Ôn thi giữa kì, học kì đòi hỏi sự tập trung cao độ và phương pháp học hiệu quả. Để giúp các bạn học sinh vượt qua môn học này một cách dễ dàng, chúng tôi đã tổng hợp những tài liệu ôn thi mới nhất, bám sát nội dung đề thi và xu hướng ra đề mới nhất. Các bạn sẽ có thể làm online hoặc chọn phương án tải về in ra để luyện (ở cuối bài).
Câu 1. Khái niệm “dân tộc” trong tiếng Việt hiện nay được sử dụng theo những nghĩa nào?
A. Dân tộc - quốc gia và dân tộc - tộc người.
B. Dân tộc đa số và dân tộc thiểu số.
C. Dân tộc miền núi và dân tộc đồng bằng.
D. Dân tộc - tộc người và dân tộc - ngữ hệ.
Chọn A
Câu 2. Thành phần dân tộc theo dân số ở Việt Nam hiện nay được chia thành mấy nhóm?
A. Hai nhóm.
B. Ba nhóm.
C. Bốn nhóm.
D. Năm nhóm.
Chọn A
Câu 3. Hiện nay ở Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?
A. 50 dân tộc
B. 52 dân tộc54 dân tộc
D. 56 dân tộc
Chọn C
Câu 4. Hiện nay, ở Việt Nam có bao nhiêu ngữ hệ?
A. Ba
B. Bốn.
C. Năm.
D. Sáu.
Chọn C
Câu 5. Hiện nay, ở Việt Nam có bao nhiêu nhóm ngôn ngữ?
A. Năm.
B. Sáu.
C. Bảy.
D. Tám.
Chọn D
Câu 6. Hoạt động kinh tế chính của người Kinh là
A. buôn bán đường biển.
B. sản xuất thủ công nghiệp.
C. sản xuất nông nghiệp.
D. buôn bán đường bộ.
Chọn C
Câu 7. Nội dung nào sau đây phản ánh điểm tương đồng về sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam?
A. Canh tác lúa và các cây lương thực
B. Chủ yếu canh tác ở nương rẫy.
C. Canh tác lúa bằng ruộng bậc thang.
D. Chủ yếu canh tác ở đồng bằng.
Chọn A
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của các nghề thủ công đối với đời sống kinh tế - xã hội của người Việt?
A. Đáp ứng nhu cầu của người dân.
B. Tạo ra nguồn hàng hóa xuất khẩu.
C. Đem lại việc làm cho người dân.
D. Là động lực chính phát triển kinh tế.
Chọn D
Câu 9. Bữa ăn truyền thống của người Kinh bao gồm
A. thịt, cá, rau.
B. cơm, rau, cá.
C. cơm, thịt, hải sản.
D. ngô, khoai, sắn.
Chọn B
Câu 10. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu vận chuyển đồ bằng
A. gùi.
B. ô tô.
C. địu.
D. tàu hỏa
Chọn A
Câu 11. Dân tộc có số lượng đông nhất ở Việt Nam hiện nay là
A. dân tộc Tày.
B. dân tộc Thái.
C. dân tộc Mường.
D. dân tộc Kinh.
Chọn D
Câu 12. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thiện khái niệm sau.
“......là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm tương đồng về ngữ âm, thanh điệu, cú pháp và vốn từ vị cơ bản”.
A. Ngữ hệ.
B. Tiếng nói.
C. Chữ viết.
D. Ngôn từ.
Chọn A
Câu 13. Tiếng Việt thuộc ngữ hệ nào sau đây?
A. Ngữ hệ H’Mông - Dao.
B. Ngữ hệ Nam Á.
C. Ngữ hệ Hán - Tạng.
D. Ngữ hệ Thái - Ka-đai.
Chọn B
Câu 14. Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường thuộc ngữ hệ nào sau đây?
A. Nam Á.
B. Nam Đảo.
C. Thái - Ka-đai.
D. Hán - Tạng.
Chọn C
Câu 15. Ngôn ngữ chính thức của nhà nước Việt Nam hiện nay là
A. tiếng Thái.
B. tiếng Môn.
C. tiếng Hán.
D. tiếng Việt.
Chọn D
Câu 16. Một trong những đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Việt Nam là
A. vừa tập trung vừa xen kẽ.
B. chỉ sinh sống ở đồng bằng.
C. chỉ sinh sống ở miền núi.
D. chủ yếu sinh sống ở hải đảo.
Chọn A
Câu 17. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng hoạt động sản xuất của hầu hết các dân tộc ở Việt Nam?
A. Thương nghiệp đường biển là ngành kinh tế chính.
B. Nông nghiệp có vai trò bổ trợ cho thủ công nghiệp.
C. Kết hợp trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm.
D. Chăn nuôi gia súc, gia cầm là ngành kinh tế chủ đạo.
Chọn C
Câu 18. Lương thực chính của các dân tộc ở Việt Nam là
A. thịt, cá.
B. rau, củ.
C. cá, rau.
D. lúa, ngô.
Chọn D
Câu 19. Nhà ở của người Kinh, Hoa và Chăm chủ yếu là loại nhà nào?
A. Nhà sàn.
B. Nhà thuyền.
C. Nhà rông.
D. Nhà trệt.
Chọn D
Câu 20. Nhận định nào sau đây là không đúng về trang phục của các dân tộc ở Việt Nam?
A. Chủ yếu vay mượn từ bên ngoài.
B. Phong phú về hoa văn trang trí.
C. Đa dạng về kiểu dáng và màu sắc
D. Thể hiện tập quán của mỗi dân tộc
Chọn A
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
Việt Nam là một quốc gia thống nhất về lãnh thổ, đa dạng về tộc người. Việt Nam hiện có 54 người, phân bố trên cả ba miền Bắc, Trung và Nam, trong đó. Dân tộc Kinh (còn gọi là dân tộc Việt) có số lượng đông nhất (chiếm 85,32% tổng dân số cả nước; Các dân tộc còn lại chiếm 14,68% dân số.
(SGK lịch sử 10, bộ chân trời sáng tạo, trang 92)
A. Các dân tộc phân bố chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung.
B. Dân tộc Kinh có dân số chiếm trên 50% tổng dân số cả nước được xem là “Dân tộc đa số”.
C. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc
D. Dân tộc Kinh là một trong số các dân tộc thiểu số rất ít người ở Việt Nam.
MỆNH ĐỀ B đúng
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
Trong tiến trình lịch sử, trên cơ sở các yếu tố văn hóa truyền thống, đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam ngày càng đa dạng và phong phú hơn do sự giao lưu, tiếp biến các yếu tố văn hóa bên ngoài du nhập vào, như văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa, phương Tây,..Bức tranh văn hóa vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam hiện nay vừa đa dạng vừa thống nhất, vừa truyền thống vừa mang đậm hơi thở cuộc sống hiện đại
(SGK lịch sử 10, bộ cánh diều, trang 120)
A. Giao lưu với các nền văn hóa bên ngoài đã đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc
B. Nền văn hóa các dân tộc Việt Nam không có sự đa dạng, phong phú.
C. Sự du nhập các nền văn hóa dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc
D. Nền văn hóa các dân tộc Việt Nam mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc
MỆNH ĐỀ C đúng
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 3. Cho bảng sự kiện về một số thành tựu đời sống vật chất, đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Dân tộc |
Thành tựu |
Kinh | Phát triển các nghề thủ công (nghề gốm, dệt, đúc đồng, rèn sắt,…) với nhiều làng nghề thủ công truyền thống lâu đời và nổi tiếng như làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), làng hương Thủy Xuân (Huế),… |
Kinh | Trang phục thường ngày gồm áo, quần (váy) kết hợp với giày, dép,…Các dịp lễ, tết sẽ thường mặc áo dài. |
Các dân tộc thiểu số | Lễ hội Cồng chiêng, lễ hội Cầu mùa, lễ hội Lồng Tồng, lễ hội Chôl Chnăm Thmây,…. |
Các dân tộc thiểu số | Các nghề thủ công truyền thống có sự phát triển gắn với nhu cầu và bản sắc riêng của mỗi cộng đồng. Như nghề dệt thổ cẩm, làm mộc, mây tre đan, làm đồ trang sức,…tiếp tục được duy trì. |
A. Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển.
B. Các phong tục, tập quán của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đa dạng, phong phú.
C. Các làng nghề thủ công cổ truyền của dân tộc Kinh ngày nay đã không còn.
D. Các lễ hội của các dân tộc thiểu số ngày nay không tổ chức hằng năm.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
Mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng trong tính thống nhất của nền văn hoá Việt Nam. Bản sắc văn hoá của các dân tộc được hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử dân tộc, điều đó đã tạo nên những sắc thái văn hoá riêng của từng dân tộc, Sự thống nhất trong đa dạng là đặc điểm của nền văn hoá cộng đồng các dân tộc ở nước ta
(Trích Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trang 12)
A. Nền văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam phong phú, đa dạng.
B. Nền văn hóa cộng đồng các dân tộc nước ta không có bản sắc văn hóa đặc trưng của từng dân tộc
C. Không có sự thống nhất trong nền văn hóa các dân tộc Việt Nam.
D. Mỗi dân tộc mang lại nét độc đáo văn hóa riêng.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 5. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
“Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, được sử dụng trong các sinh hoạt cộng đồng, lễ hội, tết,...Ngày 25-11-2005, không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO ghi danh là kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là các dân tộc sinh sống ở khu vực Tây Nguyên. Ba Na, Xơ Đăng, Mnông, Cơ Ho, Ê Đê,...”
(trang 89, SGK Lịch sử 10, sách Cánh diều)
A. Đoạn trích trên cung cấp thông tin về Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.
B. Đoạn trích trên khẳng định Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa vật thể.
C. Đoạn trích trên cho biết không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được sử dụng trong sinh hoạt lễ hội.
D. Chủ nhân của không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là các dân tộc sinh sống ơ khu vực Tây Nguyên.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 6. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
“ Đạo Gia Tô, theo sách “Dã lục”, thì ngày tháng Ba năm Nguyên Hòa thứ nhất (1533), đời vua Lê Trang Tông, người Tây Dương tên là I-nê-xu lén lút đến thị xã Ninh Cường, xã Quần Anh thuộc huyện Nam Chân và xã Trà Lũ thuộc huyện Giao Thủy ngấm ngầm truyền giáo,...”
(Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục
Tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007, trang.301)
A. Đoạn trích trên đề cập đến buổi đầu truyền giáo của Công giáo.
B. Từ thời cổ đại, Đạo Gia Tô đã bắt đầu ảnh hưởng đến nước ta
C. Đạo Gia Tô có nguồn gốc từ các nước Phương Tây.
D. Khâm định Việt sử thông giám cương mục là quyển sách chỉ đề cập đến đạo Gia Tô.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ C đúng
Câu 7. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
Lối sống cổ truyền phổ biến của các dân tộc đều dựa trên nông nghiệp trồng lúa nước hoặc lúa rẫy là chính, kết hợp với chăn nuôi gia đình, hái lượm, săn bắt, đánh bắt cá; nghề thủ công (dệt vải, đan lát, rèn, làm gốm, làm mộc…) và kinh tế hàng hoá ở những trình độ khác nhau. Các dân tộc đều lấy làng làm tổ chức xã hội quan trọng, nhưng đa dạng về hình thức quần cư, kiểu dáng nhà cửa, truyền thống gia đình, xã hội và tôn giáo. Tín ngưỡng vạn vật hữu linh, đến nay vẫn phổ biến, là cơ sở cho những sinh hoạt lễ tục nhiều vẻ của phần đông nhân dân các dân tộc, Hiện nay, các dân tộc, ở những mức độ khác nhau, chịu ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
(Trích Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, nguồn Internet)
A. Ngành kinh tế chủ đạo của các dân tộc là các nghề thủ công.
B. Nền văn hóa cộng đồng các dân tộc rất phong phú, đa dạng.
C. Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển.
D. Các phong tục, tập quán của các dân tộc đã bị mai một, không được duy trì.
MỆNH ĐỀ B đúng
MỆNH ĐỀ C đúng
Câu 8. Cho bảng sự kiện về một số thành tựu đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Lĩnh vực |
Thành tựu |
Tín ngưỡng, tôn giáo |
- Tín ngưỡng truyền thống của các dân tộc ở Việt Nam là tin ngưỡng dân gian (đất, thờ cúng tổ tiên, các vị anh hùng,..) - Các tôn giáo lớn. Phật giáo (chủ yếu là người Việt, Hoa và Khơ me), Hồi giáo (chủ yếu là người Chăm),… |
Phong tục, tập quán, lễ hội |
- Đều có phong tục, tập quán gắn liền với đời người như sinh đẻ, cưới hỏi, làm nhà, ma chạy - Lê hội thường gắn với sản xuất nông nghiệp hoặc gắn với các tín ngưỡng, tôn giáo như lễ hội Đền Hùng, lễ hội chùa Hương (người Kinh), lễ hội Cầu mùa (dân tộc Dao, Thái,..), lễ hội Cồng chiêng (các dân tộc Tây Nguyên), lễ hội Lồng Tồng (dân tộc Tày),… |
Các lĩnh vực khác | - Âm nhạc, văn học, dân ca, các điệu múa,…mỗi dân tộc đầu có những nét đặc sắc, góp phần làm giàu kho tàng văn học Việt Nam. |
A. Đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam hết sức đa dạng, phong phú.
B. Các tín ngưỡng cổ truyền vẫn được duy trì.
C. Các lễ hội của các dân tộc ngày nay đã ít đi.
D. Có sự du nhập, giao lưu của các tôn giáo lớn.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
MỆNH ĐỀ D đúng