, Toploigiai đã mang tới bài tìm hiểu sau, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Khái niệm chiến tranh

Ví dụ về chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa

Có rất khái niệm về chiến tranh, tuy nhiên, giữa chúng cũng không có nhiều khác biệt về nội dung. Khái niệm phổ biến nhất coi “chiến tranh là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các đơn vị chính trị đối kháng và gây ra hậu quả đáng kể.” Theo định nghĩa này thì chiến tranh không bao gồm những xung đột nội bộ, những cuộc cách mạng, các hoạt động du kích, các chiến dịch khủng bố, các cuộc khủng hoảng dẫn tới xâm phạm biên giới, những cuộc tấn công trừng phạt hạn chế hay các cuộc đối đầu dai dẳng nhưng không leo thang thành đụng đầu quân sự trực tiếp.

Theo quy ước thông thường thì để một cuộc xung đột được xem là chiến tranh thì số người tử trận trong cuộc xung đột đó phải lên đến con số tối thiểu là 1.000. Theo định nghĩa này thì các cuộc chiến khác như nội chiến trong phạm vi một quốc gia cũng được xem là chiến tranh. Cụm từ chiến tranh cũng được sử dụng một cách ẩn dụ trong các cụm từ ‘chiến tranh giai cấp’, ‘Chiến tranh Lạnh’.

>>> Tham khảo: Phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa


2. Những hậu quả chung của chiến tranh:

Ta nhận thấy rằng, trong thực tế, khi một cuộc chiến tranh xảy ra thì nó sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề cho chính bản thân những nước tham gia vào cuộc chiến tranh đó và cũng như toàn nhân loại trên nhiều phương diện khác nhau.

Chiến tranh xảy ra, mọi ngành kinh tế đều bị trì trệ rồi sụp đổ. Nền kinh tế bắt đầu chỉ phục vụ cho chiến tranh. Chỉ còn lại công nghiệp nặng, tất cả mọi thứ đều sản xuất ra chỉ để phục vụ cho chiến tranh. Mọi thứ chỉ quanh quẩn ở chuyện sản xuất súng đạn, thuốc men, vải, thực phẩm phục vụ cho chiến tranh. Tiền bắt đầu mất giá nhanh đến chóng mặt, mất giá đến nỗi tiền chỉ còn là giấy, vàng chỉ còn là kim loại. Có tiền, có vàng cũng chẳng mua được gì vì lúc này thực phẩm và thuốc men mới là thứ quan trọng và khan hiếm đến nối không có để sử dụng. Ruộng nương đều phải trồng những loại cây phục vụ cho chiến tranh như cao su, bông, đai. Người nông dân phải đi phục vụ cho hậu cần, làm việc không công. Tất cả mọi người, từ trẻ em cho đến người già, ai có thể làm việc được đều phải làm việc phục vụ cho chiến tranh.

Nhưng có lẽ hậu quả nặng nề nhất của một cuộc chiến tranh phải kể đến là về con người. Hàng nghìn người đã phải hy sinh bởi vì chiến tranh. Những người này có thể là những người lính trực tiếp tham gia chiến tranh hay cũng có thể chỉ là những người dân vô tội bởi vì chiến tranh mà mất đi mạng sống của mình.

Chiến tranh xảy ra thực chất không chỉ để lại hậu quả về con người, chiến tranh còn có sức tàn phá ghê gớm đối với môi trường thiên nhiên.

>>> Tham khảo: Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất?


3. Vai trò của chiến tranh trong quan hệ quốc tế

Chiến tranh có thể làm xuất hiện hoặc biến mất các chủ thể quan hệ quốc tế (QHQT). Sau chiến tranh, có thể xuất hiện các quốc gia mới do giành được độc lập hay được mở rộng. Nhưng cũng có chủ thể QHQT có thể biến mất bởi bị thôn tính và sáp nhập.

Chiến tranh có thể làm tăng hoặc giảm quyền lực của quốc gia trong QHQT. Sau chiến tranh, quốc gia bại trận thường bị suy giảm quyền lực, các nước thắng trận thường tăng quyền lực. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp nước thắng trận bị suy giảm quyền lực bởi sự tàn phá trong chiến tranh và không hiếm các cuộc chiến tranh mà cả hai bên đều là kẻ thua cuộc.

Chiến tranh thường dẫn đến sự thay đổi trong các cân lực lượng – yếu tố quan trọng để đảm bảo an ninh và ổn định trong QHQT.


4. Ví dụ về chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa

Chiến tranh chính nghĩa là: chiến tranh được tiến hành để vì mục đích bảo vệ các quyền sống, quyền tự do, quyền được độc lập, tự quyết, quyền hạnh phúc.

Ví dụ về chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh thế giới thứ 2 khi Liên Xô tham gia.

Ví dụ về chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa

Chiến tranh phi nghĩa là những cuộc chiến tranh với mục đích xâm chiếm lãnh thổ;áp bức các đất nước khác yếu thế hơn mình,xoá bỏ nền độc lập, tự do của các quốc gia có chủ quyền, đồng hóa hoặc tiêu diệt quyền tồn tại của các dân tộc.

Ví dụ về chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh thế giới thứ nhất.

-------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Ví dụ về chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa, cùng với một số kiến thức mở rộng liên quan tới chiến tranh hi vọng sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 14/10/2022 - Cập nhật : 14/10/2022