Tóm tắt kiến thức lý thuyết Lịch sử 9 bài 12 Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 chi tiết, ngắn gọn, bám sát chương trình Sách mới giúp các em hiểu rõ hơn về bài học.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã tìm cách thiết lập các chế độ độc tài thân Mỹ ở Mỹ La-tinh nhằm biến khu vực này thành “sân sau” của mình.
- Các nước Mỹ La-tinh phải tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ, chống chế độ độc tài, sau đó bùng phát mạnh mẽ với các cuộc đấu tranh vũ trang ở nhiều nước.
- Kết quả là chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước bị lật đổ; chính quyền dân chủ được thành lập, tiến hành các chính sách cải cách tiến bộ.
- Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, các nước Mỹ La-tinh bắt tay vào xây dựng đất nước và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
* Diễn biến chính của cách mạng Cu-ba.
- Tháng 3/1952: Chế độ độc tài quân sự của tướng Ba-ti-xta do Mỹ trợ giúp được thiết lập.
- Tháng 7/1953: Luật sư Phi-đen Cát-xtơ-rô lãnh đạo 135 thanh niên yêu nước tấn công pháo đài Môn-ca-đa nhưng thất bại.
- Năm 1955 Phi-đen Cát-xtơ-rô bị trục xuất, phải chuyển sang Mê-hi-cô hoạt động. Tại đây, Phi-đen thành lập một tổ chức cách mạng lấy tên là Phong trào 26 – 7 để xây dựng lực lượng, huấn luyện quân sự
- Tháng 11/1956 Phi-đen Cát-xtơ-rô cùng 81 chiến sĩ yêu nước trên tàu Gran-ma trở về Cu-ba, lập căn cứ địa và phát triển lực lượng.
- Cuối năm 1958: Nghĩa quân tổng công kích xuống đồng bằng, giải phóng các đô thị và nhiều vùng ở nông thôn.
- Ngày 1/1/1959: Chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ. Cách mạng giành thắng lợi, nước Cộng hòa Cu-ba được thành lập
* Những nét chính về tình hình Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1991:
- Về chính trị:
+ 1945 - 1952: Nhật Bản bị quân đội Mỹ dưới danh nghĩa lực lượng Đồng minh chiếm đóng từ.
+ Từ năm 1955 - 1991, Đảng Dân chủ Tự do mặc dù vẫn tiếp tục duy trì liên minh chặt chẽ với Mỹ, nhưng Nhật Bản dần đa dạng hoá quan hệ đối ngoại nhằm nâng cao vị thế quốc tế.
- Về kinh tế:
+ Sau thời gian tiến hành cải cách, nền kinh tế Nhật Bản đã được khôi phục và phát triển nhanh.
+ Nền kinh tế Nhật Bản có cơ hội mới để đạt được sự tăng trưởng "thần kì".
- Về khoa học - công nghệ:
+ Là đòn bẩy để phát triển kinh tế - xã hội.
+ Nhật Bản đẩy mạnh việc mua bằng sáng chế của nước ngoài, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực ứng dụng dân dụng.
* Những nét chính về tình hình Trung Quốc (1945 - 1991)
- Tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và xây dựng chế độ mới (1945 – 1952)
+ Ở Trung Quốc diễn ra cuộc nổi chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản
+ Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập
+ Trung Quốc bắt tay vào xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện đường lối đối ngoại tích cực.
- Bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1953 – 1978):
+ Được sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc đã hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
+ Trung Quốc đã thực hiện các đường lối không phù hợp, dẫn đến tình trạng kinh tế khủng hoảng, chính trị bất ổn và xã hội rối loạn
+ Trung Quốc tiếp tục ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, nhưng xảy ra xung đột biên giới với Ấn Độ, Liên Xô, trong khi hoà dịu quan hệ với Mỹ
* Những nét chính về tình hình Ấn Độ (1945 - 1991)
- Từ năm 1945, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại bùng phát mạnh mẽ.
- Ấn Độ được chia thành hai quốc gia trên cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của người theo Hin-đu giáo và Pa-ki-xtan của người theo Hồi giáo.
- Không thoả mãn quy chế tự trị, từ năm 1947 - 1950, nhân dân Ấn Độ tiếp tục cuộc đấu tranh để giành độc lập hoàn toàn.
- Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hoà, là sự kiện trọng đại, mở ra thời kì độc lập của nhân dân Ấn Độ và có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Từ năm 1950 - 1991, Ấn Độ bước vào thời kì xây dựng đất nước và đạt được những thành tựu quan trọng về chính trị, kinh tế, khoa học – công nghệ.
* Nét chính về quá trình phát triển của các nước Đông Nam Á từ sau khi giành được độc lập đến năm 1991
- Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po:
+ Những năm 50, 60 của thế kỉ XX: thực hiện công nghiệp hoá hướng nội, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của đất nước, sản phẩm quốc dân tăng.
+ Những năm 70, 80 của thế kỉ XX: thực hiện công nghiệp hoá hướng ngoại, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp hướng vào xuất khẩu, tạo ra biến đổi to lớn về kinh tế – xã hội
- Việt Nam, Lào:
+ 1945 – 1975: Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi (1954), tiếp tục kháng chiến chống Mỹ và giải phóng hoàn toàn (1975)
+ 1975 – 1986: xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, ổn định về chính trị, song còn nghèo nàn, kém phát triển về kinh tế
+ 1986 – 1991: tiến hành công cuộc đổi mới, kinh tế – xã hội đạt được những thành tựu bước đầu
- Cam-pu-chia:
+ 1953 – 1970: Thành lập Chính phủ, thi hành chính sách hoà bình, trung lập
+ 1970 – 1975: Tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ
+ 1975 – 1979: Rơi vào thảm họa diệt chủng dưới sự thống trị của tập đoàn Pôn Pốt.
+ 1979 – 1991: lực lượng cách mạng Cam-pu-chia được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam đã lật đổ tập đoàn phản động Pôn Pốt.
+ 1991: Kí kết Hiệp định Hòa bình về Cam-pu-chia, tạo điều kiện cho quá trình khôi phục và phát triển đất nước
- Bru-nây: 1948 – 1988, chuyển từ nền kinh tế hoàn toàn dựa vào nguồn dầu mỏ và khí tự nhiên sang nền kinh tế đa dạng hoá, phát triển công nghiệp tiêu dùng và xuất khẩu
- Miến điện:
+ 1948 – 1988: thực hiện chính sách tự lực, hướng nội dưới sự lãnh đạo của chính quyền quân sự độc tài, lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội
+ 1988 – 1991: khôi phục trật tự xã hội, cải cách, mở cửa nền kinh tế và đã đạt được thành tựu bước đầu
* Bối cảnh, sự thành lập và quá trình phát triển của tổ chức ASEAN (1967 - 1991)
- Bối cảnh: chiến tranh lạnh căng thẳng, hai hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa; khu vực Đông Nam Á cũng trở thành vũ đài đấu tranh giữa hai hệ thống chính trị thế giới.
- Sự thành lập: Ngày 8 – 8 – 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước là: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
- Quá trình phát triển:
+ 8/1967: Thành lập ASEAN
+ 2/1976: Tuyên bố Ba-li về sự hoà hợp ASEAN
+ 1984: Bru-nây gia nhập ASEAN
+ 7/1991: Tuyên bố Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN về vấn đề Cam-pu-chia
Chủ đề | Từ khóa quan trọng |
---|---|
Khu vực Mỹ La-tinh (1945 - 1991) | Độc tài thân Mỹ, sân sau, cách mạng dân tộc dân chủ, vũ trang, cải cách tiến bộ, Cu-ba, Phi-đen Cát-xtơ-rô, Ba-ti-xta |
Cách mạng Cu-ba | 1952, Ba-ti-xta, 1953, Môn-ca-đa, Phong trào 26-7, Gran-ma, 1959, Cộng hòa Cu-ba |
Nhật Bản (1945 - 1991) | Quân đội Mỹ, Đảng Dân chủ Tự do, đa dạng hoá quan hệ, tăng trưởng thần kỳ, khoa học - công nghệ, bằng sáng chế |
Trung Quốc (1945 - 1991) | Quốc dân đảng, Đảng Cộng sản, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, 1949, chủ nghĩa xã hội, xung đột biên giới, Liên Xô, Mỹ |
Ấn Độ (1945 - 1991) | Đảng Quốc đại, Anh, chia cắt tôn giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo, Pa-ki-xtan, độc lập, nước Cộng hoà, xây dựng đất nước |
Đông Nam Á (1945 - 1991) | Công nghiệp hóa, hướng nội, hướng ngoại, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Bru-nây, Miến điện, khủng hoảng, đổi mới, phát triển |
Tổ chức ASEAN (1967 - 1991) | Chiến tranh lạnh, hệ thống tư bản, hệ thống xã hội chủ nghĩa, vũ đài đấu tranh, ASEAN, 1967, Tuyên bố Ba-li, 1984, Cam-pu-chia |