logo

Trắc nghiệm sinh 12 Chương 2 có đáp án hay nhất

Câu hỏi Trắc nghiệm sinh 12 Chương 2 có đáp án hay nhất. Tuyển tập Trắc nghiệm sinh 12 Chương 2 có đáp án và lời giải chi tiết.


ÔN TẬP CHƯƠNG 2 - QUY LUẬT DI TRUYỀN

Câu 1: Cho các thông tin sau:

1. Các gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể (NST).

2. Mỗi gen nằm trên một NST khác nhau.

3. Thể dị hợp hai cặp gen giảm phân bình thường cho 4 loại giao tử.

4. Tỉ lệ một loại kiểu hình chung bằng tích tỉ lệ các loại tính trạng cấu thành kiểu hình đó.

5. Làm xuất hiện biến dị tổ hợp.

6. Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, nếu P thuần chủng, khác nhau về các cặp tính trạng tương phản thì F1 đồng loạt có kiểu hình giống nhau và có kiểu gen dị hợp tử.

Những điểm giống nhau giữa quy luật phân li độc lập và quy luật hoán vị gen là:

  1. 3, 4, 5.
  2. 1, 4, 6.
  3. 2, 3, 5.
  4. 3, 5, 6.

Đáp án:

Những điểm giống nhau giữa quy luật phân li độc lập và quy luật hoán vị gen là: (3), (5), (6)

Ý (1) là đặc điểm của quy luật hoán vị gen.

Ý (2), (4) là đặc điểm của quy luật phân ly độc lập.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Ở một loài động vật, alen A quy định tính trạng lông không có đốm, alen a quy định tính trạng lông có đốm. Cho con đực lông không có đốm lai với con cái lông có đốm thu được F1 gồm 100% con đực lông có đốm và 100% con cái lông không có đốm.

Tính trạng trên di truyền theo quy luật

  1. liên kết giới tính, gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X
  2. trội hoàn toàn, gen nằm trên NST thường
  3. liên kết giới tính, gen nằm trên vùng không tương đồng của NST Y
  4. di truyền theo dòng mẹ, gen nằm trong tế bào chất

Đáp án:

Ta thấy kiểu hình ở 2 giới là khác nhau → gen nằm trên NST giới tính. Ở F1 ta thấy sự di truyền chéo: bố → giới cái; mẹ → giới đực → gen nằm trên X

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Ở ruồi giấm, gen B trên NST giới tính X gây chết ở đực, ở giới cái các gen này chết ở kiểu gen đồng hợp trội. Những con ruồi có kiểu gen dị hợp có kiểu hình cánh mấu nhỏ. Ruồi giấm còn lại có cánh bình thường. Khi giao phối giữa ruồi cái cánh có mấu nhỏ với ruồi đực có cánh bình thường thu được F1. Cho F1 tạp giao thu được F2. Tỉ lệ ruồi đực ở F2 là:

  1. 1/9
  2. 1/3
  3. 3/7
  4. 3/8

Đáp án:

Quy ước gen: BB gây chết ở cái; B: gây chết ở đực

                        Bb: cánh có mấu nhỏ

                        b: bình thường

P: XBXb × XbY → F1: XBXb: XbXb: XbY (XBY chết)

Cho F1 tạp giao: (XBXb: XbXb)× XbY↔ (XB :3Xb) × ( Xb : Y) → 3/7 ruồi đực.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Khi cho lai 2 cây táo thuần chủng khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản, cây quả tròn, ngọt, vàng với cây quả bầu dục, chua, xanh thì F1 thu được toàn cây quả tròn, ngọt, vàng. Cho F1 tụ thụ phấn ở F2 thu được 75% cây quả tròn, ngọt, vàng : 25% cây quả bầu dục, chua, xanh. Quy luật di truyền có thể chi phối 3 tính trạng trên là:

  1. Gen đa hiệu
  2. Phân li độc lập
  3. Liên kết gen
  4. Tương tác gen

Đáp án:

Ở F1 100% quả tròn, ngọt, vàng → 3 tính trạng trên là trội so với tính 3 trạng bầu dục, chua, xanh.

ở F2 tỷ lệ 3 trội : 1 lặn → 2 trường hợp có thể xảy ra: (1) các gen liên kết hoàn toàn, (2) 3 tính trạng do 1 gen quy định (gen đa hiệu)

Phương án đúng nhất là A vì phương án C: liên kết gen: còn có trường hợp liên kết không hoàn toàn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Tiến hành phép lai thuận nghịch trên một loài cây và thu được kết quả như sau:

Phép lai thuận

Phép lai nghịch

P: ♀ cây lá đốm x ♂ cây lá xanhP: ♀ cây lá xanh x ♂ cây lá đốm
F1: 100% cây lá đốmF1: 100% cây lá xanh.

Nếu lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thụ phấn cho F1 ở phép lai nghịch thì theo lý thuyết thu được F2: có tỷ lệ kiểu hình như thế nào và tính trạng lá của loài này di truyền theo quy luật nào?

  1. 100% lá xanh, di truyền ngoài nhân
  2. 100% lá xanh, di truyền liên kết giới tính
  3. 100% số cây lá đốm, di truyền ngoài nhân
  4. 100% số cây lá đốm, phân ly

Đáp án:

Ta thấy ở F1 đời con có kiểu hình giống cây làm mẹ → di truyền tế bào chất. Nếu lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận (lá đốm) thụ phấn cho F1 ở phép lai nghịch (lá xanh) khi này cây lá xanh đóng vai trò hình thành giao tử cái → cây F2: 100% lá xanh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Nếu kết quả của phép lai thuận nghịch mà khác nhau thì kết luận nào dưới đây là đúng?

  1. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính hoặc trong ty thể.
  2. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X
  3. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính Y
  4. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể.

Đáp án:

Kết quả của phép lai thuần nghịch khác nhau thì gen quy định tính trạng có thể nằm trên NST giới tính hoặc trong ty thể.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Có thể sử dụng phép lai thuận nghịch để phát hiện mấy quy luật trong các quy luật di truyền sau đây?

(1) Phân li độc lập.

(2) Liên kết gen và hoán vị gen.

(3) Tương tác gen.

(4) Di truyền liên kết với giới tính.

(5) Di truyền qua tế bào chất.

  1. 1
  2. 4
  3. 3
  4. 2

Đáp án:

Phép lai thuận nghịch gồm là hai phép lai (thuận và nghịch) trong đó ở phép lai thuận, đã sử dụng bố mẹ với kiểu hình khác nhau thì ở phép lai nghịch cũng sử dụng hai kiểu hình đó nhưng đổi vai trò của bố và mẹ.

Phép lai thuận nghịch để phát hiện quy luật: 2,4,5

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Ở tế bào thực vật, khi gen trên ADN của lục lạp bị đột biến sẽ không dẫn đến kết quả nào dưới đây:

  1. Trong tế bào có mang gen đột biến sẽ có 2 loại lục lạp xanh và trắng.
  2. Làm cho toàn bộ lá cây hóa trắng do không tổng hợp được chất diệp lục.
  3. Sự phân phối ngẫu nhiên và không đồng đều của những lạp thể này không thông qua quá trình nguyên phân sẽ sinh ra hiện tượng lá có đốm xanh, đốm trắng.
  4. Lục lạp sẽ mất khả năng tổng hợp diệp lục làm xuất hiện màu trắng.

Đáp án:

ADN của lục lạp bị đột biến → không có khả năng tổng hợp → xuất hiện màu trắng.

Do đặc điểm các ADN ngoài tế bào chất và ADN trong nhân có đặc điểm khác nhau.

Nếu đột biến trong nhân trong hợp tử ở trong lần phân chia đầu tiên thì toàn bộ các tế bào còn lại trong nhân sẽ chứa gen đột biến và cơ thể thể hiện cùng một kiểu hình như ví dụ B → B sai.

Nếu đột biến gen ngoài nhân, do sự phân chia tế bào chất không đồng đều nên sẽ có một số tế bào nhận được gen đột biến, một số tế bào không nhận được gen đột biến → hình thành dạng thể khảm trong cơ thể (đốm xanh / trắng).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Khi nói về ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Kiểu hình được tạo thành do sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
  2. Kiểu hình của mỗi sinh vật do kiểu gen quy định và sẽ duy trì không đổi suốt đời cá thể.
  3. Nhiều yếu tố của môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen
  4. Một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau.

Đáp án:

Phát biểu sai là B vì kiểu hình của một cơ thể phụ thuộc vào cả kiểu gen và điều kiện môi trường cơ thể đó sinh sống và có thể thay đổi trong đời sống cá thể.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Tính trạng nào ở người không chịu ảnh hưởng của môi trường ?

  1. Tính cách
  2. Màu da
  3. Nhóm máu
  4. Trí thông minh

Đáp án:

Tính trạng không chịu ảnh hưởng của môi trường là nhóm máu.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Quá trình tổng hợp sắc tố cánh hoa của một loài cây xảy ra theo cơ chế: chất trắng chuyển thành sắc tố vàng nhờ enzym do alen A quy định; sắc tố vàng chuyển thành sắc tố đỏ nhờ enzym do alen B quy định, sắc tố đỏ chuyển thành sắc tố tím nhờ enzym do alen D quy định. Các alen tương ứng a, b, d không tạo ra enzym có chức năng. Phép lai P: AaBbDd x AaBbDd tạo ra F1. Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng với F1?

(1) Các cây hoa trắng có 9 kiểu gen.

(2) Các cây hoa vàng chiếm tỉ lệ 3/16.

(3) Trong tổng cây hoa đỏ có 4/9 số cây dị hợp 1 cặp gen.

(4) Trong tổng cây hoa tím có 3/64 số cây mang 3 alen trội.

  1. 3
  2. 1
  3. 2
  4. 4

Đáp án:

Các phát biểu đúng là (1) (2) (3).

P: AaBbDd × AaBbDd

F1 có:

Các cây hoa trắng có kiểu gen là: aa(BB, Bb, bb)(DD, Dd, dd) ↔ có số KG là 1 ×3 × 3 = 9 → (1) đúng

Các cây hoa vàng có kiểu gen: (AA, Aa)bb(DD, Dd, dd) chiếm tỉ lệ là: 0,75 × 0,25 × 1 = 3/16 → (2) đúng

Các cây hoa đỏ có kiểu gen: (AA,Aa)(BB, Bb)dd chiếm tỉ lệ là: 0,75 × 0,75 × 0,25 = 9/64

Cây dị hợp 1 cặp gen (AaBBdd + AABbdd) chiếm tỉ lệ là: 0,5 × 0,25 × 0,25 × 2 = 1/16

→ trong số các cây hoa đỏ, cây dị hợp 1 cặp gen chiếm tỉ lệ là 4/9 → (3) đúng

Các cây hoa tím có kiểu gen (AA,Aa)(BB,Bb)(DD,Dd) chiếm tỉ lệ: 0,753 = 27/64

Cây hoa tím (A-B-D-) mang 3 alen trội có kiểu gen AaBbDd, chiếm tỉ lệ: 0,53 = 1/8

→ trong các cây hoa tím, tỉ lệ cây mang 3 alen trội là 1/8 : 27/64 = 8/27 → (4) sai

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen phân li độc lập cùng quy định màu sắc hoa. Khi trong kiểu gen có cả hai alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có alen trội A quy định hoa màu hồng; khi chỉ có alen trội B quy định hoa màu vàng và khi không có alen trội nào quy định hoa màu trắng. Cho biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu cách để xác định được chính xác kiểu gen của một cây hoa đỏ (H) thuộc loài này?

(1) Cho cây H tự thụ phấn.

(2) Cho cây H giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử 2 cặp gen.

(3) Cho cây H giao phấn với cây hoa đỏ thuần chủng.

(4) Cho cây H giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử 1 cặp.

(5) Cho cây H giao phấn với cây hồng thuần chủng.

(6) Cho cây H giao phấn với cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp tử.

  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 6

Đáp án:

Các phép lai có thể xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ (H) là:

(1) Cho cây H tự thụ phấn:

Nếu đồng hợp trội thì F1 chỉ có KH hoa đỏ.

Nếu dị hợp 1 cặp gen: F1 phân ly 3:1 (có 2 trường hợp ta có thể nhận ra được kiểu gen của H)

Nếu dị hợp 2 cặp gen: F1 phân ly: 9:3:3:1

(2) Cho cây H giao phấn với cây hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen:

Nếu đồng hợp trội (AABB) thì F1 chỉ có KH hoa đỏ.

Nếu dị hợp 1 cặp gen phân ly 3:1 (có 2 trường hợp ta có thể nhận ra được kiểu gen của H)

Nếu dị hợp 2 cặp gen: 9:3:3:1

(6) Cho cây H giao phấn với cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp tử (aaBb)

Nếu cây H là đồng hợp trội thì F1 chỉ có KH hoa đỏ

Nếu dị hợp 1 cặp gen : TH1: AaBB ×aaBb → (1:1)

TH2: AABb × aaBb → (3:1)

Nếu dị hợp 2 cặp gen: F1 phân ly: (1:1)(3:1)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu di truyền của Menden là:

  1. Theo dõi sự di truyền của 1 cặp tính trạng rồi mới xét đến hai và nhiều cặp tính trạng; thí nghiệm được lặp đi lặp lại nhiều lần và trên nhiều đối tượng khác nhau.
  2. Dùng toán thống kê để xử lý số liệu thu được và dùng lai phân tích để kiểm tra kiểu gen của các thế hệ lai.
  3. Chọn dòng thuần chủng với đối tượng chủ yếu là đậu Hà Lan mang các cặp tính trạng tương phản rõ rệt.
  4. Các câu trên đều đúng.

Đáp án:

Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu di truyền của Menden là:

- Chọn dòng thuần chủng với đối tượng chủ yếu là đậu Hà Lan mang các cặp tính trạng tương phản rõ rệt;

- Theo dõi sự di truyền của 1 cặp tính trạng rồi mới xét đến hai và nhiều cặp tính trạng;

- Thí nghiệm được lặp đi lặp lại nhiều lần và trên nhiều đối tượng khác nhau và ùng toán thống kê để xử lý số liệu thu được và dùng lai phân tích để kiểm tra kiểu gen của các thế hệ lai.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Trong các thí nghiệm của Menđen, khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, ông nhận thấy ở thế hệ F2

  1. Có sự phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.
  2. Có sự phân li theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn.
  3. Đều có kiểu hình khác bố mẹ.
  4. Đều có kiểu hình giống bố mẹ.

Đáp án:

Khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, F2 có sự phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Ở các loài sinh vật nhân thực, hiện tượng các alen thuộc các lôcut gen khác nhau cùng quy định một tính trạng được gọi là:

  1. Tương tác gen.
  2. Hoán vị gen
  3. Tác động đa hiệu của gen.
  4. Liên kết gen.

Đáp án:

Ở các loài sinh vật nhân thực, hiện tượng các alen thuộc các lôcut gen khác nhau cùng quy định một tính trạng được gọi là tương tác gen.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Ở các loài sinh vật nhân thực, tương tác gen là hiện tượng:

  1. Các alen thuộc cùng một lôcut gen cùng quy định một tính trạng
  2. Các alen thuộc các lôcut gen khác nhau cùng quy định một tính trạng
  3. Các alen thuộc các lôcut gen khác nhau cùng quy định các tính trạng khác nhau
  4. Các alen thuộc các lôcut gen trên NST giới tính.

Đáp án:

Ở các loài sinh vật nhân thực, hiện tượng các alen thuộc các lôcut gen khác nhau cùng quy định một tính trạng được gọi là tương tác gen.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Thực chất của tương tác gen là:

  1. Sản phẩm của các gen tác động qua lại với nhau trong sự hình thành tính trạng
  2. Các gen tác động qua lại với môi trường trong sự hình thành một kiểu hình.
  3. Các tính trạng do gen quy định tác động qua lại với nhau trong một kiểu gen.
  4. Sản phẩm của gen này tác động lên sự biểu hiện của một gen khác trong một kiểu gen.

Đáp án:

Thực chất của tương tác gen là: Sản phẩm của các gen tác động qua lại với nhau trong sự hình thành tính trạng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Tương tác gen được hình thành do tác động trực tiếp của:

  1. Sản phẩm của các gen với nhau
  2. Các gen tác động với nhau và tạo ra một sản phẩm duy nhất
  3. Các tính trạng do gen quy định tác động qua lại với nhau trong một kiểu gen.
  4. Sản phẩm của gen này tác động một gen khác làm gen đó không hoạt động.

Đáp án:

Thực chất của tương tác gen là: Sản phẩm của các gen tác động qua lại với nhau trong sự hình thành tính trạng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Ở ngựa sự có mặt của 2 gen trội A và B cùng kiểu gen qui định lông xám, gen A có khả năng đình chỉ hoạt động của gen B nên gen B cho lông màu đen khi không đứng cùng với gen A trong kiểu gen. Ngựa mang 2 cặp gen đồng hợp lặn cho kiểu hình lông hung. Các gen phân li độc lập trong quá trình di truyền. Tính trạng màu lông ngựa là kết quả của hiện tượng nào?

  1. Tác động cộng gộp
  2. Tác động ác chế
  3. Trội không hoàn toàn
  4. Tác động bổ trợ

Đáp án:

Theo đề bài, gen A có khả năng đình chỉ hoạt động của gen B, gen B chỉ biểu hện kiểu hình khi không đứng cùng với gen A trong cùng 1 kiểu gen.Hay nói cách khác là gen A át chế hoạt động của gen trội B

Suy ra, Tính trạng màu lông ngựa là kết quả của hiện tượng tương tác át chế 

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định màu sắc hoa. Giả sử alen A quy định tổng hợp enzyme A tác động Ịàm cơ chất 1 (có màu trắng) chuyển hóa thành cơ chất 2 (cũng có màu trắng); Alen B quy định tổng hợp enzyme B tác động làm cơ chất 2 chuyển hóa thành sản phẩm R (sắc tố đỏ); các alen lặn tương ứng (a, b) đều không có khả năng này. Cơ thể có kiểu gen nào dưới đây cho kiểu hình hoa trắng?

  1. AABb
  2. aaBB
  3. AaBB
  4. AaBb

Đáp án:

Theo đề bài ta có khi có cả hai alen trội A và B thì cơ thể cho kiểu hình hoa đỏ → thiếu 1 trong hai alen thì đều kiểu hình hoa trắng.

Quy ước: A-B- : đỏ

A-bb = aaB- = aabb = trắng

Ta thấy các kiểu gen AABb, AaBB, AaBb đều ở dạng A-B- → cho kiểu hình hoa đỏ.

Kiểu gen cho kiểu hình hoa trắng là aaBB.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định màu sắc hoa. Giả sử alen A quy định tổng hợp enzyme A tác động Ịàm cơ chất 1 (có màu trắng) chuyển hóa thành cơ chất 2 (cũng có màu trắng); Alen B quy định tổng hợp enzyme B tác động làm cơ chất 2 chuyển hóa thành sản phẩm R (sắc tố đỏ); các alen lặn tương ứng (a, b) đều không có khả năng này. Cơ thể có kiểu gen nào dưới đây cho kiểu hình hoa đỏ?

  1. AABb
  2. AaBb
  3. AaBB
  4. Cả ba kiểu gen trên

Đáp án:

Theo đề bài ta có khi có cả hai alen trội A và B thì cơ thể cho kiểu hình hoa đỏ → thiếu 1 trong hai alen thì đều kiểu hình hoa trắng.

Quy ước: A-B- : đỏ

A-bb = aaB- = aabb = trắng

Ta thấy các kiểu gen AABb, AaBB, AaBb đều ở dạng A-B- → cho kiểu hình hoa đỏ.

Kiểu gen cho kiểu hình hoa trắng là aaBB.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22: Ở một loài thực vật xét 2 cặp gen (A, a và B, b); trong kiểu gen có mặt cả 2 gen trội A và B quy định kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định kiểu hình hoa trắng. Số kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ tối đa trong loài là?

  1. 3
  2. 2
  3. 1
  4. 4

Đáp án:

Số kiểu gen của cây hoa đỏ là 4: AABB; AABb; AaBB; AaBb

Đáp án cần chọn là: D

Câu 23: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về liên kết gen? 

  1. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể đồng dạng liên kết với nhau hình thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết bằng số nhiễm sắc thể trong hợp chất của loài.
  2. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể liên kết với nhau hình thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết bằng số nhiễm sắc thể trong hợp chất của loài.
  3. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể liên kết với nhau hình thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết bằng số nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội (n) của loài.
  4. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể liên kết với nhau hình thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết thường bằng số nhiễm sắc thể trong giao tử của loài.

Đáp án:

Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể đồng dạng liên kết với nhau hình thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết bằng số nhiễm sắc thể trong giao tử của loài (n). 

Đáp án cần chọn là: C

Câu 24: Ở ruồi giấm, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n= 8. Số nhóm gen liên kết của loài này là

  1. 2.
  2. 8.
  3. 4.
  4. 6.

Đáp án:

Số nhóm gen liên kết bằng số NST bộ đơn bội và bằng 4. 

Đáp án cần chọn là: C

Câu 25: Ở gà, bộ nhiễm sắc thể 2n = 78. Số nhóm gen liên kết ở gà mái là:

  1. 38
  2. 40
  3. 78
  4. 39

Đáp án:

Ở gà 2n = 78 → có 39 cặp NST, nhưng ở gà mái có bộ NST giới tính là XY nên số nhóm gen liên kết là 39 +1 = 40

Đáp án cần chọn là: B

Câu 26: Một loài thực vật có 12 nhóm gen liên kết. Theo lí thuyết, bộ NST lưỡng bội của loài này là

  1. 2n = 12
  2. 2n = 24
  3. 2n = 36
  4. 2n = 6

Đáp án:

Số nhóm gen liên kết bằng số NST trong bộ NST đơn bội của loài, hay n = 12

Vậy thể lưỡng bội: 2n = 24.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 27: Cơ sở tế bào học của trao đổi đoạn nhiễm sắc thể là:

  1. Sự tiếp hợp các NST tương đồng ở kì trước của giảm phân I.
  2. Sự trao đổi đoạn giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì trước của giảm phân II.
  3. Sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn gốc ở kì trước giảm phân I.
  4. Sự phân li và tổ hợp tự do của nhiễm sắc thể trong giảm phân.

Đáp án:

Cơ sở tế bào học của trao đổi đoạn nhiễm sắc thể là sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn gốc ở kì trước giảm phân I.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 28: Các cây  hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tùy thuộc vào

  1. Hàm lượng phân bón
  2. Nhiệt độ môi trường
  3. Độ pH của đất
  4. Chế độ ánh sáng của môi trường.

Đáp án:

Màu sắc hoa của cây hoa cẩm tú cầu phụ thuộc vào độ pH của đất

Đáp án cần chọn là: C

Câu 29: Chọn câu đúng trong các phát biểu sau

  1. Cùng một kiểu gen có khi kiểu hình khác nhau
  2. Kiểu gen như nhau chắc chắn có kiểu hình như nhau
  3. Kiểu hình như nhau bao giờ cũng có cùng kiểu gen
  4. Cùng một kiểu hình chỉ có một kiểu gen

Đáp án:

Cùng một kiểu gen nhưng sống ở môi trường khác nhau thì sự tương tác giữa KG và môi trường có thể tạo ra kiểu hình khác nhau.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 30: Khẳng định nào dưới đây không đúng?

  1. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước điều kiện môi trường
  2. Kiểu hình của một cơ thể không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào môi trường.
  3. Bố mẹ truyền đạt cho con kiểu gen và những tính trạng đã hình thành sẵn.
  4. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.

Đáp án:

Khẳng định không đúng là C

Bố mẹ chỉ truyền đạt cho con kiểu gen – thông qua quá trình giảm phân và hình thành hợp tử

Đáp án cần chọn là: C

Câu 31: Thường biến là những biến đổi về

  1. Cấu trúc di truyền.
  2. Kiểu hình của cùng một kiểu gen.
  3. Bộ nhiễm sắc thể.
  4. Một số tính trạng.

Đáp án:

Thường biến là những biến đổi về kiểu hình của cùng một kiểu gen.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 32: Thường biến là những biến đổi

  1. đồng loạt, không xác định, không di truyền.
  2. đồng loạt, xác định, một số trường hợp di truyền.
  3. đồng loạt, xác định, không di truyền.
  4. riêng lẻ, không xác định, di truyền

Đáp án:

Thường biến là loại biến dị đồng loạt theo một hướng xác định (phù hợp với ngọai cảnh tác động) đối với 1 nhóm cá thể cùng KG, cùng điều kiện sống.

Thường biến không do những biến đổi của KG nên không di truyền.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 33: Cho 1 số hiện tượng biến dị sau ở sinh vật thường gặp trong tự nhiên:

1. Lúa lùn, cứng, có khả năng chịu được gió mạnh.

2. Bàng và xoan rụng lá vào mùa đông.

3. Cây ngô bị bạch tạng.

4. Cây hoa anh thảo đỏ thuần chủng khi trồng ở 350C thì ra hoa màu trắng.

Những biến dị thường biến là:

  1. 1, 2
  2. 1, 3
  3. 2, 3
  4. 2, 4

Đáp án: 

Hiện tượng thường biến là hiện tượng cơ thể sinh vật có những biến đổi nhất định khi điều kiện môi trường thay đổi.

→ Hiện tượng 2 và 4

Đáp án cần chọn là: D

icon-date
Xuất bản : 02/04/2021 - Cập nhật : 13/04/2021