logo

Tóm tắt đoạn trích Khắc dấu mạn thuyền của tác giả Bảo Ninh

Hà Nội trong tâm thức của đại đa số người, có lẽ là sự huyên náo ồn ào cùng những ánh đèn xanh đỏ. Thế nhưng, trong tiềm thức của một người lính xông pha trận mạc, Hà Nội lại là miền đất sâu thẳm với cái dư âm vang vọng suốt một đời. Toploigiai sẽ Tóm tắt đoạn trích " Khắc dấu mạn thuyền" của tác giả Bảo Ninh để làm sáng tỏ hơn về cái duyên nợ ấy nhé! 


Tóm tắt đoạn trích " Khắc dấu mạn thuyền" của tác giả Bảo Ninh - Mẫu số 1

      Đoạn trích “ Khắc dấu mạn thuyền “ là câu chuyện với ngôi kể thứ nhất, được khởi nguồn từ mạch hồi tưởng của người chiến sĩ khi anh có dịp trở lại Hà Nội sau hơn 20 năm ròng, sau ngày chiến tranh kết thúc. Bấy giờ, đối với anh, Hà Nội đã trở thành xa lạ, sâu thẳm, nhưng chẳng biết tự bao giờ đã ăn sâu vào trong tiềm thức của người chiến sĩ. Đó là dáng vẻ của Hà Nội - hai mươi năm trước - cái độ mà thành phố này chưa phát triển ồn ã như ngày nay - cái dạo mà anh vẫn là chàng trai trẻ đương độ xuân thì. Hà Nội trong tiềm thức của anh khác một trời một vực, kể cả tiếng gió lùa hay tiếng mưa rơi… 

Tóm tắt đoạn trích " Khắc dấu mạn thuyền" của tác giả Bảo Ninh

      Hai mươi năm trước, Hà Nội gieo vào trong anh cái thương cái nhớ. Đó là một ngày mưa lạnh rét buốt, anh phát sốt rồi bị ngất ở ven đường, khi đang làm nhiệm vụ giao thư của chiến sĩ ngoài xa về với tận tay gia đình của họ. Trong giây phút thập tử nhất sinh cận kề cái chết, anh đã được một cô gái Hà Thành xinh đẹp dịu dàng phát hiện và giúp đỡ. Tưởng chừng như mọi thứ êm đềm, khi có tiếng máy bay B52 ngoài cửa sổ, cùng còi báo hiệu Mỹ sắp rải bom và cách Hà Nội chỉ vỏn vẹn 80 cây. Hai người lập tức tháo chạy tới hầm trú ẩn, dù chưa có sự chuẩn bị gì cả, và anh thì vẫn đang bị cơn sốt giày vò. Lúc di chuyển tới hầm công cộng để trú ẩn, họ đã không kịp bởi máy bay đã bẵt đàu rải bom vào địa phận thành phố. Giây phút cận kề sinh tử, người lính đã bình tĩnh che chở cô gái cùng nép mình vào bức tường, hồi hộp đợi thời khắc bom nổ cũng là lúc mình phải gửi lại thành phố này một phần tuổi trẻ. Nhưng may thay, họ chỉ bị bom làm rách áo và chảy máu, còn tính mạng thì vẫn an toàn. Sau khi quả bom cuối cùng phát nổ, người ta thông báo về sự tang thương khi hầm trú ẩn công cộng sập đã khiến nhiều người phải bỏ mạng. 

      Vào cái thời khắc anh lính quay trở lại, Hà Nội đã phát triển hơn, cũng không còn cái sự đau thương mất mát của chiến tranh ấy nữa. Cái mùi gỉ sẳt cùng tiếng chuông tàu điện cũ kĩ vút qua, đã kéo tiềm thức anh trở lại với thực tại. Lối mòn ấy đã trở thành con đường ăn sâu vào trí nhớ của người lính, mà giờ đây không còn nữa khiến anh cảm thấy mất mát trĩu lòng. Đó vẫn là Hà Nội, với đèn điện sáng choang, với kỉ niệm của một thời đã cũ. 


Tóm tắt đoạn trích " Khắc dấu mạn thuyền" của tác giả Bảo Ninh - Mẫu số 2

      “ Lần gần đây nhất xuống ga Hàng Cỏ, tôi mất dấu con đường mòn…” “ Có lẽ đến một ngày nào đó, người ta có thể hình dung nổi đã đã có thời tồn tại trên chính xứ sở tươi đẹp này những cảnh đại loại như cảnh tượng tôi đã từng thấy hai chục năm về trước, khi tôi còn rất trẻ.” Đó là miền hồi ức của người lính cụ Hồ, khi anh có dịp quay trở lại Hà Nội, sau hai mươi năm ròng xa cách. 

      Bấy giờ, Hà Nội trong trí nhớ của anh, gần gũi hơn và không có cái vẻ lạ lùng, xa lạ, Hà Nội khi ấy là những năm tháng kháng chiến rực lửa với Cầu Long Biên, Hồ Hoàn Kiếm và đặc biệt là Ga Hàng Cỏ. Đó là câu chuyện vào đêm lửa đỏ, Hà Nội phải gánh chịu trận mưa bom bão đạn của quân địch, khiến hầm trú ẩn bị sập và xảy ra mất mát thương vong. Anh đã có mặt ở đó để giúp đỡ họ, cũng giống như việc trước đó anh được người con gái Hà Thành giúp đỡ. 

Tóm tắt đoạn trích " Khắc dấu mạn thuyền" của tác giả Bảo Ninh

      Đó là một ngày mưa gió rét lạnh, người chiến sĩ đưa thư có nhiệm vụ giao tận tay thư từ chiến trường của anh em đồng đội tới tận từng nhà của họ ở nội thành. Chẳng may khi ấy, anh lại bị cơn sốt hành hạ, cảm thấy đau đớn và ngã gục ở trước cửa một ngôi nhà ven đường, rồi tỉnh dậy trong sự săn sóc của cô gái trẻ trong một ngôi nhà lạ. Anh đã được cô cứu giúp, hơ quần áo cho, chuẩn bị thức ăn và tận tình chăm sóc. Chẳng may khi ấy, còi báo hiệu vang lên thông báo quân địch Mỹ sắp dội bom vào thành phố Hà Nội. Hai người đã lập tức tìm hầm trú ẩn, cùng nép vào bức tường đổ nát khi máy bay đã tới trước lúc họ tới được chiếc hầm. Trong giây phút thập tử nhất sinh cận kề cái chết, họ đã nương tựa che chở lẫn nhau, thành công sống sót sau khi tiếng nổ của quả bom cuối cùng vang lên, dù áo có rách một mảnh lớn và trên người thì đang chảy ròng vệt máu. 

      Sau này có dịp trở lại, người chiến sĩ khồng còn thấy được khung cảnh năm xưa nữa. Hai mươi năm đã khiến Hà Nội thay đổi, sự đổ nát của chiến tranh đã được thay thế bằng cái nhộn nhịp cùng những ánh đèn xanh đỏ, còn ga điện của anh thì được thay thế bằng một con dường mới đầy khang trang. Đó là cảm giác vừa xa lạ, nhưng kí ức thì vẫn vẹn nguyên trong tiềm thức của anh. Hà Nội khi ấy kiên cường trước mưa bom bão lửa, trở thành kỉ niệm thân thuộc nhất với anh - giống như cái mùi gỉ sét quen thuộc của tàu điện chạy vụt qua cuộc đời. 

--------------------------------------------------------------------------

Bài viết trên của Toploigiai đã Tóm tắt đoạn trích " Khắc dấu mạn thuyền" của tác giả Bảo Ninh, giúp người đọc hiểu hơn về cái nhìn của nhân vật “ tôi” khi nhớ lại Hà Nội của một thời đã cũ. Hy vọng sẽ giúp các bạn học tập tốt! 

icon-date
Xuất bản : 27/04/2023 - Cập nhật : 15/08/2023