Ôn thi giữa kì, học kì đòi hỏi sự tập trung cao độ và phương pháp học hiệu quả. Để giúp các bạn học sinh vượt qua môn học này một cách dễ dàng, chúng tôi đã tổng hợp những tài liệu ôn thi mới nhất, bám sát nội dung đề thi và xu hướng ra đề mới nhất. Các bạn sẽ có thể làm online hoặc chọn phương án tải về in ra để luyện (ở cuối bài).
Câu 1: Đại bộ phận Đông Nam Á nằm trong vùng khí hậu nào?
A. Hàn đới.
B. Ôn đới.
C. Cận nhiệt gió mùa
D. Gió mùa nóng ẩm.
Chọn D
Câu 2: Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á?
A. Tín ngưỡng thờ Chúa
B. Tín ngưỡng phồn thực
C. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.
D. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Chọn A
Câu 3: Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á từ những quốc gia nào?
A. Trung Quốc và Ấn Độ.
B. A-rập và Ai Cập.
C. Ba Tư và Ấn Độ.
D. Trung Quốc và Nhật Bản.
Chọn A
Câu 4: Hồi giáo được du nhập vào Đông Nam Á thông qua con đường nào?
A. Con đường áp đặt tôn giáo.
B. Con đường thương mại biển.
C. Con đường bành trướng xâm lược
D. Con đường buôn bán đường bộ.
Chọn B
Câu 5: Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV được coi là thời kì
A. hình thành nền văn minh Đông Nam Á.
B. phát triển mạnh mẽ của văn minh Đông Nam Á.
C. suy thoái của văn minh Đông Nam Á.
D. văn minh Đông Nam Á bước vào thời kì cận đại.
Chọn B
Câu 6: Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Hán?
A. Chữ Chăm cổ.
B. Chữ Khơ-me cổ.
C. Chữ Miến cổ.
D. Chữ Nôm.
Chọn D
Câu 7: Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Phạn?
A. Chữ Chăm cổ.
B. Chữ Hán.
C. Chữ La-tinh.
D. Chữ giáp cốt.
Chọn A
Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình tôn giáo ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
A. Tôn giáo ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần của cư dân.
B. Khu vực đa tôn giáo, du nhập nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.
C. Các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển một cách hòa hợp.
D. Các tôn giáo luôn đối lập và xung đột gay gắt với nhau.
Chọn D
Câu 9: Riêm Kê là tác phẩm văn học nổi tiếng của quốc gia nào sau đây?
A. Thái Lan.
B. Lào.
C. Cam-pu-chia22
D. Việt Nam.
Chọn C
Câu 10: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á?
A. Mang đậm ảnh hưởng từ bên ngoài.
B. Mang màu sắc tôn giáo rõ nét.
C. Là tín ngưỡng của cư dân du mục
D. Lệ thuộc và gắn bó với thiên nhiên.
Chọn C
Câu 11: Cư dân thuộc tiểu chủng Đông Nam Á mang đặc điểm của hai đại chủng tộc nào sau đây?
A. Nê-grô-ít và Ô-xtra-lô-ít.
B. Ơ-rô-pê-ô-ít và Môn-gô-lô-ít.
C. Môn-gô-lô-ít và Ô-xtra-lô-ít.
D. Ơ-rô-pê-ô-ít và Nê-grô-ít.
Chọn C
Câu 12: Sự đa dạng về sắc tộc tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
A. Giúp văn minh Đông Nam Á phát triển thống nhất.
B. Tạo nên sự tương đồng trong văn hóa các nước
C. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á.
D. Gây nên sự chia rẽ trong văn hóa Đông Nam Á.
Chọn C
Câu 13: Nhận xét nào sau đây là đúng về tổ chức xã hội ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
A. Vừa mang tính bản địa, vừa tiếp biến các giá trị bên ngoài.
B. Chỉ mang tính bản địa, không tiếp thu các thành tố bên ngoài.
C. Các yếu tố xã hội bên ngoài lấn át hoàn toàn yếu tố bản địa
D. Mang đậm dấu ấn cá nhân, tính liên kết cộng đồng mờ nhạt.
Chọn A
Câu 14: Đầu thế kỉ XVI, Công giáo được truyền bá vào Phi-líp-pin thông qua các linh mục người nước nào?
A. Bồ Đào Nha
B. Anh.
C. Tây Ban Nha
D. Hà Lan.
Chọn C
Câu 15: Tháp Thạt Luổng (Lào) là công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của tôn giáo nào?
A. Hin-đu giáo.
B. Phật giáo.
C. Nho giáo.
D. Hồi giáo.
Chọn B
Câu 16: Quần thể kiến trúc đền Bô-rô-bu-đua là công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu của quốc gia nào?
A. Ma-lai-xi-a
B. Phi-líp-pin.
C. Xin-ga-po.
D. In-đô-nê-xi-a
Chọn D
Câu 17: Nghệ thuật điêu khắc ở Đông Nam Á thời cổ - trung đại chịu ảnh hưởng rõ nét của những quốc gia nào?
A. Ai Cập và Lưỡng Hà.
B. Hy Lạp và La Mã.
C. A-rập và Ba Tư.
D. Ấn Độ và Trung Quốc
Chọn D
Câu 18: Kiến trúc đền, chùa ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chủ yếu chịu ảnh hưởng của những tôn giáo nào?
A. Phật giáo và Hin-đu giáo.
B. Hồi giáo và Công giáo.
C. Nho giáo và Phật giáo.
D. Hin-đu giáo và Công giáo.
Chọn A
Câu 19: Một trong những minh chứng cho sự phát triển đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình bản địa ở Đông Nam Á thời kì cổ đại là
A. khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam).
B. trống đồng Đông Sơn (Việt Nam).
C. chùa Phật Ngọc (Thái Lan).
D. Ăng-co Thom (Cam-pu-chia).
Chọn B
Câu 20: Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
A. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
B. Xóa bỏ nền văn minh cũ, hình thành nền văn minh mới ở Đông Nam Á.
C. Góp phần giữ vững mọi yếu tố truyền thống của văn minh Đông Nam Á.
D. Xây dựng nền văn minh phụ thuộc vào văn minh Ấn Độ và Trung Hoa
Chọn A
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
Vương quốc Pa – gan tồn tại trong khoảng thế kỉ X – XIII, từng là một vương quốc thịnh vượng ở Đông Nam Á. Các quốc vương của Pa – gan rất tôn sùng Phật giáo nên đã cho xây dựng khoảng 5000 ngôi chùa, tháp dọc theo bờ sông I – ra – oa – đi. Hiện nay, thành cổ Pa – gan còn lại di tích của gần 2000 ngôi chùa, tháp cho thấy đây từng là một trung tâm Phật giáo lớn sánh ngang với Ăng co Vát của Campuchia, Trong đó, lớn nhất phải kể đến ngôi đền Ananđa, được xây dựng vào thế kỉ XII với kiến trúc công phu, chi tiết. Ngọn tháp cao nhất ở đền được mạ vàng, mỗi khi ánh bình minh hay hoàng hôn chiếu vào tạo ra sự lấp lánh huyền ảo. Năm 2019, Tổ chức UNESCO đã công nhận thành phố cổ Pagan là Di sản văn hóa thế giới.
A. Thành phố cổ Pa – gan chính là minh chứng cho sự tồn tại của vương quốc Pa – gan hùng mạnh thời trung đại.
B. Vương quốc Pa- gan thuộc đất nước Mi – an – ma hiện nay là vương quốc có Phật giáo, Đạo giáo và Hin – đu giáo rất phát triển.
C. Trong quá trình tồn tại của mình, các quốc vương của Pa – gan đã cho xây dựng khoảng 5000 ngôi chùa và hầu hết vẫn còn lại di tích đến ngày nay.
D. Thành phố cổ Pa – gan là một trong số nhiều di tích còn lại ngày nay ở Đông Nam Á được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
“Thánh lễ Thiên chúa giáo đầu tiên diễn ra ở Phi – lip – pin vào ngày 31/3/1521 tại thị trấn Li – ma – xa – oa, tỉnh Nam Lây – tê, do hạm đội tàu của Phéc – đi – năng Ma – gien – lăng cử hành. Sự kiện này đã đánh dấu việc Thiên chúa giáo lần đầu tiên xuất hiện ở Phi – lip – pin và cũng là thánh lễ đầu tiên ở Đông Nam Á”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 10, Bộ cánh diều, tr.48)
A. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về quá trình hình thành và phát triển của Thiên chúa giáo tại tỉnh Nam Lây – tê (Phi – lip – pin)
B. Thánh lễ Thiên chúa giáo đầu tiên của Đông Nam Á diễn ra tại đất nước Phi – lip – pin vào thế kỉ XV.
C. Thiên chúa giáo lần đầu tiên được du nhập vào Phi – lip – pin thông qua các giáo sĩ người Tây Ban Nha
D. Phi – lip – pin là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á tiếp thu Thiên chúa giáo từ phương Tây
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
“Từ xa xưa, nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia có nền nông nghiệp lúa nước ở Đông Nam Á. Từ đó, những lễ hội té nước mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống xuất hiện nhằm mục đích cầu mong mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, Lễ hội té nước còn là nghi thức đón năm mới ở một số nước Đông Nam Á. Lễ hội ở mỗi đất nước có tên gọi khác nhau (Thinh – an ở Mi – an – ma, Song - kơ – ran ở Thái Lan, Bun – pi – mây ở Lào, Chôl Chnăm Thmây ở Cam – pu – chia) nhưng được tổ chức cùng một mốc thời gian với các hoạt động văn hóa đặc sắc và những nghi lễ mang nhiều nét tương đồng”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 10, Bộ chân trời sáng tạo, tr.58)
A. Lễ hội té nước là một tín ngưỡng đặc sắc của khu vực Đông Nam Á.
B. Nền kinh tế nông nghiệp lúa nước đóng vai trò chủ đạo là một trong những nguồn gốc sâu xa hình thành nên lễ hội té nước ở các quốc gia Đông Nam Á.
C. Lễ hội té nước có nhiều tên gọi khác nhau, được tổ chức ở nhiều thời điểm khác nhau ở các nước Đông Nam Á.
D. Lễ hội té nước cũng đồng thời là nghi thức đón năm mới của tất cả các quốc gia Đông Nam Á.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
Trong những dịp như lễ đính hôn, tiệc mừng nhà mới và đặc biệt là khi ốm đau…, người Lào đều tổ chức lễ Ba – xi để bày tỏ sự đoàn kết, tương thân tương ái trong gia đình và cộng đồng. Buổi lễ Ba – xi có nguồn gốc giao thoa giữa đạo Phật, đạo Bà – la – môn và thuyết vạn vật hữu linh, tới nay vẫn giữ vị trí quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, văn hóa ở Lào. Trong buổi lễ, già làng chủ trì tụng kinh và cầu chúc sức khỏe, may mắn. Sau đó, những người tham gia thay phiên nhau cầu chúc cho người thân khỏe mạnh và buộc các sợi dây bông quanh cổ tay của họ. Sợi dây sẽ được mọi người giữ đeo trong ba ngày để bày tỏ sự gắn kết mối quan hệ.
A. Lễ Ba – xi là một nét độc đáo trong đời sống tín ngưỡng, văn hóa của nước Lào trong lịch sử và hiện nay.
B. Người Lào chỉ tổ chức lễ Ba – xi khi chào đón năm mới và trong lễ cưới.
C. Lễ Ba – xi chính là kết quả của sự giao thoa giữa tôn giáo du nhập từ bên ngoài với tín ngưỡng bản địa
D. Ở Lào, lễ hội Ba – xi chỉ có ý nghĩa duy nhất là cầu chúc sức khỏe, may mắn cho những người thân trong gia đình.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ C đúng
Câu 5. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
Đền Ăngco Vát được xây dựng dưới thời vua Suryavácman II, hoàn thành vào năm 1150 đúng vào năm vua mất. Gần 1200m2 phù điêu dọc tường hồi lang của ngôi đền thể hiện các cảnh lấy từ sử thi Ramayana hoặc các cảnh nói về chiến tích của Suryavácman II. Ở đây, chúng ta gặp chân dung dức vua hai lần. một lần đang thiết triều, một lần đang xung trận, các cảnh căng thẳng và hừng hực sát khí. Trong khi đó, các cảnh sinh hoạt và lễ hội lại êm đềm và sống động.
A. Đền Ăngco Vát là một ngôi đền nổi tiếng của đất nước Cam – pu – chia, được hoàn thành vào thế kỉ XII.
B. Các bức phù điêu của ngôi đền Ăngco Vát là một minh chứng cho thấy ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ và Ai Cập đến quốc gia này.
C. Trong ngôi đền Ăngco Vát, nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc không tách rời nhau mà có sự kết hợp hài hòa với nhau.
D. Thực tiễn cuộc sống là một trong những nguồn cảm hứng tạo nên sự đa dạng và phong phú cho nghệ thuật điêu khắc ở ngôi đền Ăngco Vát.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ C đúng
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 6. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
Chùa Suê Đagôn (hay chùa Vàng) ở Mianma là một ngôi chùa rất đặc biệt. Lúc đầu chùa chỉ cao 66 thước Anh (độ 4 thước Anh là 1 thước Tây). Các vua đời sau xây đắp thêm mãi, nay chùa cao 326 thước Anh. Hồi nửa đầu thế kỉ XV, một hoàng hậu dát vào nóc chùa một số vàng cân nặng bàng bà ta, Tiếp theo đó, một vua Miến Điện lại dát thêm một số vàng cân nặng bằng hai vợ chồng ông ta, Xung quanh chùa chính có 68 chùa con. Trong chùa có 2 quả chuông đồng, mỗi quả nặng 25 tấn, già 180 tuổi. Một quả nặng hơn 42 tấn, già 117 tuổi. Chùa này là một thắng cảnh nổi tiếng ở Miến Điện và trên thế giới.
A. Chùa Vàng là ngôi chùa nổi tiếng của đất nước Mi – an – ma được một vị hoàng hậu xây dựng vào nửa đầu thế kỉ XV.
B. Chùa Vàng là một minh chứng cho sự du nhập đạo Hin – đu vào Mi – an – ma từ đất nước Ấn Độ.
C. Chùa Suê Đagôn đã được các vua và hoàng hậu dát rất nhiều vàng và hiện nay, ngôi chùa đã cao gấp gần 5 lần so với lúc đầu được xây dựng.
D. Một trong những cổ vật làm nên giá trị nổi bật của ngôi chùa Vàng là hai quả chuông đồng có trọng lượng và niên đại giống hệt như nhau.
MỆNH ĐỀ C đúng
Câu 7. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
Tháp Thạt Luổng được xây dựng vào thế kỉ XVI dưới triều vua Xẹt – tha – thi – lạt là tháp Phật giáo lớn nhất ở Lào và cũng là một trong những công trình tháp Phật giáo lớn nhất ở Đông Nam Á. Ngôi chùa tháp này đã trở thành biểu tượng quốc gia, được in trên tiền giấy và quốc huy của Lào, đồng thời cũng là một trong những công trình kiến trúc, điêu khắc thể hiện sự phát triển rực rỡ của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
A. Tháp Thạt Luổng là một công trình kiến trúc nổi tiếng ở khu vực Đông Nam Á thuộc dòng kiến trúc cung đình.
B. Tháp Thạt Luổng là một minh chứng cho sự du nhập đạo Phật vào nước Lào từ đất nước Ấn Độ.
C. Tháp Thạt Luổng đã trở thành biểu tượng của quốc gia Lào, được in trên quốc kì của nước Lào.
D. Tháp Thạt Luổng là một trong những công trình kiến trúc, điêu khắc nổi bật của văn minh Đông Nam Á còn tồn tại đến ngày nay.
MỆNH ĐỀ B đúng
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 8. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
“Qua các văn bia, người ta biết rằng chữ Phạn của Ấn Độ đã được du nhập vào Đông Nam Á từ rất sớm. Bia Võ Cạnh có niên đại thế kỉ III – IV là bia chữ Phạn cổ nhất ở Đông Nam Á và cũng là bằng chứng đầu tiên về sự du nhập chữ Phạn vào Chămpa, Từ đó cho đến khi vương quốc Chămpa chấm dứt sự tồn tại của mình, chữ Phạn luôn luôn là chữ viết được dùng trong triều đình Chămpa, Song cũng như nhiều dân tộc khác ở Đông Nam Á, người Chăm đã sớm tiếp thu văn tự cổ Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết của chính mình”.
(Vũ Dương Ninh, Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, 2007, tr.172)
A. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về hệ thống các văn bia cổ của vương quốc Chămpa,
B. Thông qua các văn bia cổ, ta thấy rằng, cư dân nhiều nước Đông Nam Á đã tiếp thu và sử dụng duy nhất chữ viết của Ấn Độ trong suốt thời kì tồn tại của vương quốc mình.
C. Bia Võ Cạnh là một minh chứng cho thấy ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn minh Chămpa về mặt chữ viết.
D. Vương quốc Chămpa là vương quốc duy nhất ở Đông Nam Á đã sáng tạo ra được chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ.
MỆNH ĐỀ C đúng
Câu 9. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
Hinđu giáo và Phật giáo đã được truyền bá vào Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên qua con đường thương mại và truyền giáo. Nhưng trong thời kì đầu, Hinđu giáo có phần thịnh hành hơn. Người ta thờ thần Bra – ma (thần Sáng tạo), thần Vi – snu (thần Bảo hộ) và thần Si – va (thần Hủy diệt), đồng thời tạc nhiều tượng và xây nhiều đền tháp theo kiểu kiến trúc Hinđu. Cam – pu – chia cũng là đất nước trong khu vực Đông Nam Á chịu nhiều ảnh hưởng của hai loại tôn giáo này. Theo truyền thuyết Cham – pa và Cam – pu – chia, Si – va là sức mạnh của vũ trụ, là ngọn lửa đốt cháy, có sức hủy diệt những gì vô ích trên Trái Đất.
A. Hoạt động thương mại và truyền giáo không liên quan đến quá trình du nhập đạo Phật và đạo Hinđu vào khu vực Đông Nam Á.
B. Đạo Hinđu được truyền bá vào khu vực Đông Nam Á ngay từ thời cổ đại nhưng không phát triển bằng đạo Phật
C. Thần Bra – ma, thần Vi – snu và thần Si – va là những vị thần tiêu biểu của đạo Hinđu và đạo Phật, được thờ cúng rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á.
D. Theo quan niệm của người Cham – pa, thần Si – va là vị thần Sáng tạo, đồng thời cũng có khả năng hủy diệt những gì vô ích trên Trái Đất.
Câu 10. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
Các nước Đông Nam Á tiếp nhận nhiều chữ viết từ bên ngoài và sáng tạo thành chữ viết của mình. Việt Nam tiếp nhận chữ Hán (Trung Quốc) từ đầu Công nguyên để tạo thành chữ Nôm; chữ Phạn, chữ Pa – li (Ấn Độ) du nhập vào các nước Đông Nam Á từ thế kỉ III – IV, là cơ sở để hình thành chữ Chămpa cổ, chữ Thái cổ, chữ Khơme cổ; chữ viết A – rập du nhập vào các quốc gia Nam Đảo, La – lai – xi – a, In – đô – nê – xi – a,… Từ thế kỉ XVI, chữ viết của nhiều quốc gia Đông Nam Á được Latinh hóa và được sử dụng đến ngày nay.
(Sách giáo khoa Lịch sử 10, Bộ chân trời sáng tạo, tr.60)
A. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin thành tựu về chữ viết của khu vực Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
B. Cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở tiếp thu chữ viết từ bên ngoài.
C. Người Việt Nam đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở tiếp thu chữ viết từ Ấn Độ.
D. Từ thế kỉ XVI, chữ viết của tất cả các quốc gia Đông Nam Á đã được Latinh hóa theo ngôn ngữ phương Tây.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
Câu 11. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
“A – giút – thay – a (Thái Lan) được vua U – thong xây dựng làm kinh đô năm 1350. Vào thời kì cực thịnh, A – giút – thay – a được coi là một “thành phố vĩ đại” với hoàng cung rộng lớn, hơn 300 ngôi chùa và những tháp dát vàng cùng hàng nghìn bức tượng điêu khắc, Di tích này nằm bên bờ sông Chao Phờ - ray – a và là biểu tượng của một đô thị thịnh vượng bậc nhất Đông Nam Á”
(Sách giáo khoa Lịch sử 10, Bộ cánh diều, tr.52)
A. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về các đô thị cổ của vương quốc Thái Lan.
B. A – giút – thay – a đã từng là kinh đô của đất nước Thái Lan vào thế kỉ XIII.
C. Sự tồn tại của hơn 300 ngôi chùa và những tháp dát vàng ở A – giút – thay – a là minh chứng cho sự phát triển hưng thịnh của Phật giáo tại thành phố này.
D. A – giút – thay – a là một công trình kiến trúc nổi tiếng của Thái Lan thuộc dòng kiến trúc cung đình.
MỆNH ĐỀ C đúng
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 12. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
“Trên nền tảng văn hóa bản địa, cư dân các quốc gia Đông Nam Á tiếp thu có chọn lọc những thành tựu từ bên ngoài, để sáng tạo nên một nền nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đặc sắc, mang đậm bản sắc của riêng mình. Kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á đạt đến đỉnh cao rực rỡ với nhiều công trình đặc sắc, tiêu biểu là. quần thể kiến trúc đền Bô – rô – bu – đua (In – đô – nê – xi – a), Ăng – co Vát và Ăng – co Thom (Cam – pu – chia), chùa Phật Ngọc (Thái Lan), chùa Vàng (Mi – an – ma), khu đền tháp Mĩ Sơn (Việt Nam)”
(Sách giáo khoa Lịch sử 10, Bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr.57)
A. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin thành tựu về kiến trúc, điêu khắc của các quốc gia Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
B. Đền Bô – rô – bu – đua (In – đô – nê – xi – a), chùa Phật Ngọc (Thái Lan), chùa Vàng (Mi – an – ma) là những công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á.
C. Ăng – co Vát và Ăng – co Thom (Cam – pu – chia), khu đền tháp Mĩ Sơn (Việt Nam) đều là những công trình kiến trúc thuộc dòng kiến trúc cung đình.
D. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc ở Đông Nam Á tiếp thu thành tựu từ bên ngoài nhưng vẫn có nét độc đáo riêng.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 13. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
Thánh đường Hồi giáo Bai – tu – ra – man (In – đô – nê – xi - a) nằm ở vị trí trung tâm của thành phố Ban – da A – chê, là biểu tượng cho nền văn hóa Hồi giáo của A – chê. Nhà thờ này nổi bật với thiết kế màu đen lấp lánh với ý nghĩa luôn kiên định chống lại bất cứ khó khăn nào từ thiên nhiên. Ngôi đền còn tồn tại đến nay là công trình do người Hà Lan xây dựng từ năm 1881 để thay thế một nhà thờ Hồi giáo thế kỉ XII đã bị chiến tranh phá hủy. Diện tích bên trong của Thánh đường rộng khoảng 4760m2, đủ để cho 9000 tín đồ hành lễ cùng một lúc
A. Thánh đường Hồi giáo Bai – tu – ra – man (In – đô – nê – xi - a) lần đầu tiên được xây dựng vào cuối thế kỉ XIX bởi người Hà Lan.
B. Sự tồn tại của thánh đường Hồi giáo Bai – tu – ra – man là minh chứng cho sự du nhập yếu tố tôn giáo bên ngoài vào đất nước In – đô – nê – xi – Ac
C. Thánh đường Hồi giáo Bai – tu – ra – man là một công trình kiến trúc độc đáo của In – đô – nê – xi – a thuộc dòng kiến trúc dân gian.
D. Diện tích rộng lớn, màu đen lấp lánh là những điểm làm nên sự nổi bật của ngôi đền này.
MỆNH ĐỀ B đúng
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 14. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
“Văn học Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Ấn Độ, Trung Hoa, Ả Rập và phương Tây. Các sáng tác văn học của Cam – pu – chia được viết bằng chữ Phạn và chữ Khmer cổ trên các văn bia và có sử dụng nhiều điển tích Hin – đu giáo. Văn học Việt Nam thời quân chủ chịu ảnh hưởng của văn học Trung Hoa cả về hình thức và nội dung, trong khi văn học In – đô – nê – xi – a và Ma – lai – xi – a chịu ảnh hưởng của văn học Ả rập và phương Tây”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 10, Bộ cánh diều, tr.51)
A. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin thành tựu về chữ viết, văn học của khu vực Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
B. Văn học Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học bên ngoài, bao gồm cả văn học phương Đông và phương Tây.
C. Văn học Trung Quốc ảnh hưởng đến văn học của hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.
D. Các sáng tác văn học của Cam – pu – chia chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Ấn Độ.
MỆNH ĐỀ B đúng
MỆNH ĐỀ D đúng