logo

Phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa

Chiến tranh chính nghĩa là cuộc chiến tranh của các dân tộc bị áp bức tiến hành để giải phóng dân tộc thoát khỏi sự thống trị của nước ngoài hoặc chiến tranh chống xâm lược bảo vệ nền độc lập tự do. Chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh do mâu thuẫn chính trị không thể điều hòa được, buộc phải dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn giữa các phe phái trong cùng một nước hoặc giữa các quốc gia với nhau, giữa liên minh quốc gia này với liên minh quốc gia khác.

Để giúp các bạn hiểu hơn về chiến tranh cũng như câu hỏi Phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa, Toploigiai đã mang tới bài mở rộng sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Chiến tranh là gì?

Phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa

Khái niệm phổ biến nhất thì về chiến tranh là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các đơn vị chính trị đối kháng và gây ra hậu quả đáng kể. 

==> Ciến tranh sẽ không bao gồm những xung đột ở trong nội bộ, những cuộc cách mạng, các hoạt động du kích, các chiến dịch khủng bố, các cuộc khủng hoảng để dẫn tới xâm phạm đối với biên giới, những cuộc tấn công nhằm mục đích để trừng phạt hạn chế hay các cuộc đối đầu dai dẳng giữa các bên nhưng lại không leo thang thành đụng đầu quân sự trực tiếp.

Chiến tranh có các đặc điểm sau:

- Là hiện tượng chính trị xã hội mang tính lịch sử.

- Là hoạt động đấu tranh vũ trang (bạo lực vũ trang) có tổ chức.

- Nhằm đạt được một mục đích chính trị nhất định.

>>> Tham khảo: Ví dụ về chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa


2. Phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa

Giống nhau:

- Đều là các cuộc chiến tranh

- Đều gây hậu quả nặng nề đáng kể

- Đều  nhằm một mục đích chí trị nhất định

Phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa

Khác nhau:

Bảng phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa:

Tiêu chí Chiến tranh chính nghĩa Chiến tranh phi nghĩa
Mục đích Bảo vệ hòa bình, giải phóng dân tộc Lợi nhuận, mở rộng lãnh thổ, xâm chiếm các nước khác
Chủ thể tiến hành Từ các dân tộc bị áp bức Từ các dân tộc không bị áp bức
Nguyên nhân Do bị các quốc gia khác đe dọa, xâm phạm nền hòa bình, độc lập dân tộc Vì những mâu thuẫn không thể hòa giải, xuất phát từ lòng tham của giai cấp cầm quyền
Loại hình

Chiến tranh vùng lên thoát khỏi ách đô hộ, xâm lược của quốc gia khác

Chiến tranh chống quân xâm lược

Chiến tranh xâm lược
Tính chất Chính nghĩa Phi nghĩa
Kết quả Một dân tộc, quốc gia được giải phóng Một dân tộc, quốc gia bị xâm lược, đô hộ

=> Chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa phân biệt nhau bởi mục đích, tính chất và các loại hình của nó. Dạng chiến tranh nào cũng mang lại những mất mát về người và tài sản nhưng chiến tranh chính nghĩa sẽ mang lại hạnh phúc, nền độc lập cho quốc gia đang bị xâm lược nhưng chiến tranh phi nghĩa thì chỉ gieo đau thương, tang tóc cho quốc gia bị xâm lược và đôi khi là cả quốc gia đi xâm lược.


3. Nêu sự đối lập giữa hòa bình và chiến tranh

Ngay từ cái tên, chúng ta đã thấy được sự tương phản giữa hòa bình và chiến tranh.

Hòa bình là khát vọng và hạnh phúc của nhân loại. Hoà bình là sự chung sống hoà bình trong phạm vi một lãnh thổ, một quốc gia hoặc một cộng đồng lớn hơn, trong hoà bình vẫn có đấu tranh, đấu tranh để tồn tại, phát triển và nâng cao đời sống cộng đồng …

Chiến tranh là cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai hay nhiều phe với nhau về quyền lực, lãnh thổ, ranh giới. Chiến tranh thường gây ra đổ máu, chết chóc, chết đói, v.v. . Chiến tranh lớn có thể gây ra sự hủy diệt cho toàn bộ Nhân loại.

>>> Tham khảo: Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất?

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. Hi vọng cùng với một số kiến thức liên quan tới chiến tranh sẽ giúp ích cho các bạn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 14/10/2022 - Cập nhật : 28/10/2022