logo

Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp. Phân tích qua bài Quê hương, Sang Thu, Đoàn thuyền đánh cá

icon_facebook

Các tác giả, nhà văn, nhà thơ không chỉ dùng kiến thức của mình để tạo ra một tác phẩm. Họ không chỉ cho người đọc thấy một thế giới thực, mà còn là những cái đẹp tiềm ẩn bên trong. Mời các em cùng tìm hiểu thông qua bài viết "Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp” Em hiểu ý kiến trên như thế nào.


01. "Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào qua bài thơ Quê hương của Tế Hanh - mẫu 1

Nhà văn Pau - tốp - ski đã từng nhận định: "Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp". Nhận định này vô cùng chính xác, được thể hiện qua hầu hết những tác phẩm của các nhà văn.

Ý kiến của nhà văn Pau- tốp- ski cho thấy niềm vui thực sự của một nhà văn là có khả năng dẫn đường, hướng dẫn người đọc đến một thế giới tưởng tượng đẹp đẽ thông qua những tác phẩm của mình. Nhà văn được coi là người chân chính khi họ không chỉ viết những câu chữ, mà còn mang đến cho độc giả một trải nghiệm đặc biệt, giúp họ thấy được vẻ đẹp của cuộc sống, của con người, của tình yêu, của nhân loại hay của tự nhiên thông qua lăng kính của từ ngữ và trí tưởng tượng của nhà văn. Việc dẫn dắt người đọc đến "xứ sở cái đẹp" là một nghệ thuật của nhà văn, giúp người đọc cảm nhận, suy ngẫm, và đánh giá lại thế giới xung quanh mình một cách đậm chất nghệ thuật.

Em hiểu ý kiến của nhà văn Pau - tốp - ski như thế nào

     Bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh là một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Việt Nam, mô tả về nỗi nhớ quê hương và tình yêu dành cho quê hương của người viết, cũng thể hiện nhận định trên một cách chính xác. Bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh mang đến hình ảnh tươi đẹp về quê hương, với những đồi núi, vườn cây, nhà tranh, sông nước đong đầy sắc màu và hoài niệm. Tác giả mô tả về một quê hương thơ mộng, ngập tràn thiên nhiên và nét đẹp của văn hóa dân gian. Bài thơ cũng nhấn mạnh tình cảm mãnh liệt, sâu sắc của tác giả dành cho quê hương, qua việc nhớ về những kỷ niệm đẹp, những cảm xúc thăng hoa, như một xứ sở cái đẹp trong tâm hồn tác giả. Bài thơ tạo nên một không gian mộng mơ, thơ mộng và lãng mạn, nơi mà quê hương là trung tâm của tất cả những cảm xúc, niềm vui, và ký ức của Tế Hanh. 

     Bài thơ khơi gợi trong chúng ta một cảm giác đong đầy yêu thương và tự hào về nguồn gốc, nơi sinh ra và lớn lên của mình. Nó cũng nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của quê hương trong đời sống con người và giúp ta hiểu rõ hơn về ý nghĩa của niềm vui làm người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp - quê hương của mỗi người.


02. "Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào qua bài thơ Quê Hương của Tế Hanh - mẫu 2

Ý kiến của nhà văn Pau-Tốp-ski trong câu trích dẫn trên đề cập đến vai trò của nhà văn chân chính, nghệ sĩ, trong việc chỉ dẫn con người đến xứ sở cái đẹp. "Xứ sở cái đẹp" ở đây không chỉ là một địa điểm địa lý cụ thể, mà có thể hiểu là một trạng thái tinh thần, một thế giới tưởng tượng hoặc một trải nghiệm văn hóa tinh tế.

Theo ý kiến của Pau-Tốp-ski, niềm vui thực sự của nhà văn là khi được đồng hành cùng người đọc, đưa họ đi tìm kiếm và khám phá xứ sở cái đẹp qua tác phẩm của mình. Nhà văn chân chính là người dẫn đường, là người chỉ cho người đọc hướng đi, mang họ đến những trải nghiệm mới, những cảm xúc đẹp, những ý nghĩa sâu sắc trong tác phẩm. Tác giả tận dụng tài năng nghệ thuật của mình để tạo ra một thế giới trong trí tưởng tượng của độc giả, làm cho họ cảm nhận được cái đẹp, cái tinh tế trong tác phẩm. Ý kiến này của Pau-Tốp-ski cũng đồng nghĩa với việc, đối với một nhà văn chân chính, niềm vui không chỉ đơn thuần là việc sáng tác, mà còn là khả năng chia sẻ, gợi cảm hứng, và dẫn dắt người đọc đi tìm kiếm cái đẹp trong từng trang sách.

Em hiểu ý kiến của nhà văn Pau - tốp - ski như thế nào

Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy nhiều dẫn chứng cho nhận định trên. Ngày trong "Quê hương" của Tế Hanh là một tác phẩm văn xuôi mang đậm chất thơ, tả lại vẻ đẹp của quê hương dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Bài thơ khai thác những vẻ đẹp bị chúng ta quên lãng hoặc không chú ý, làm cho con người phải thốt lên kinh ngạc trước những gì mình đang chứng kiến. Bài thơ khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương, từ những cánh đồng lúa chín đồng, những cánh đồng hoa rực rỡ cho đến những dòng sông êm đềm. Tế Hanh sử dụng những hình ảnh màu sắc và sinh động để thể hiện vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của thiên nhiên trong quê hương. Quê hương là nơi gắn bó với ký ức, là nguồn cảm hứng cho những sáng tác của tác giả. Tế Hanh miêu tả sự mê đắm và hạnh phúc khi được quay về quê hương, được sống giữa cánh đồng lúa và hoa nở rộ.

Mỗi tác giả có thể đưa người đọc của mình thoát ly khỏi thế giới thực tại và đi đến không gian mới mẻ hơn. Ở đó, con người được mơ mộng, được tưởng tượng về một xứ sở yêu thích của riêng mình. Đó mới chính là bản chất, niềm vui và nét đẹp của một nhà văn.


03. "Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào qua bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh

Mở bài:

Giới thiệu được vấn đề nghị luận 

Thân bài:

- Giải thích ý kiến:

+ "nhà văn chân chính": là nhà văn luôn đặt cái đích vào con người, cuộc sống, đem ngòi bút của mình phục vụ đời sống, có ích cho con người.

+ "xứ sở của cái đẹp": đó là cái đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm, gợi những rung cảm thẩm mĩ, làm cho con người thêm mến yêu cuộc sống, thêm khao khát hướng tới những gì đẹp đẽ, tốt lành của cuộc đời.

==> Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường cho bạn đọc khám phá những vẻ đẹp của cuộc sống thông qua các sáng tác văn học. Nhận định trên đã khẳng định về vai trò của nhà văn và tác phẩm với đời sống.

 "Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào qua bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh

- "Xứ sở của cái đẹp" trong bài thơ "Sang thu" 

Vẻ đẹp của thiên nhiên lúc sang thu 

Đó là phút giao mùa cuối hạ, đầu thu ở vùng quê đồng bằng Bắc bộ trong trẻo, dịu nhẹ với những tín hiệu sang thu rất mơ hồ, mong manh: hương ổi sánh lại, gió thu se se, làn sương giăng mắc nơi đầu thôn ngõ xóm...

Nhà thơ cảm nhận tinh tế sự vận động của thiên nhiên nhẹ nhàng mà rõ rệt: từ khu vườn với những hình ảnh vừa cụ thể vừa vô hình (hương ổi, sương, gió, ngõ) mở rộng đến không gian rộng lớn, bao la (dòng sông, bầu trời, cánh chim, đám mây), cảnh thu đi dần vào tâm tưởng lắng đọng suy tư (nắng, mưa, sấm, hàng cây).

==> Bức tranh thiên nhiên mùa thu được thi sĩ cảm nhận tinh tế qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan đem đến cho người đọc sự rung cảm, tình yêu với vẻ đẹp của quê hương, đất nước.

Vẻ đẹp của những suy tư, chiêm nghiệm 

Từ tâm trạng ngỡ ngàng, say sưa có chút bâng khuâng, tiếc nuối nhà thơ kín đáo thể hiện những suy ngẫm, triết lý về đời người: khi con người từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời (Sấm cũng bớt bất ngờ - Trên hàng cây đứng tuổi). Thiên nhiên sang thu hay cũng chính là đời người đã sang thu.

Bài thơ còn gợi những liên tưởng sâu xa về thế sự. Đất nước lúc đó vừa qua thời đạn bom bước vào cuộc sống hòa bình. Những tháng năm sôi động hào hùng lắng lại, thay vào đó là nhịp sống mới. Lối sống của con người cũng có nhiều thay đổi, trời đất sang thu và đất nước cũng sang thu.

Vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật 

Thể thơ năm chữ.
Ngôn ngữ thơ giản dị, hàm súc, tự nhiên.Hình ảnh thơ đẹp, sáng tạo, giàu sức gợi qua các biện pháp tu từ...
* Sang thu, khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khuâng mà cũng thầm thì triết lí, góp một tiếng thơ đằm thắm về mùa thu quê hương, đất nước.

Kết bài

Đánh giá, khái quát vấn đề 

Cái đẹp trong tác phẩm văn học được nhà văn khơi nguồn, kết tinh từ cuộc sống luôn có sức hấp dẫn với người đọc, bồi đắp những giá trị tốt đẹp cho con người.
Xứ sở của cái đẹp trong bài thơ "Sang thu" chính là vẻ đẹp của thiên nhiên, của tình đời làm nên giá trị của thi phẩm và khẳng định tài năng của nhà thơ Hữu Thỉnh.


04. "Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận

- Trích dẫn ý kiến

2. Thân bài

2.1. Giải thích khái quát vấn đề

- Nhà văn chân chính là nhà văn luôn đặt mục đích sáng tác vào con người và cuộc sống. Đem ngòi bút của mình phục vụ đời sống và có ích cho con người.
- Xứ sở của cái đẹp trong tác phẩm văn học được thể hiện ở hai phương diện nội dung và hình thức.
+ Vẻ đẹp nội dung là vẻ đẹp của tự nhiên và con người trong lao động, chiến đấu, các lĩnh vực khác… mà nhà văn mang tới cho người đọc.
+ Vẻ đẹp hình thức là khả năng xây dựng được những hình tượng nghệ thuật sinh động, độc đáo, hấp dẫn. Là khả năng kết cấu chặt chẽ, tình huống hợp lí và khả năng sử dụng ngôn từ điêu luyện...
=> Nội dung, hình thức đẹp không chỉ đem lại cho người đọc những rung cảm thẩm mĩ mà còn làm cho con người yêu cuộc sống, khao khát hướng tới những gì đẹp đẽ tốt lành cho cuộc đời.
Để người đọc cảm nhận được xứ sở của cái đẹp đó thì nhà văn chân chính là người dẫn đường cho người đọc khám phá cảm nhận. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của nhà văn.

2.2. Chứng minh qua văn bản Đoàn thuyền đánh cá của nhà văn Huy Cận

a, Xứ sở của cái đẹp trong Đoàn thuyền đánh cá được thể hiện ở trước hết ở phương diện nội dung :

a.1. Xứ sở của cái đẹp trong Đoàn thuyền đánh cá được thể hiện ở vẻ đẹp của thiên nhiên vùng biển Hạ Long :
+ Đó là cảnh thiên nhiên bao la, bát ngát, hùng vĩ khiến cảnh lao động thêm hùng tráng.
+ Thiên nhiên kì ảo, thơ mộng khiến cảnh lao động trở lên thi vị
+ Thiên nhiên đầy sức sống, ấm áp, gần gũi với con người
+ Thiên nhiên giàu có ban tặng bao loài các với vẻ đẹp lộng lẫy và rực rỡ làm nên kết quả tốt đẹp của người lao động, ...
(Lấy được dẫn chứng, phân tích)
->Tất cả làm nên một bức tranh thiên nhiên đẹp kì lạ, hấp dẫn gợi ra cho ta bao liên tưởng và yêu mến.

a.2. Xứ sở của cái đẹp trong Đoàn thuyền đánh cá còn được thể hiện ở vẻ đẹp hấp dẫn của con người:
+ Làm chủ cuộc đời, làm chủ biển trời quê hương, miệt mài, hăng say lao động, không quản ngày đêm làm giàu cho quê hương, đất nước.
+ Tâm hồn phơi phới lạc quan.
+ Lao động đạt kết quả tốt đẹp.
+ Hình ảnh họ được khắc họa trong sự hòa hợp với thiên nhiên, nổi bật ở vị trí trung tâm, gắn với đoàn thuyền đánh cá, trong lao động tập thể hào hùng, đầy niềm vui. Tầm vóc của họ được phóng to trên nền vũ trụ, mang kích thước vũ trụ. Vẻ đẹp của họ vừa thực, vừa lãng mạn.
(Lấy được dẫn chứng, phân tích)
==>Tất cả đã tạo nên xứ sở của cái đẹp: thiên nhiên đẹp, con người đẹp

b. Xứ sở của cái đẹp trong Đoàn thuyền đánh cá không chỉ đẹp về nội dung mà còn đẹp về nghệ thuật, được thể hiện:

- Cảm hứng vũ trụ và cảm hứng lãng mạn cách mạng đã tạo cho bài thơ có nhiều hình ảnh độc đáo, vừa thực, vừa ảo, vừa rộng lớn, tráng lệ, lung linh như những bức tranh sơn mài..

- Bài thơ cũng là một khúc ca, khúc ca về lao động, về thiên nhiên đất nước giàu đẹp. Khúc ca ấy phơi phới, khỏe khoắn, mạnh mẽ, được tạo nên bởi âm hưởng, giọng điệu của bài thơ. Các yếu tố lời thơ, nhịp điệu, vần, ... góp phần làm nên âm hưởng ấy. Cách gieo vần có nhiều biến hóa, linh hoạt...

- Bút pháp phóng đại khoa trương đạt hiệu quả thẩm mĩ và tạo dấu ấn riêng cho bài thơ...

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: liệt kê gợi sự giàu có của biển khơi, các hình ảnh ẩn dụ...nghệ thuật nhân hóa gợi một không gian sống động, lung linh, kì ảo mà gần gũi, ấm áp

3. Kết bài:

- Cái đẹp trong tác phẩm văn học đa dạng, phong phú được khơi nguồn kết tinh từ cuộc sống.
- Đời sống tự nhiên ấy được khúc xạ qua ánh sáng, cảm quan, quá trình lao động cực nhọc, sáng tạo, mê say của nhà văn để có được sức hấp dẫn, những giá trị đẹp của con người, làm cho con người sống tốt hơn.
- Yêu cái đẹp của văn chương là chúng ta yêu tấm lòng của nhà văn. Họ là những kĩ sư tâm hồn đốt cháy mình để có được ánh sáng, niềm vui dẫn ta đến bến bờ xứ sở của cái đẹp trong cuộc sống.

----------------------------------------

Trên đây là bài viết "Niềm vui của nhà văn chân chính…” Em hiểu ý kiến trên như thế nào. Hy vọng bài viết trên của Toploigiai sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện. Chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 15/04/2023 - Cập nhật : 15/08/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads