logo

27 câu Trắc nghiệm ĐÚNG SAI Lịch sử 10 Bài 11 Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

icon_facebook

Ôn thi giữa kì, học kì đòi hỏi sự tập trung cao độ và phương pháp học hiệu quả. Để giúp các bạn học sinh vượt qua môn học này một cách dễ dàng, chúng tôi đã tổng hợp những tài liệu ôn thi mới nhất, bám sát nội dung đề thi và xu hướng ra đề mới nhất. Các bạn sẽ có thể làm online hoặc chọn phương án tải về in ra để luyện (ở cuối bài).


1. Trắc nghiệm 4 phương án chọn 1 đáp án đúng

Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở tự nhiên dẫn tới sự hình thành của văn minh Văn Lang - Âu Lạc?
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
B. Có nhiều mỏ khoáng sản.
C. Có hệ thống sông ngòi dày đặc
D. Đất đai khô cằn, khó canh tác
Chọn C
Câu 2: Lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là
A. cá.
B. rau củ.
C. thịt.
D. lúa gạo.
Chọn D
Câu 3: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc có cội nguồn từ nền văn hóa nào sau đây?
A. Văn hóa Phùng Nguyên.
B. Văn hóa Óc Eo.
C. Văn hóa Sa Huỳnh.
D. Văn hóa Hòa Bình.
Chọn  A
Câu 4: Hoạt động kinh tế chủ đạo của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là
A. nông nghiệp trồng lúa nước
B. chăn nuôi gia súc lớn.
C. đánh bắt thủy hải sản.
D. chế tác sản phẩm thủ công.
Chọn  A
Câu 5: Người đứng đầu Nhà nước Văn Lang là

A. An Dương Vương.
B. Hùng Vương.
C. lạc tướng.
D. lạc hầu.
Chọn B
Câu 6: Cư dân Văn Lang - Âu Lạc không có tín ngưỡng nào sau đây?
A. Thờ cúng tổ tiên.
B. Thờ các vị thần tự nhiên.
C. Tín ngưỡng phồn thực
D. Tín ngưỡng thờ Phật.
Chọn D
Câu 7: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc không được hình thành trên lưu vực của dòng sông nào?
A. Sông Cả.
B. Sông Mã.
C. Sông Hồng.
D. Sông Lam.
Chọn D
Câu 8: Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Phù Nam là
A. thuyền.
B. ngựa
C. xe thồ.
D. trâu.
Chọn  A
Câu 9: Một trong những hình thức chôn cất người chết của cư dân Phù Nam là
A. tháp táng.
B. hỏa táng.
C. vách táng.
D. mộc táng.
Chọn B
Câu 10: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Chăm-pa?
A. Có nhiều vịnh, cảng biển tốt.
B. Khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi.
C. Địa hình thấp, chủ yếu là đồng bằng.
D. Có dải đồng bằng nhỏ, hẹp dọc ven biển.
Chọn C
Câu 11: Cư dân Chăm cổ gồm hai bộ tộc chính là
A. Dừa và Cau.
B. Hổ và Gấu.
C. Cam và Quýt.
D. Voi và Gấu.
Chọn  A
Câu 12: Cư dân Chăm cổ thuộc ngữ hệ nào sau đây?
A. Mông - Dao.
B. Thái.
C. Nam Đảo.
D. Mường.
Chọn C
Câu 13: Chế độ nào sau đây được bảo lưu lâu dài trong cộng đồng người Chăm?
A. Chế độ phụ hệ.
B. Chế độ mẫu hệ.
C. Chế độ vua - tôi.
D. Chế độ quan - dân.
Chọn B
Câu 14: Tổ chức xã hội của người Chăm được phân chia theo những yếu tố nào sau đây?

A. Tộc người và tín ngưỡng.
B. Tín ngưỡng và tôn giáo.
C. Lãnh thổ và tộc người.
D. Địa hình và địa bàn cư trú. 
Chọn D
Câu 15:  Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là khu vực nào của Việt Nam ngày nay?
A. Bắc Bộ.
B. Nam Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Nam Trung Bộ.
Chọn B
Câu 16: Văn minh Phù Nam gắn liền với nền văn hóa nào sau đây?
A. Văn hóa Sa Huỳnh.
B. Văn hóa Phùng Nguyên.
C. Văn hóa Óc Eo.
D. Văn hóa Đông Sơn.
Chọn C
Câu 17: Điều kiện tự nhiên nào sau đây đã tạo cơ sở cho Phù Nam có thể sớm kết nối với nền thương mại biển quốc tế?
A. Giáp biển, có nhiều cảng biển.
B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc
C. Đất đai canh tác giàu phù sa
D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
Chọn  A
Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Phù Nam?
A. Đất đai khô cằn, khó canh tác
B. Giáp biển, có nhiều hải cảng.
C. Nguồn lợi thuỷ sản phong phú.
D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc
Chọn  A
Câu 19: Văn minh Phù Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh nào sau đây?
A. Văn minh La Mã.
B. Văn minh Ấn Độ.
C. Văn minh Lưỡng Hà.
D. Văn minh Trung Hoa
Chọn B
Câu 20: Những lực lượng nào trong xã hội Phù Nam có vai trò chi phối các quan hệ chính trị - xã hội và ngoại giao?
A. Quý tộc và tu sĩ.
B. Nông dân và nô lệ.
C. Nông dân và thợ thủ công.
D. Thợ thủ công và thương nhân.
Chọn  A


2. Trắc nghiệm Đúng sai


Câu 1. Dựa vào thông tin cho sẵn, kết hợp với kiến thức đã học để chọn câu trả lời đúng( Đ) hoặc sai (S), đánh vào ô trên phiếu trả lời.
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng Ba” (Ca dao)
Lễ hội Đền Hùng tại Phú Thọ được tổ chức vào ngày 10 tháng Ba âm lịch hằng năm.Đây là dịp người dân Việt Nam tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng, thể hiện đạo lí truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và tinh thần đại đoàn kết. Năm 2012, Unesco đã ghi danh tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
A. Văn minh Văn Lang -Âu Lạc ( Văn minh Sông Hồng) là văn minh đầu tiên của người Việt.
B. Tổ chức nhà nước Văn Lang rất chặt chẽ, hoàn chỉnh .Đứng đầu nhà nước Văn Lang là Vua Hùng
C. Thờ cúng tổ tiên và những người có công là tín ngưỡng truyền thống của cư dân Việt
D. Để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng, hằng năm nhân dân ta làm giỗ vào ngày 20 tháng tư Âm lịch.
E. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn và phát huy.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ C đúng
MỆNH ĐỀ E đúng
Câu 2. Cho bản dữ kiện về một số thành tựu của các nền văn minh Văn Lang -Âu Lac, Chăm -Pa và Phù Nam. kết hợp với kiến thức đã học để chọn câu trả lời đúng( Đ) hoặc sai (S), đánh vào ô trên phiếu trả lời.
 

Văn minh Thành tựu
Văn Lang- Âu Lạc Thời kì Đông Sơn, một số nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, trong đó nghề đúc đồng phát triển vượt bậc, Tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn.
Chăm- Pa TKVI, người Chăm đã sáng tạo ra chữ viết của dân tộc mình. Kiến trúc, Thánh địa Mỹ Sơn, tháp Mỹ Khánh (thừa  Thiên Huế)
Phù Nam Từ thế kỉ III đến TK V tổ chức bộ máy nhà nước ngày càng hoàn thiện.Các quốc gia cổ Đốn Tốn, Xích Thổ, Chân Lạp đã phải thần Phục Phù Nam, thực hiện cống nạp…

A. Cư dân Văn Lang, Âu Lạc đã biết sử dụng cày trong nông nghiệp.
B. Thế kỉ III đến thế kỉ V Phù Nam bước vào giai đoạn suy yếu.
C. Cư dân Chăm Pa đã tiếp thu và sáng tạo ra chữ viết của mình trên cơ sở nền văn hóa Ấn Độ.
D. Việc tiếp thu những thành tựu của văn minh Ấn Độ đã góp phần đưa nền văn minh Chăm Pa, Phù Nam phát triển rực rỡ.
E. Nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc, Chăm Pa và Phù Nam đặt cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của các quốc gia- dân tộc sau đó.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ C đúng
MỆNH ĐỀ D đúng
E. Đúng
Câu 3. Lựa chọn Đúng- Sai
Dựa vào kiến thức đã học và dữ liệu hình ảnh sau.


IMG_256             IMG_256                     IMG_256

1. Mũi tên Đồng ở Cổ Loa      2.Thành Cổ Loa      3. Câu chuyện Mị Châu- Trọng Thủy  
A. Đứng đầu nhà nước Âu Lạc là Vua Hùng Vương
B. Cư dân Văn Lang - Âu Lạc chưa biết đến kĩ thuật chế tác đồ đồng.
C. Thành Cổ Loa đã góp phần vào chiến thắng vẻ vang của nhân dân Âu Lạc chống các cuộc xâm lược của Quân Triệu (trước năm 179TCN)
D. Nhà nước Âu Lạc là bước kế tục và phát triển cao hơn của nước Văn Lang.
MỆNH ĐỀ C đúng
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 4. Đọc đoạn tư liệu.
Nền văn minh của người Việt cổ với biểu tượng trống Đồng Đông Sơn thực chất là một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước dựa trên nền tảng cộng đồng xóm làng và một cơ cấu chính trị nhà nước phôi thai, không những đã vươn tới một trình độ phát triển khá cao, mà còn xác lập lối sống Việt Nam, truyền thống Việt Nam, đặt cơ sở vững chắc cho toàn bộ sự tồn tại và phát triển của quốc- gia dân tộc
                       (Theo Phan Huy Lê (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập 1, NXB GDVN, 2012, tr173)
A. Nền kinh tế chủ đạo của cư dân Việt cổ là nghề nông trồng lúa nướC
B. Cơ sở xã hội dẫn đến sự ra đời nhà nước Văn Lang -Âu Lạc là dựa trên nền tảng văn hóa xóm làng.
C. Ba nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam có quan hệ mật thiết, lâu dài với nhau tạo nên đặc trưng truyền thống văn hoá Việt Nam. thống nhất trong đa dạng.
D. Trống đồng Đông Sơn là bảo vật chung của các cộng đồng cư dân cổ sinh sống trên đất nước Việt Nam
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
MỆNH ĐỀ C đúng
Câu 5. Dựa vào đoạn tư liệu và kiến thức đã học hãy chọn câu trả lời đúng( Đ) hoặc sai (S)    
      “Vùng đất này được coi là vùng có khí hậu khô hạn nhất miền Trung, đồng bằng hẹp, khô hạn, cồn cát chiếm tỉ lệ cao. Trong những vùng ngăn cách bởi dải Hoành Sơn, có không gian khép kín, ba mặt là núi, hướng đông mở ra biển,…Mối liên hệ giữa các vùng với nhau chủ yếu là giao thông đường biển, bởi đường bộ phải vượt qua những đèo khá hiểm trở gian nan.”
                      
                                             (Lê Đình Phụng, đối thoại với nền văn minh cổ Chăm-pa, 
                                                                                NXB Khoa học Hà Nội,2015, tr104.)
1. Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới
2. Cư dân Chăm-pa  chủ yếu mặc Ka-ma và ở nhà trệt
3. Văn minh Chăm-pa hình thành, tồn tại và phát triển trên địa bàn các tỉnh miền Trung và một phần cao nguyên Trường Sơn.
4. Các hoạt động khai thác lâm sản và thương mại đường biển không phát triển
5. Có cội nguồn từ văn hóa Sa Huỳnh
MỆNH ĐỀ 1 đúng
MỆNH ĐỀ 2 đúng
MỆNH ĐỀ 3 đúng
MỆNH ĐỀ 5 đúng
Câu 6. Từ hơn 2000 năm trước, trên lãnh thổ VN đã từng hình thành ba nền văn minh gắn với ba quốc gia cổ. Văn minh Văn Lang-Âu Lạc, Văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam. Bằng những kiến thức đã học hãy lựa chọn đáp án đúng – sai ở những câu sau.
1. Đời sống kinh tế chủ yếu của 3 nền văn minh trên là làm nông nghiệp trồng lúa Ngoài nghề nông còn có các nghề thủ công. 
2. Cả văn minh Văn minh Chăm-Pa và Văn minh Phù Nam đều có những con sông lớn, nơi cư dân sinh sống có vị trí tiếp giáp với biển, thuận lợi giao lưu, buôn bán, nhất là buôn bán bằng đường biển với các nước láng giềng.
3. Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có chữ viết riêng bắt nguồn tử chữ Phạn của Ấn Độ.
4. Cư dân Chăm-pa sống theo chế độ mẫu hệ.
5. Về chính trị các quốc gia cổ  đều theo thể chế dân chủ cổ đại( chế độ chiếm nô).
MỆNH ĐỀ 1 đúng
MỆNH ĐỀ 2 đúng
MỆNH ĐỀ 4 đúng
Câu 7. Qua bảng hệ thống. cơ sở hình thành của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam  để rút ra điểm giống nhau giữa các nền văn minh cổ.
 

Cơ sở

Văn minh

Văn Lang - Âu Lạc

Văn minh

Chăm-pa

Văn minh

Phù Nam

Điều kiện

tự nhiên

- Hình thành trên lưu vực các dòng sông như sông Hồng, sông Mã, sông Cả,...

- Hình thành, tồn tại và phát triển trên địa bàn các tỉnh miền Trung và một phần cao nguyên Trường Sơn.

- Hình thành ở vùng vùng hạ lưu sông Mê Công

Xã hội

- Cội nguồn từ văn hoá Phùng Nguyên, phát triển rực rỡ trong thời kì văn hoá Đông Sơn.

- Cư dân Việt cổ sống thành từng làng

- Cội nguồn từ văn hóa Sa Huỳnh.

- Cơ cấu xã hội dạng lãnh địa / liên minh cụm làng

- Có một số nhóm người khác cùng với cư dân Sa Huỳnh xây dựng nền văn minh

- Có cội nguồn từ nền văn hoá tiền Óc Eo.

- Cấu trúc làng nông - chài - thương nghiệp hình thành.

- Người bản địa và cư dân Nam Đảo di cư đến, cùng xây dựng và phát triển văn minh.

Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ

 

- Sớm tiếp xúc với văn minh Ấn Độ

- Sớm tiếp xúc với văn minh Ấn Độ

1. Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đều được hình thành trên vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn.
2. Nhu cầu bảo vệ cuộc sống của cộng đồng là một cơ sở để hình thành nhà nước đầu tiên ở Việt Nam.
3. Các quốc gia cổ đều xuất phát từ nền văn hóa Phùng Nguyên .
4. Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam có điểm chung là chịu ảnh hưởng bởi văn minh Ấn Độ.
MỆNH ĐỀ 2 đúng


3. Luyện trắc nghiệm Online


 

icon-date
Xuất bản : 10/10/2024 - Cập nhật : 15/10/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads