logo

30 câu Trắc nghiệm ĐÚNG SAI Lịch sử 10 Bài 13 Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

icon_facebook

Ôn thi giữa kì, học kì đòi hỏi sự tập trung cao độ và phương pháp học hiệu quả. Để giúp các bạn học sinh vượt qua môn học này một cách dễ dàng, chúng tôi đã tổng hợp những tài liệu ôn thi mới nhất, bám sát nội dung đề thi và xu hướng ra đề mới nhất. Các bạn sẽ có thể làm online hoặc chọn phương án tải về in ra để luyện (ở cuối bài).


1. Trắc nghiệm 4 phương án chọn 1 đáp án đúng

Câu 1:  Khái niệm “dân tộc” trong tiếng Việt hiện nay được sử dụng theo những nghĩa nào?
A. Dân tộc - quốc gia và dân tộc - tộc người.
B. Dân tộc đa số và dân tộc thiểu số.
C. Dân tộc miền núi và dân tộc đồng bằng.
D. Dân tộc - tộc người và dân tộc - ngữ hệ.
Chọn  A
Câu 2: Thành phần dân tộc theo dân số ở Việt Nam hiện nay được chia thành mấy nhóm?
A. Hai nhóm.
B. Ba nhóm.
C. Bốn nhóm.
D. Năm nhóm.
Chọn  A
Câu 3: Hiện nay ở Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?
A. 50 dân tộc
B. 52 dân tộc
C. 54 dân tộc
D. 56 dân tộc
Chọn C
Câu 4: Hiện nay, ở Việt Nam có bao nhiêu ngữ hệ?
A. Ba
B. Bốn.
C. Năm.
D. Sáu.
Chọn C
Câu 5: Hiện nay, ở Việt Nam có bao nhiêu nhóm ngôn ngữ?
A. Năm.
B. Sáu.
C. Bảy.
D. Tám.
Chọn D
Câu 6: Hoạt động kinh tế chính của người Kinh là
A. buôn bán đường biển.
B. sản xuất thủ công nghiệp.
C. sản xuất nông nghiệp.
D. buôn bán đường bộ.
Chọn C
Câu 7: Nội dung nào sau đây phản ánh điểm tương đồng về sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam?
A. Canh tác lúa và các cây lương thực
B. Chủ yếu canh tác ở nương rẫy.
C. Canh tác lúa bằng ruộng bậc thang.
D. Chủ yếu canh tác ở đồng bằng.
Chọn  A
Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của các nghề thủ công đối với đời sống kinh tế - xã hội của người Việt?
A. Đáp ứng nhu cầu của người dân.
B. Tạo ra nguồn hàng hóa xuất khẩu.
C. Đem lại việc làm cho người dân.
D. Là động lực chính phát triển kinh tế.
Chọn D
Câu 9: Bữa ăn truyền thống của người Kinh bao gồm
A. thịt, cá, rau.
B. cơm, rau, cá.
C. cơm, thịt, hải sản.
D. ngô, khoai, sắn.
Chọn B
Câu 10: Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu vận chuyển đồ bằng
A. gùi.
B. ô tô.
C. địu.
D. tàu hỏa
Chọn  A
Câu 11: Dân tộc có số lượng đông nhất ở Việt Nam hiện nay là
A. dân tộc Tày.
B. dân tộc Thái.
C. dân tộc Mường.
D. dân tộc Kinh.
Chọn D
Câu 12: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thiện khái niệm sau:
“......là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm tương đồng về ngữ âm, thanh điệu, cú pháp và vốn từ vị cơ bản”.
A. Ngữ hệ.
B. Tiếng nói.
C. Chữ viết.
D. Ngôn từ.
Chọn  A
Câu 13: Tiếng Việt thuộc ngữ hệ nào sau đây?
A. Ngữ hệ H’Mông - Dao.
B. Ngữ hệ Nam Á.
C. Ngữ hệ Hán - Tạng.
D. Ngữ hệ Thái - Ka-đai.
Chọn  A
Câu 14: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường thuộc ngữ hệ nào sau đây?

A. Nam Á.
B. Nam Đảo.
C. Thái - Ka-đai.
D. Hán - Tạng.
Chọn A
Câu 15: Ngôn ngữ chính thức của nhà nước Việt Nam hiện nay là
A. tiếng Thái.
B. tiếng Môn.
C. tiếng Hán.
D. tiếng Việt.
Chọn D
Câu 16:  Một trong những đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Việt Nam là
A. vừa tập trung vừa xen kẽ.
B. chỉ sinh sống ở đồng bằng.
C. chỉ sinh sống ở miền núi.
D. chủ yếu sinh sống ở hải đảo.
Chọn  A
Câu 17: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng hoạt động sản xuất của hầu hết các dân tộc ở Việt Nam?
A. Thương nghiệp đường biển là ngành kinh tế chính.
B. Nông nghiệp có vai trò bổ trợ cho thủ công nghiệp.
C. Kết hợp trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm.
D. Chăn nuôi gia súc, gia cầm là ngành kinh tế chủ đạo.
Chọn C
Câu 18: Lương thực chính của các dân tộc ở Việt Nam là
A. thịt, cá.
B. rau, củ.
C. cá, rau.
D. lúa, ngô.
Chọn D
Câu 19: Nhà ở của người Kinh, Hoa và Chăm chủ yếu là loại nhà nào?
A. Nhà sàn.
B. Nhà thuyền.
C. Nhà rông.
D. Nhà trệt.
Chọn D
Câu 20: Nhận định nào sau đây là không đúng về trang phục của các dân tộc ở Việt Nam?
A. Chủ yếu vay mượn từ bên ngoài.
B. Phong phú về hoa văn trang trí.
C. Đa dạng về kiểu dáng và màu sắc
D. Thể hiện tập quán của mỗi dân tộc
Chọn  A


2. Trắc nghiệm Đúng sai


Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) là một phương thức canh tác độc đáo của người H’mông trên địa bàn hình đồi núi. Ruộng bậc thang thay đổi theo từng mùa, nhưng đẹp nhất là vào mùa lúa chín. Đây là một địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch cả trong và ngoài nước, Năm 2019, danh thắng ruộc bậc thang Mù Cang Chải đã được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt.
                                                          (Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ chân trời sáng tạo, tr.96)
A. Nội dung chủ đạo của đoạn tư liệu đề cập đến phương thức canh tác trên ruộng bậc thang của cư dân vùng núi Tây Bắc,
B. Việc canh tác lúa nước được tiến hành ở các thung lũng chân núi hoặc những thửa ruộng bậc thang trên các sườn đồi, sườn núi đất.
C. Hoạt động sản xuất của cư dân vùng núi không được diễn ra do địa hình phức tập, khó canh tác
D. Ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải không phục vụ cho sản xuất canh tác trong nông nghiệp, chỉ phục vụ cho du lịch.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
Bữa ăn truyền thống của người Kinh thường bao gồm cơm, rau, cá, nước uống thường là nước đun với một số loại lá, hạt cây (chè, vối, …). Ngoài ra, bữa ăn có thể được bổ sung các món ăn chế biến từ thịt gia súc, gia cầm. Người Kinh đã sáng tạo ra nhiều món ăn ngon nổi tiếng, đa dạng về cách chế biến và thưởng thức, mang đậm bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền. Ngày nay, thực đơn bữa ăn chính của các gia đình người Kinh đã đa dạng hơn.
Trang phục thường ngày của người Kinh gồm áo, quần (hoặc váy), kết hợp thêm một vài chi tiết phụ khác nhau như. mũ, khăn, giày, dép, … Người Kinh ưa thích dùng đồ trang sức như các loại vòng, nhẫn, dây chuyền, hoa tai, … bằng bạc hoặc vàng.
                                           (Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr.128)
A. Lương thực chính của người Kinh là lúa, ngô, cơm được nấu từ gạo tẻ, gạo nếp kết hợp với các món được chế biến từ các loại thịt.
B. Thức ăn chính của người Kinh là thực phẩm được nhập khẩu từ các nước, được chế biến với loại gia vị và các loại rau củ theo mùa vụ.
C. Trang phục của người Kinh đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, gắn liền với các trang phục là đồ trang sức bằng vàng hoặc bạc
D. Người Kinh và các đồng bào dân tộc đều mặc chung một loại trang phục, các trang sức đều làm từ đồng va đá.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ C đúng
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
Đại đa số cư dân sống dựa vào nông nghiệp là chủ đạo, trong đó trồng trọt lúa nước là chính, kết hợp chăn nuôi, mở mang các nghề thủ công và trao đổi, buôn bán. Nông nghiệp lúa nước đã được hình thành và phát triển ở người Việt từ rất sớm. Chăn nuôi lợn, gia súc, gia cầm, thả cá... cũng rất phát triển. Người Việt nổi tiếng “có hoa tay” về nghề thủ công nghiệp, phát triển bách nghệ - trăm nghề mà nghề nào dường như cũng đạt đến đỉnh cao của sự khéo léo tài hoa, Không ít làng thủ công đã tách khỏi nông nghiệp. Chợ làng, chợ phiên, chợ huyện... rất sầm uất. Hiện nay, trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước các đô thị và các khu công nghiệp đang ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày một khấm khá.
(Dân tộc Kinh, Báo Nhân dân, ngày 26/10/2022)
A. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân tộc Việt Nam là trồng trọt, chăn nuôi, kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã hình thành và phát triển từ rất sớm.
B. Cư dân người Việt chủ yếu tập trung hoạt động kinh tế chính là thương nghiệp, buôn bán với các nước láng giềng.
C. Trong đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chợ vừa là nơi trao đổi buôn bán vừa là nơi giao lưu văn hóa mang tính cộng đồng.
D. Ngày nay các chợ truyền thống không còn tồn tại trong cộng đồng các dân tộc Việt, thay vào đó là các trung tâm thương mại sầm uất.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ C đúng
Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
Người Kinh cho rằng từ sông, suối đến rừng, núi, mưa, gió, … đều có linh hồn, có thần. Vì vậy, họ tổ chức nhiều nghi lễ cúng tế cầu mong cho con người khỏe mạnh, cây trồng, vật nuôi tốt tươi, sinh sôi nảy nở, … Đồng thời, người Kinh còn duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ những người có công với cộng đồng, thờ Mẫu, Thành hoàng làng, …
Người Kinh đã và đang tiếp thu nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như. Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, … Cùng với đó là việc xây dựng nhiều công trình kiến trúc như. đình, đền, chùa, tháp, nhà thờ, … và tổ chức nhiều nghi lễ liên quan đến các tôn giáo như lễ Phật đản (Phật giáo), lễ Giáng sinh (Công giáo, Tin Lành), …
(Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr.132)
A. Trong đời sống văn hóa tinh thần, các tín ngưỡng thờ cúng thần linh, tổ tiên, người có công đều thể hiện mong ước về cuộc sống tốt đẹp của con người.
B. Người Kinh chỉ tiếp thu những tín người từ phương Tây và thể hiện qua các hoạt động trong các lễ hội truyền thống.
C. Lễ hội của cộng đồng cư dân Việt thường gắn với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, gắn với các tín ngưỡng, tôn giáo và các lễ hội lớn.
D. Ngày nay, người Kinh đã xóa bỏ hết các tín ngưỡng dân gian, tiếp thu những nền văn hóa được du nhập vào.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ C đúng
Câu 5. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
Tư liệu 1. Tín ngưỡng bản địa của người Chăm là tín ngưỡng đa thần. Về sau, họ tiếp nhận Phật giáo, Hin đu giáo và Hồi giáo từ bên ngoài truyền vào. Trong đó, Hin đu giáo và Hồi giáo có ảnh hưởng khá sâu đậm đến lịch sử và văn hóa Chăm. Kho tàng văn hóa của người Chăm rất phòng phú và đặc sắc, thể hiện trong các lĩnh vực như văn học, âm nhạc, lễ hội, nghệ thuật xây dựng đền tháp và điêu khắc, Khu di tích đền tháp Chăm ở Mỹ Sơn (Duy Xuyên – Quảng Nam) đã được UNESSCO ghi danh là di sản văn hóa thế giới.
Tư liệu 2. Năm 2005, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESSCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Năm 2019, UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đối với Thực hành hát Then của người Tày, Nùng, Thái.
                                                          (Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ chân trời sáng tạo, tr.99, 100)
A. Các lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần của cư dân đều có nét đặc sắc góp phần làm giàu kho tàng văn hóa Việt Nam, một số sinh hoạt văn hóa đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa thế giới.
B. Tín ngưỡng văn hóa của người Chăm là nhờ tiếp thu nền văn hóa từ Trung Quốc và lấy tín ngưỡng Nho giáo làm công cụ thống trị.
C. Lễ hội là nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Các lễ hội được thể hiện trên các lĩnh vực của đời sống hoặc các dịp lễ.
D. Các hoạt động văn hóa truyền thống của các cư dân trong cộng đồng ngày càng đa dạng và phong phú, để lại những giá trị vật chất tinh thần cho dân tộc,
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ C đúng
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 6. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
Người Việt có những tín ngưỡng dân gian kèm theo là tục lệ cúng tế, có khi cả lễ hội như. tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng làng, thờ Mẫu và thờ tứ bất tử. Có tín ngưỡng xuất hiện từ hàng ngàn năm trước (thờ cúng tổ tiên), có tín ngưỡng mới xuất hiện vài trăm năm (thờ Mẫu). Đó là tín ngưỡng thuần Việt, từ dân gian, không phải là sự du nhập thần linh, sự vay mượn trong cách hành lễ. Tuy về sau này chịu ảnh hưởng của các tôn giáo ngoại nhập và văn hóa Trung Hoa có làm thay đổi cách cúng tế, song tín ngưỡng thì không thay đổi.
Tín ngưỡng và tôn giáo thực chất là sản phẩm tinh thần của chính con người tạo ra để an ủi, chia sẻ, vỗ về con người trong một thế giới đầy biến động. Người ta tìm đến tôn giáo, tín ngưỡng như tìm tới một hạnh phúc mơ ước hơn hiện thực, Song cũng chính vì mơ ước đó mà con người muốn sống, sẵn sàng hy sinh thân mình, muốn làm việc có nghĩa lớn cho đời.
(Nguyễn Trọng Báu, Truyện kể về phong tục các dân tộc Việt Nam, tập 3, trang 22, NXB Giáo dục)
A. Các tín ngưỡng phổ biến trong đời sống tinh thần của người Việt là thờ cúng tổ tiên, thờ người có công, thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ tứ bất tử, …
B. Tín ngưỡng dân gian Việt dựa vào truyền thống và phong tục của người Việt rồi từng bước tạo ra các phong tục, lễ hội dân gian.
C. Tín ngưỡng của các cư dân trên lãnh thổ Việt Nam chủ yếu là tiếp thu từ sự truyền bá bên ngoài, người Việt không có tín ngưỡng truyền thống.
D. Các hoạt động tín ngưỡng, cúng tế của cư dân diễn ra để cầu mong cho con người khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt. 
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 7. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
Trước kia, người Việt thường đi bộ, nhà giàu thì đi ngựa hoặc dùng cáng (do người khiêng), kiệu. Đại đa số đi chân đất, chuyên chở bằng quang thúng gồng gánh hoặc khiêng vác, Cá nhân chuyên chở nhẹ thường đeo tay nải, tay đẫy khoác vai, phụ nữ thường đội thúng trên đầu. Chở nặng người Việt dùng xe bò, xe trâu kéo. Đường thủy đi lại bằng thuyền gỗ, thuyền nan. Đó là phương tiện đi lại chủ yếu ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Ở Nam Bộ nhiều sông nước, kênh rạch chằng chịt nên đi lại và chuyên chở của người dân chủ yếu bằng ghe, đò vừa nhẹ nhàng, nhanh hơn và tiện lợi hơn. Trên cạn cũng gồng gánh và dùng xe bò, xe trâu.
(Nguyễn Trọng Báu, Truyện kể về phong tục các dân tộc Việt Nam, tập 3, trang 11, NXB Giáo dục)
A. Do sinh sống trên những địa hình khác nhau (đồng bằng, trung du và miền núi) nên phương tiện 
đi lại, vận chuyển của các dân tộc cũng rất đa dạng.
B. Cư dân sống ở đồng bằng và ven biển di chuyển từ nơi này đến nơi khác chủ yếu là đi bộ hoặc dùng các loại xe kéo (xe bò, xe ngựa, …) để vận chuyển hàng hóa
C. Cư dân chỉ dùng các phương tiện xe cơ giới để đi lại vận chuyển hàng hóa giữa các vùng miền.
D. Xe bò, xe trâu kéo là phương tiện vận chuyển, đi lại phổ biến của cư dân. Ở vùng sông nước, họ dùng ghe, đò để chuyên chở người và hàng hóa
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 8. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
Hát Xoan còn gọi là hát cửa đình hay “Khúc môn đình”, là hình thức nghệ thuật kết thúc múa và hát. Hát Xoan gồm có ba chặng là hát nghi lễ, hát quả cách và hát giao duyên (hát hội). Năm 2017, hát Xoan đã được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, được sử dụng trong các sinh hoạt cộng đồng, lễ hội, tết, … Ngày 25-11-2005, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là các dân tộc sinh sống ở khu vực Tây Nguyên. Ba Na, Xơ Đăng, Mnông, Cơ Ho, Ê đê, …
                                                          (Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ Cánh Diều, tr120)
A. Trong đời sống tinh thần như âm nhạc, văn học, dân ca, dân ca, … mỗi dân tộc đều có những nét đặc sắc, góp phần làm giàu kho tàng văn hóa Việt Nam.
B. Một số sinh hoạt văn hóa truyền thống của các đồng bào dân tộc như. Hát Xoan, văn hóa Cồng chiêng, ca Trù, Dân ca Quan họ, … đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa thế giới. 
C. Các lễ hội văn hóa của các cư dân chỉ phục vụ cho nhu cầu của tầng lớp quý tộc, không đem lại giá trị văn hóa cho cộng đồng.
D. Các loại hình nghệ thuật truyền thống không được các thế hệ sau tiếp thu và dần đã bị mai một trong cộng đồng dân cư.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
Câu 9. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
Việt Nam có dân số hơn 96,2 triệu người (2019) gồm 54 dân tộc, Kinh (Việt) - dân tộc đa số và 53 dân tộc thiểu số. Nhiều dân tộc lại bao gồm một số nhóm địa phương. Bức tranh ngôn ngữ của các dân tộc ở Việt Nam rất phong phú, gồm 5 ngữ hệ.
 Ngữ hệ Nam Á. gồm hai nhóm ngôn ngữ Việt-Mường và Môn-Khơme
Ngữ hệ Thái-Kađai. gồm nhóm Tày-Thái và Kađai
Ngữ hệ Hmông-Dao
Ngữ hệ Hán-Tạng . gồm nhóm Tạng-Miến và Hán
Ngữ hệ Nam Đảo
Mỗi dân tộc có những sắc thái văn hoá riêng, đồng thời giữa các dân tộc cũng có những nét tương đồng. Văn hoá của các dân tộc vừa có sự tiếp nối truyền thống, vừa có sự giao lưu lẫn nhau ở cấp vùng, quốc gia và quốc tế, đặc biệt là quan hệ lâu đời với Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á, sau đó là quá trình tiếp thu những yếu tố văn hoá phương Tây.
(Nguồn. Các dân tộc Việt Nam, Bảo tàng dân tộc học Việt Nam)
A. Việt Nam là quốc gia đa dạng về tộc người, hiện có 54 dân tộc, phân bố trên cả ba miền Bắc, Trung và Nam.
B. Các dân tộc ở Việt Nam có quá trình chung sống lâu dài, mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng và có sự tiếp nối các truyền thống văn hóa của tổ tiên.
C. Các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam không có sự đoàn kết trong cộng đồng để cùng xây dựng đất nước và không sống hòa nhập cùng nhau.
D. Mỗi dân tộc đều có văn hóa riêng không có sự giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng, họ chỉ tiếp thu những nền văn hóa từ bên ngoài.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
Câu 10. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
Nhà ở truyền thống của người Kinh ở các vùng đồng bằng, duyên hải thường là nhà trệt. Trong khuôn viên thường bố trí liên hoàn nhà – sân – vườn – ao. Ngôi nhà chính thường có kết cấu ba gian hoặc năm gian, trong đó gian giữa là gian trang trọng nhất, đặt bàn thờ tổ tiên. Trong đời sống hiện đại, nhà ở của người Kinh ở nông thôn hoặc thành thị đều được xây dựng kiên cố, chịu ảnh hưởng của kiến trúc phương Tây.
Các dân tộc thiểu số thường sống tập trung trong các xóm, làng, bản ở chân núi, bên sườn đồi hoặc nơi đất thoải gần sông, suối, … với kiểu nhà phổ biến là nhà sàn để ở và có một ngôi nhà chung làm nơi sinh hoạt cộng đồng.
                                                          (Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ Cánh Diều, tr116)
A. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu làm và ở trong các ngôi nhà sàn bằng tre, nứa, gỗ và một số dân tộc vẫn giữ ngôi nhà chung làm nơi sinh hoạt cộng đồng.
B. Mỗi dân tộc tùy theo địa bàn sinh sống, điều kiện tự nhiên cũng như hoạt động kinh tế, văn hóa khác nhau mà có những mô hình nhà ở phù hợp.
C. Ngày nay, mô hình nhà truyền thống của các dân tộc không còn tồn tại thay vào đó là nhà ở được xây dựng kiên cố bằng các vật liệu hiện đại.
D. Các cư dân trong cộng đồng dân tộc Việt không xây dựng nhà ở cố định, chỉ dựng tạm các nhà ở theo mục đích kinh tế để dễ di cư.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng


3. Luyện trắc nghiệm Online

icon-date
Xuất bản : 10/10/2024 - Cập nhật : 15/10/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads