Tóm tắt kiến thức lý thuyết Lịch sử 9 bài 10 Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 chi tiết, ngắn gọn, bám sát chương trình Sách mới giúp các em hiểu rõ hơn về bài học.
* Tình hình chính trị của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991.
- Từ năm 1949, Liên Xô tiến hành bầu cử Xô viết các cấp, thực hiện dân chủ hoá hệ thống chính trị bằng cách khôi phục đại hội các tổ chức chính trị – xã hội
- Tới đầu những năm 80 của thế kỉ XX, Liên Xô lâm vào khủng hoảng chính trị.
- Tháng 3/1985, M. Goóc-ba-chốp được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và công cuộc cải tổ chính trị được tiến hành.
- Tháng 3/1990, M. Goóc-ba-chốp được bầu làm Tổng thống.
- Ngày 19/8/1991, một số lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã tiến hành cuộc đảo chính lật đổ M. Goóc-ba-chốp nhưng không thành công.
- Vào ngày 25/12/1991 Đảng Cộng sản bị đình chỉ hoạt động, chính quyền Liên bang bị tê liệt, các nước cộng hoà tuyên bố độc lập, tách khỏi Liên bang dẫn đến việc M. Goóc-ba-chốp buộc phải từ chức Tổng thống, đánh dấu sự tan rã của Liên bang Xô viết.
* Tình hình kinh tế của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991:
- Năm 1950 đã khôi phục kinh tế được mức trước chiến tranh .
- Đến những năm 60, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới.
- Từ giữa những năm 70, nền kinh tế Liên Xô có dấu hiệu trì trệ.
- Khủng hoảng kinh tế trầm trọng trong những năm 1989 – 1991 với sự khan hiếm lương thực, thực phẩm và các hàng hoá tiêu dùng thiết yếu.
* Tình hình xã hội và văn hoá của Liên Xô (1945 - 1991)
- Xã hội:
+ Cơ cấu xã hội có những biến đổi tích cực, thành phần công nhân và trí thức gia tăng.
+ Từ cuối những năm 70, do khó khăn kinh tế ngày càng gia tăng làm cho đời sống của nhân dân Liên Xô suy giảm. Từ năm 1989, nhiều cuộc biểu tình, bãi công đã nổ ra.
- Văn hoá:
+ Sau năm 1945, văn hoá của Liên Xô phát triển, thực hiện chế độ giáo dục miễn phí – thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội
+ Thúc đẩy giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trong nước và với các quốc gia trên thế giới
* Biểu hiện về sự khủng hoảng ở Liên Xô:
+ Về kinh tế: Công nghiệp trì trệ, nông nghiệp sa sút. Hàng hoá, lương thực, thực phẩm khan hiếm
+ Về chính trị - xã hội: Những vi phạm về pháp chế, thiếu dân chủ, các tệ nạn quan liêu, tham nhũng ngày càng trầm trọng..
* Nguyên nhân chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sụp đổ:
+ Đảng và Nhà nước Liên Xô không phát huy được tính năng động của nền kinh tế - xã hội, làm mất dân chủ cả trong và ngoài Đảng
+ Nội bộ chính quyền có nhiều bất đồng, không thống nhất về đường lối, chủ trương và chính sách, gây nên mất đoàn kết nội bộ
+ Đường lối phát triển kinh tế - xã hội có nhiều điểm không hợp lý, quá chủ quan, nóng vội
+ Những vấn đề dân tộc chậm được giải quyết hoặc chỉ được giải quyết theo lối tư duy cũ khiến cho những vấn đề này ngày càng trở nên bức xúc.
+ Sức ép của việc phải chạy đua vũ trang.
* Nét nổi bật về xã hội, văn hoá và kinh tế của các nước Đông Âu (1945 - 1991)
- Về xã hội:
+ Sau khi Nhà nước dân chủ nhân dân ra đời, giai cấp bóc lột bị xoá bỏ, công nhân, nông dân và trí thức trở thành những người làm chủ đất nước
+ Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.
+ Từ cuối những năm 70, khủng hoảng kinh tế làm cho đời sống của các tầng lớp nhân dân khó khăn
- Về văn hoá:
+ Có bước phát triển vượt bậc. Nạn mù chữ được xoá bỏ với chính sách giáo dục bắt buộc và miễn phí
+ Từ nửa sau những năm 80 đến năm 1991, ở các nước Đông Âu xuất hiện nhiều ấn phẩm văn hoá có nội dung chống chủ nghĩa xã hội, tuyên truyền chế độ đa nguyên
- Về kinh tế:
+ Thực hiện cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp lớn của tư bản và tiến hành công nghiệp hoá.
+ Đã trở thành những nước công nghiệp hoặc công – nông nghiệp.
+ Từ năm 1988, các nước Đông Âu đều lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, thu nhập quốc dân giảm sút nghiêm trọng, nợ nước ngoài tăng lên
Chủ đề | Từ khóa quan trọng |
---|---|
Tình hình chính trị của Liên Xô | Bầu cử Xô viết, khủng hoảng chính trị, Goóc-ba-chốp, cải tổ chính trị, đảo chính 19/8/1991, tan rã, từ chức |
Tình hình kinh tế của Liên Xô | Khôi phục kinh tế, cường quốc công nghiệp, trì trệ, khủng hoảng kinh tế, khan hiếm hàng hoá, lương thực |
Tình hình xã hội và văn hoá Liên Xô | Biến đổi xã hội, công nhân, trí thức, biểu tình, bãi công, văn hoá phát triển, giáo dục miễn phí, giao lưu |
Biểu hiện khủng hoảng ở Liên Xô | Công nghiệp trì trệ, nông nghiệp sa sút, khan hiếm lương thực, vi phạm pháp chế, thiếu dân chủ, tham nhũng |
Nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô | Tính năng động, bất đồng nội bộ, đường lối không hợp lý, vấn đề dân tộc, chạy đua vũ trang |
Tình hình xã hội Đông Âu | Giai cấp bóc lột, công nhân, nông dân, trí thức, đời sống cải thiện, khủng hoảng kinh tế, khó khăn |
Tình hình văn hoá Đông Âu | Phát triển văn hoá, xoá mù chữ, giáo dục miễn phí, chống chủ nghĩa xã hội, đa nguyên |
Tình hình kinh tế Đông Âu | Cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá, công nghiệp hoá, khủng hoảng kinh tế, thu nhập giảm, nợ nước ngoài tăng |