logo

Trắc nghiệm sinh 12 Chương 5 có đáp án hay nhất

Câu hỏi Trắc nghiệm sinh 12 Chương 5 có đáp án hay nhất. Tuyển tập Trắc nghiệm sinh 12 Chương 5 có đáp án và lời giải chi tiết.


ÔN TẬP CHƯƠNG 5. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

Câu 1: Bệnh phêninkêtô niệu ở người là do

  1. đột biến cấu trúc trên NST thường.
  2. đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá phêninalanin thành tirôzin
  3. đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá tirôzin thành phêninalanin
  4. đột biến gen trên NST giới tính

Đáp án:

Bệnh Pheninkêto niệu: do đột biến gen mã hóa enzim xúc tác chuyển hóa phenin alanin thành tirozin (trên NST 12).  Thiếu enzim xúc tác cho phản ứng chuyển phêninalanin trong thức ăn thành tirôzin. Phenin alanin không được chuyển hóa nên ứ đọng trong máu, gây độc tế bào thần kinh

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa ở người là bệnh phêninkêtô niệu. Người bệnh không chuyển hóa được axit amin phêninalanin thành tirôzin làm axit amin phêninalanin ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh làm bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí nhớ. Trong các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng? 

1. Nguyên nhân gây bệnh do đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử. 

2. Bệnh có khả năng chữa trị hoàn toàn nếu phát hiện sớm. 

3. Bệnh có khả năng chữa trị nếu phát hiện sớm và có chế độ ăn kiêng hợp lí. 

4. Bệnh do gen đột biến không tạo được enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôzin.

  1. 1
  2. 4
  3. 2
  4. 3

Đáp án:

Các phát biểu đúng về bệnh phêninkêtô niệu là: (1), (3), (4)

Ý (2) sai vì không thể chữa trị hoàn toàn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Khi nói về bệnh phêninkêto niệu ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn
  2. Có thể phát hiện ra bệnh phêninkêto niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi
  3. Bệnh phêninkêto niệu là do lượng axit amin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh
  4. Bệnh phêninkêto niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể

Đáp án:

A sai, pheninalanin là 1 axit amin cần thiết của con người. Thiếu nó, con người sẽ bị rối loạn chuyển hóa

B sai, bệnh pheninketo niệu do alen lặn qui định, không thể phát hiện bằng phương pháp tế bào

C sai, bệnh pheninketo niệu là bệnh ứ đọng axit amin pheninalanin

Phát biểu đúng là: D

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Bệnh, hội chứng nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?

  1. Hội chứng Claiphentơ
  2. Hội chứng Tơcnơ
  3. Hội chứng Đao
  4. Bệnh ung thư máu

Đáp án:

Hậu quả của đột biến NST là: D :Ung thư máu: bệnh này do mất vai ngắn của NST số 21 hoặc 22

A: người có bộ NST giới tính XXY

B: người có bộ NST giới tính XO

C: người có 3 NST số 21.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Trong biện pháp tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh, kĩ thuật nào sau đây là hiệu quả và phổ biến nhất có thể tách tế bào, phân tích nhiễm sắc thể, phân tích ADN cũng như nhiều chỉ tiêu hóa sinh của phổi nhằm phát hiện sớm các bệnh, tật di truyền ở người?

  1. Sinh thiết tế bào thai ở giai đoạn phôi sớm
  2. Kĩ thuật hình ảnh đa chiều
  3. Chọc đỏ dịch ối và sinh thiết tua nhau thai
  4. Xét nghiêm máu của thai ở giai đoạn thích hợp

Đáp án:

Người ta sử dụng các kỹ thuật chọc dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của gen bị đột biến gọi là

  1. Liệu pháp gen.
  2. Sửa chữa sai hỏng di truyền.
  3. Phục hồi gen.
  4. Gây hồi biến.

Đáp án:

Liệu pháp gen là việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của các gen bị đột biến

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Hiện nay, liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu để ứng dụng trong việc chữa trị các bệnh di truyền ở người, đó là

  1. Gây đột biến để biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể người thành các gen lành
  2. Đưa các prôtêin ức chế vào cơ thể người để các prôtêin này ức chế hoạt động của các gen gây bệnh
  3. Loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh
  4. Thay thế hoặc bổ sung các gen đột biến gây bệnh trong cơ thể người bằng các gen lành

Đáp án:

Liệu pháp gen bao gồm 2 biện pháp: đưa bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh và thay thế gen bệnh bằng gen lành.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Điều không đúng về liệu pháp gen là

  1. Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng các gen bị đột biến
  2. Dựa trên nguyên tắc đưa bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh.
  3. Có thể thay thế gen bệnh bằng gen lành
  4. Nghiên cứu hoạt động của bộ gen người để giải quyết các vấn đề của y học

Đáp án:

Liệu pháp gen không phải là việc nghiên cứu hoạt động của bộ gen người để giải quyết các vấn đề của y học

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Nhận định nào không đúng khi nói về liệu pháp gen?

  1. Thể truyền có thể gây hư hỏng các gen khác
  2. Là kĩ thuật thay thế các gen đột biến gây bệnh bằng các gen lành
  3. Có thể sử dụng thể truyền là virut đã gây biến đổi hoặc plasmit
  4. Phương pháp này gặp khó khăn trong việc chèn gen lành vào đúng vị trí gen gây bệnh

Đáp án:

Trong liệu pháp gen không dùng plasmid vì plasmid không thể chèn vào gen của sinh vật

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Liệu pháp gen hiện nay mới chỉ thực hiện với loại tế bào nào?

  1. Giao tử.
  2. Hợp tử.
  3. Tế bào tiền phôi.
  4. Tế bào xôma.

Đáp án:

Liệu pháp gen hiện nay mới chỉ thực hiện với loại tế bào xôma.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Loại tế bào nào hiện nay đã thực hiện được liệu pháp gen?

  1. Tế bào hợp tử
  2. Tế bào sinh dục
  3. Tế bào xôma
  4. Tế bào phôi

Đáp án:

Liệu pháp gen hiện nay mới chỉ thực hiện với loại tế bào xôma.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Khoa học ngày nay có thể điều trị để hạn chế biểu hiện bệnh di truyền nào đưới đây:

  1. Hội chứng Đao
  2. Hội chứng Tơcnơ
  3. Hội chứng Claiphentơ
  4. Bệnh pheninketo niệu

Đáp án:

Các bệnh trên đều là các bệnh di truyền (Hội chứng Đao, Hội chứng Tơcnơ, Hội chứng Claiphentơ là hội chứng di truyền có liên quan đến đột biến NST; bệnh pheninketo niệu là bệnh di truyền cấp độ phân tử).

Trong các bệnh trên thì chỉ có bệnh pheninketo niệu có thể hạn chế sự biểu hiện của bệnh bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống (hạn chế thức ăn có chứa phenalin → hạn chế hàm lượng phenalin trong tế bào).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Bệnh di truyền nào dưới đây có thể điều trị hạn chế triệu chứng bệnh giúp người bệnh có thể có cuộc sống như bình thường?

  1. Bệnh hồng cầu hình liềm
  2. Bệnh pheninketo niệu
  3. Bệnh bạch tạng
  4. Hội chứng Đao

Đáp án:

Các bệnh trên đều là các bệnh di truyền (Hội chứng Đao, Hội chứng Tơcnơ, Hội chứng Claiphentơ là hội chứng di truyền có liên quan đến đột biến NST; bệnh pheninketo niệu là bệnh di truyền cấp độ phân tử).

Trong các bệnh trên thì chỉ có bệnh pheninketo niệu có thể hạn chế sự biểu hiện của bệnh bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống (hạn chế thức ăn có chứa phenalin → hạn chế hàm lượng phenalin trong tế bào).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Xét về mặt di truyền học hãy giải thích nguyên nhân vì sao những người có cùng huyết thống trong vòng 3 đời thì không được lấy nhau? (chọn phương án đúng nhất)

  1. Dư luận xã hội không đồng tình.
  2. Vì vi phạm luật hôn nhân gia đình.
  3. Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở đời con cao do các gen lặn có cơ hội tổ hợp thành thể đột biến, biểu hiện thành các kiểu hình có hại.
  4. Cả A và B đúng

Đáp án:

Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở đời con cao do các gen lặn có cơ hội tổ hợp thành thể đột biến, biểu hiện thành các kiểu hình có hại.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Cơ sở khoa học của luật hôn nhân gia đình “cấm kết hôn trong vòng 3 đời” là

  1. Đột biến xuất hiện với tần số cao ở thế hệ sau
  2. Thế hệ sau kém phát triển dần
  3. Gen lặn có hại có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình
  4. Thế hệ sau có những biểu hiện suy giảm trí tuệ

Đáp án:

Cơ sở khoa học của luật hôn nhân gia đình “cấm kết hôn trong vòng 3 đời” là Gen lặn có hại có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Lí do làm cho tỉ lệ trẻ mắc bệnh Đao có tỉ lệ gia tăng theo tuổi của người mẹ là do

  1. Tế bào bị lão hóa làm cho quá trình giảm phân của tế bào sinh trứng không diễn ra.
  2. Tế bào bị lão hóa làm phát sinh đột biến gen
  3. Tế bào bị lão hóa làm cho sự phân li NST bị rối loạn.
  4. Tế bào bị lão hóa hóa làm cho quá trình giảm phân của tế bào sinh tinh trùng không diễn ra.

Đáp án:

Tỉ lệ trẻ mắc bệnh Đao có tỉ lệ gia tăng theo tuổi của người mẹ là do tế bào bị lão hóa làm cho sự phân li NST bị rối loạn, tạo thành giao tử đột biến có 2 NST số 21.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Vì sao người mẹ lớn tuổi thì tỉ lệ sinh trẻ mắc bệnh Đao sẽ gia tăng?

  1. Tế bào bị lão hóa làm cho quá trình giảm phân của tế bào sinh trứng không diễn ra
  2. Tế bào bị lão hóa làm phát sinh đột biến gen
  3. Tế bào bị lão hóa hóa làm cho quá trình giảm phân của tế bào sinh tinh trùng không diễn ra
  4. Tế bào bị lão hóa làm cho sự phân li NST bị rối loạn

Đáp án:

Tỉ lệ trẻ mắc bệnh Đao có tỉ lệ gia tăng theo tuổi của người mẹ là do tế bào bị lão hóa làm cho sự phân li NST bị rối loạn, tạo thành giao tử đột biến có 2 NST số 21.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Điều nào không đúng trong phương pháp nghiên cứu phả hệ?

  1. Phát hiện gen nằm trên NST thường.
  2. Phát hiện gen nằm trên NST giới tính X.
  3. Phát hiện gen nằm trên NST giới tính Y.
  4. Phát hiện đột biến cấu trúc NST

Đáp án:

Phương pháp nghiên cứu phả hệ không thể phát hiện đột biến cấu trúc NST.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19: Phương pháp nghiên cứu phả hệ có thể phát hiện?

  1. Gen nằm trên NST thường
  2. Gen nằm trên NST giới tính X
  3. Gen nằm trên NST giới tính Y
  4. Cả A, B và C

Đáp án:

Phương pháp nghiên cứu phả hệ không thể phát hiện đột biến cấu trúc NST, phát hiện các đột biến về số lượng trên NST thường và giới tính.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Phương pháp giúp xác định quy luật di truyền của một số tính trạng ở người là phương pháp

  1. Nghiên cứu tế bào học.
  2. Nghiên cứu di truyền phân tử.
  3. Nghiên cứu phả hệ.
  4. Nghiên cứu di truyền quần thể.

Đáp án:

Phương pháp giúp xác định quy luật di truyền của một số tính trạng ở người là phương pháp nghiên cứu phả hệ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21: Với những khó khăn trong nghiên cứu di truyền người, thì người ta phải nghiên cứu bằng phương pháp nào để tìm ra quy luật di truyền của một số tính trạng?

  1. Nghiên cứu tế bào học
  2. Nghiên cứu di truyền phân tử
  3. Nghiên cứu di truyền quần thể
  4. Nghiên cứu phả hệ

Đáp án:

Phương pháp giúp xác định quy luật di truyền của một số tính trạng ở người là phương pháp nghiên cứu phả hệ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22: Bệnh máu khó đông ở người được biết là do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen trên nhiễm sắc thể Y nhờ phương pháp

  1. Nghiên cứu phả hệ.
  2. Nghiên cứu di truyền quần thể.
  3. Xét nghiệm ADN.
  4. Nghiên cứu tế bào học

Đáp án:

Bệnh máu khó đông ở người được biết là do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen trên nhiễm sắc thể Y nhờ phương pháp nghiên cứu phả hệ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23: Bệnh mù màu ở người được biết là do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen trên nhiễm sắc thể Y nhờ phương pháp

  1. Nghiên cứu di truyền quần thể
  2. Nghiên cứu phả hệ
  3. Xét nghiệm ADN
  4. Nghiên cứu tế bào học

Đáp án:

Bệnh máu khó đông ở người được biết là do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen trên nhiễm sắc thể Y nhờ phương pháp nghiên cứu phả hệ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 24: Lí do nào dưới đây không phải là khó khăn đối với nghiên cứu di truyền học ở người?

  1. Các lí do thuộc phạm vi xã hội và đạo đức
  2. Không tuân theo các quy luật di truyền
  3. Số lượng NST lớn, kích thước nhỏ, cấu trúc của vật chất di truyền ở mức phân tử phức tạp, có nhiều vấn đề chưa được biết một cách tường tận.
  4. Khả năng sinh sản của loài người chậm và ít con.

Đáp án:

Di truyền học ở người vẫn tuân theo các quy luật di truyền đã được phát hiện.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Việc nghiên cứu di truyền học ở người gặp phải những khó khăn nào?

  1. Các lí do thuộc phạm vi xã hội và đạo đức
  2. Khả năng sinh sản của loài người chậm và ít con
  3. Số lượng NST lớn, kích thước nhỏ, cấu trúc của vật chất di truyền ở mức phân tử phức tạp, có nhiều vấn đề chưa được biết một cách tường tận
  4. Cả A, B, C

Đáp án:

Di truyền học ở người tuân theo các quy luật di truyền đã được phát hiện nhưng gặp phải những khó khăn: Các lí do thuộc phạm vi xã hội và đạo đức; Khả năng sinh sản của loài người chậm và ít con; Số lượng NST lớn, kích thước nhỏ, cấu trúc của vật chất di truyền ở mức phân tử phức tạp, có nhiều vấn đề chưa được biết một cách tường tận.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 26: Một số đột biến ở ADN ti thể có thể gây bệnh ở người gọi là bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber (LHON). Bệnh này đặc trưng bởi chứng mù đột phát ở người lớn. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  1. Cả nam và nữ đều có thể bị bệnh LHON
  2. Một người sẽ bị bệnh LHON khi cả bố và mẹ đều phải bị bệnh
  3. Một người sẽ bị bệnh LHON nếu người mẹ bị bệnh nhưng cha khỏe mạnh.
  4. Một cặp vợ chồng với người vợ khỏe mạnh còn người chồng bị bệnh hoàn toàn có khả năng sinh ra người con bị bênh LHON, tuy nhiên xác suất này là rất thấp.

Đáp án:

Phát biểu không đúng là : B

Chỉ cần người mẹ bị bệnh LHON thì người con sẽ bị bệnh, không cần bắt buộc người bố cũng phải bị

Đáp án cần chọn là: B

Câu 27: Một cặp vợ chồng sinh được một con gái, cả mẹ và con gái đều có tính trạng “má lúm đồng tiền”. Nhận định nào sau đây là đúng về tính trạng “má lúm đồng tiền” nói trên khi cặp vợ chồng đó sinh những đứa con tiếp theo?

  1. Nếu cặp vợ chồng này sinh đứa con tiếp theo là con gái thì cô con gái này cũng có tính trạng“má lúm đồng tiền”
  2. Con gái đầu lòng của cặp vợ chồng này nhận gen quy định tính trạng “má lúm đồng tiền” từ mẹ
  3. Con trai của cặp vợ chồng này không thể có tính trạng “má lúm đồng tiền”
  4. Tất cả những đứa con của cặp vợ chồng này đều có tính trạng “má lúm đồng tiền”

Đáp án:

Nhận định đúng là B :

Con gái đầu lòng của cặp vợ chồng này nhận gen quy định tính trạng “má lúm đồng tiền” từ mẹ.

Không thể xác định được gen qui định tính trạng má lúm đồng tiền nằm trên NST hay nằm ở trong ti thể (ngoài nhân) nhưng chắc chắn một điều rằng : con nhận gen qui định tính trạng từ bố mẹ

Đáp án cần chọn là: B

Câu 28: Ở người, bệnh bạch tạng do alen đột biến lặn, những người bạch tạng lấy nhau thường sinh ra 100% số con bị bạch tạng, tuy nhiên trong một số trường hợp, 2 vợ chồng bạch tạng lấy nhau lại sinh ra con bình thường. Cơ sở của hiện tượng trên là:

  1. Do môi trường không thích hợp nên đột biến gen không thể hiện ra kiểu hình
  2. Do đột biến NST làm mất đoạn chứa alen bạch tạng nên sinh con bình thường
  3. Đã có đột biến gen lặn thành gen trội nên sinh con không bị bệnh
  4. Kiểu gen quy định bạch tạng ở mẹ và bố khác nhau nên sinh con không bị bệnh

Đáp án:

2 vợ chồng bạch tạng lấy nhau lại sinh ra con bình thường, cơ sở của hiện tượng trên là đã có đột biến gen lặn thành gen trội nên sinh con không bị bệnh.

Đáp án cần chọn là: C

icon-date
Xuất bản : 02/04/2021 - Cập nhật : 13/04/2021