logo

Tóm tắt Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi (Sơ đồ tư duy, nội dung chính)

Tìm hiểu tác phẩm, tóm tắt Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi ngắn gọn nhất. Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi dễ hiểu bám sát nội dung SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức.


1. Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi

Bài thơ như bức tranh chấm phá vài nét chiều rừng tiết kiệm cả nết lẫn máu ấy lại nổi rõ lên lòng yêu đất đai thôn bản say đắm của người viết. Có chữ nào nói sự say đắm của lòng người đâu. Không nói nhưng ta nghe được trong nhịp điệu của câu thơ, trong cái nhìn ngất ngây với sương mây, ri rào với tiếng suối. Và đây hãy lắng nghe cả hình ảnh lẫn âm điệu câu thơ. Trong hình ảnh có tiếng reo vui lặng thầm:

Ôi những vạt ruộng vàng 

Chiều nay rung rinh húa ngã 

Dải áo chàm bay múa

Tiếng ai hát trên nương

Ruộng lúa rung rinh chiều, dài áo trảm bay múa, và tiếng hát vang xa... Tác giả không reo thành lời, nhưng cảnh sắc reo trong mắt anh.

Âm điệu câu thơ là âm điệu của nội tâm, vẫn bị bỏ rơi. Chỗ nào tâm tỉnh lặng lại thì âm điệu câu thơ lắng lại, chơi vơi, thanh nhẹ. Câu thơ 5 chữ hay 6 chữ không phải đo vẫn điệu thể loại quy định mả do tâm tình tác giả. Thử lưu ý hai cầu 6 xen giữa các câu thơ 5 chữ:

Bờ tre đang reo ánh lửa

Mái nhà sàn toả khói xanh

Đây là hình ảnh làm ấm lòng tác giả nhất. Độ dài câu thơ có tác dụng như một sự ngưng đọng, sự lắng nghe từ trong kí ức người những ảnh. lửa bếp chiều, những tia khói xanh trên mái lá. Hai câu thơ kết đài tới 7 âm tiết như một sự ngân nga của tâm trí. 

Cảnh trong bài thơ này chỉ được vẽ trong vài nét có tính cách gợi hơn tả. Có khi hai ba cảnh trên các bình diện khác nhau hiện trong một câu thơ. Tốc độ chuyển cảnh rất nhanh Người đọc không thấy mạch liền của cảnh nhưng lại có mạch liền của cảm xúc. Nội dung của bài thơ nằm cả ở bên ngoài các dòng chữ. Nêu tóm tắt bài thơ chỉ thấy một buổi chiều vùng núi, có lỗi mòn, cổ bản nhỏ, khói bếp, gió nổi trống lên, ảo charm, tiếng hát, cánh đồng,.... cái làm chúng ta xúc động lại là cái từ trường cảm xúc thu hút, sắp xếp các hình ảnh đỏ với nhau. Ấy là tình cảm yêu say đắm động đất núi rừng làng mạc nước non mình. Ấy là ánh nhìn rọi vào đâu cũng thấy rủng rỉnh, xao xuyến, bay múa, ca hát. Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả Đường vắng mà lòng vui. Đi một mình mà lòng như ca hát.

 (Nhiều tác giả, Thơ hay có lời bình 100 bài, Vân Long tuyển chọn,

NXB Thanh niên, Hà Nội, 2001, tr. 79 - 81)

>>>Xem thêm: Soạn bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi Ngữ văn 7 Kết nối tri thức


2. Tóm tắt Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi

Mẫu 1:

Bài bình thơ của Vũ Quần Phương là góc nhìn của tác giả sâu sắc và đủ đầy về những khía cạnh dù nhỏ nhất của bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi.  Tác giả của bài bình thơ đã hóa thân, làm một nhân vật trong bức tranh thơ để cảm nhận một cách tinh tế nhất những thanh âm trong trẻo và cảm xúc dạt dào mà bài thơ đã gợi ra. Đó là bức tranh về một buổi chiều trên đường núi, với vài nét chấm phá của gió, của suối, của ruộng nương, mái nhà sàn đủ thể hiện tình yêu giản dị của tác giả dành cho thiên nhiên, đất nước. 

Mẫu 2:

Vũ Quần Phương đã bày tỏ cảm xúc trân trọng với bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi: Bài thơ “Đường núi” là tình yêu say đắm đồng đất, núi rừng làng mạc nước non của Nguyễn Đình Thi. 

Mẫu 3:

Bài bình thơ của Vũ Quần Phương là cách tiếp nhận bài thơ ở nhiều khía cạnh hơn, cảm nhận của tác giả thực sự sâu sắc và đủ đầy về những khía cạnh dù nhỏ nhất của bài thơ. Phải yêu quý và có sự tưởng tượng, quan sát tinh tế mới vẽ nên được cái hồn của bức tranh thiên nhiên từ trong những điều giản dị như một buổi chiều trên đường núi, với vài nét chấm phá của gió, của suối, của ruộng nương, mái nhà sàn thân thuộc ấy.


3. Giá trị nội dung Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi

Bài bình thơ của Vũ Quần Phương giúp người đọc tiếp nhận bài thơ Đường núi ở nhiều khía cạnh hơn, cảm nhận của tác giả thực sự sâu sắc và đủ đầy về những khía cạnh dù nhỏ nhất của bài thơ. 


4. Sơ đồ tư duy Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi

Tóm tắt Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi (Sơ đồ tư duy, nội dung chính)

>>>Xem thêm: Tác giả - Tác phẩm: Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi Ngữ văn 7 Kết nối tri thức

icon-date
Xuất bản : 25/07/2022 - Cập nhật : 10/09/2022