Tóm tắt kiến thức lý thuyết Lịch sử 9 bài 7 Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1939 chi tiết, ngắn gọn, bám sát chương trình Sách mới giúp các em hiểu rõ hơn về bài học.
- Nguyên nhân của phong trào cách mạng 1930 – 1931:
+ Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933)
+ Nổi lên với hai mâu thuẫn xã hội cơ bản là: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
+ Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã kịp thời lãnh đạo cách mạng và đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên phạm vi toàn quốc
- Diễn biến chính của phong trào cách mạng 1930 – 1931:
+ Đầu năm 1930, một số cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác đã nổ ra với mục tiêu đòi cải thiện đời sống, đòi tăng lương, giảm giờ làm, giảm sưu thuế,...
+ Từ tháng 5/1930, phong trào phát triển mạnh mẽ trong phạm vi cả nước
+ Thực dân Pháp cho máy bay ném bom tàn sát cuộc biểu tình của 8000 nông dân Hưng Nguyên ngày 12/9/1930
+ Đầu năm 1931 nhiều tổ chức của Đảng bị phá vỡ, hàng vạn cán bộ, đảng viên, người yêu nước bị bắt giam. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 tạm thời lắng xuống
- Những biểu hiện chứng tỏ Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là:
+ Những cuộc biểu tình của nông dân được sự hưởng ứng của công nhân Vinh - Bến Thuỷ đã làm bộ máy chính quyền của thực dân và phong kiến tay sai ở nhiều huyện bị tê liệt, ở một số thôn, xã bị tan rã
+ Chính quyền nhân dân được thành lập ở một số thôn, xã của Nghệ An Hà Tĩnh dưới hình thức các xô viết. Chính quyền Xô viết đã ban hành và thực hiện các chính sách tiến bộ
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng.
+ Từ trong phong trào, khối liên minh công - nông được hình thành, để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng sau này.
- Nguyên nhân của phong trào cách mạng 1936 – 1939:
+ Tháng 7/1935, Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản đã họp và chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước nhằm tập hợp các lực lượng dân chủ chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh
+ Ở Việt Nam, cuối năm 1934 – 1935, các tổ chức Đảng và phong trào quần chúng dần được phục hồi
+ Tháng 7/1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
+ Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương.
- Diễn biến chính của phong trào cách mạng 1936 – 1939:
+ Mở đầu là phong trào Đông Dương đại hội: Đảng chủ trương phát động một phong trào đấu tranh công khai, rộng lớn của quần chúng.
+ Đầu năm 1937, nhân dịp đón Gô-đa – phái viên của Chính phủ Pháp sang điều tra tình hình Đông Dương và Brê-vi-ệ sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương, nhiều cuộc mít tinh, biểu tình, đưa “dân nguyện”,... đã diễn ra
+ Phong trào đấu tranh mở rộng lực lượng của Mặt trận Dân chủ và vạch trần chính sách phản động của chính quyền thực dân.
+ Cuối năm 1938, phong trào đấu tranh công khai bị thu hẹp dần và chấm dứt (9 – 1939)
- Ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939 :
+ Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
+ Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
+ Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
+ Cán bộ được rèn luyện và trưởng thành.
+ Là một cuộc tổng diễn tập, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Chủ đề | Từ khóa quan trọng |
---|---|
Nguyên nhân phong trào cách mạng 1930 – 1931 | Khủng hoảng kinh tế thế giới, mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn nông dân - địa chủ, Đảng Cộng sản Việt Nam, đấu tranh |
Diễn biến phong trào 1930 – 1931 | Công nhân, nông dân, đấu tranh, cải thiện đời sống, Hưng Nguyên, ném bom, đàn áp, tổ chức Đảng bị phá vỡ |
Xô viết Nghệ - Tĩnh | Biểu tình, công nhân Vinh - Bến Thủy, chính quyền nhân dân, xô viết, Nghệ An, Hà Tĩnh, chính sách tiến bộ |
Ý nghĩa lịch sử phong trào 1930 – 1931 | Vai trò lãnh đạo, Đảng Cộng sản, khối liên minh công - nông, bài học quý báu, phong trào cách mạng sau này |
Nguyên nhân phong trào cách mạng 1936 – 1939 | Quốc tế Cộng sản, Mặt trận Nhân dân, Đông Dương, phản động thuộc địa, phát xít, nguy cơ chiến tranh, Mặt trận phản đế |
Diễn biến phong trào 1936 – 1939 | Đông Dương đại hội, Gô-đa, Brê-vi-ệ, mít tinh, biểu tình, dân nguyện, Mặt trận Dân chủ, chính quyền thực dân |
Ý nghĩa phong trào dân chủ 1936 – 1939 | Quần chúng, giác ngộ chính trị, nhượng bộ dân sinh, dân chủ, cán bộ rèn luyện, tổng diễn tập, Tổng khởi nghĩa tháng Tám |