logo

Bài Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi SGK 7 trang 98 - Văn Kết nối tri thức

icon_facebook

Hướng dẫn Soạn bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi SGK 7 trang 98 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 7 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 

Sau khi đọc bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi

Câu 1 (trang 98 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương

Lời giải 

Bài thơ “Đường núi” của tác giả Nguyễn Đình Thi là một bài thơ tự do vỏn vẹn 12 câu. Bài thơ là tâm tình của thi sĩ trước cảnh sắc quê hương tuyệt đẹp vào ban chiều. Luận về bài thơ Đường núi, tác giả Vũ Quần Phương cho em một cảm nhận rõ nét, sâu đậm hơn về tâm tình ấy. Có lẽ, thơ hay khi con người ta hiểu ý. Mượn lời bình của Vũ Quần Phương, em thấy rằng, bài thơ là một bức tranh chấm phá chiều rừng tiết kiệm cả nét lẫn màu nổi rõ lên lòng yêu đất đai thôn bản say đắm. Một chiều xa xăm mở ra với hình ảnh sương tỏa khắp, gió nổi, tiếng suối rì rào và lúa chín. Xa xa, ta nghe tiếng người hát, ta thấy dải áo chàm, bờ tre, mái nhà… Lời khen dành cho bài thơ này chưa bao giờ là đủ. 12 câu thơ khắc họa đầy đủ bức tranh sinh động có động và tĩnh về chiều quê. Hẳn phải là người có tình cảm sâu sắc với quê hương mới có thể cảm nhận tinh tế như thế này. Bài thơ gợi sự bình yên, êm ả.

Câu 2 (trang 98 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Bài bình thơ gây được ấn tượng như thế nào đối với em? Câu nào, ý nào trong đó khiến em phải ngẫm nghĩ sâu hơn về bài thơ đã đọc?

Lời giải 

Bài bình gây ấn tượng tới em về một sự cảm nhận tinh tế, tỉ mỉ, chăm chút. Vũ Quần Phương có sự nghiên cứu, quan sát bằng cả con tim và khối óc. Mỗi một câu thơ, đều được Vũ Quần Phương cảm. Sự cảm này không mơ hồ, mà cụ thể, dễ hiểu tới bạn đọc.

Câu khiến em phải ngẫm nghĩ đấy chính là lời mở đầu của bài bình “Bài thơ như bức tranh chấm phá vài nét chiều rừng tiết kiệm cả nét lẫn màu ấy lại thấy nổi rõ lên lòng yêu đất đai thôn bản say đắm của người viết”. Lời mở đầu khái quát toàn bộ nội dung bài thơ. Và quả thực, khi chúng ta tìm hiểu sâu hơn, “Đường núi” của nhà thơ Nguyễn Đình Thi mang tính gợi nhiều hơn tả. Cảnh sắc được di chuyển nhanh nhưng không loãng. Mọi thứ dường như rất phù hợp. Màu sắc và đường nét trong thơ không nhiều song lại tái hiện được khung cảnh chiều tại làng quê thấm đẫm tình yêu. Nói như Vũ Quần Phương, ẩn sau lớp chữ là cả một tình yêu quê hương đất nước sâu đắm.

Soạn bài Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi SGK 7 trang 98 - Văn Kết nối tri thức

Câu 3 (trang 98 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ như thế nào? Theo em, sự đồng cảm này có ý nghĩa gì?

Lời giải 

- Để thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ, người bình là Vũ Quần Phương đã thể hiện được sâu sắc nội dung truyền tải mà nhà thơ Nguyễn Đình Thi gửi gắm. Hơn hết, Vũ Quần Phương cảm nhận bài thơ bằng tất cả tài lẫn tình của mình – một sự cảm tỉ mỉ, chân thực. 

- Sự đồng cảm này có thể coi là sự đồng điệu trong tâm hồn nghệ sĩ. Đặt mình vào cảm xúc của nhà thơ để hiểu về bài thơ, có thể thấy, sự cống hiến cho nghệ thuật mà Vũ Quần Phương đem lại đáng ngưỡng mộ đến thế nào. Bởi thơ là tiếng lòng, cao cả hơn, thơ là sự đồng điệu.

Câu 4 (trang 98 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Theo em, vì sao Vũ Quần Phương lại khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả.”?

Lời giải 

 “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả.” được Vũ Quần Phương khẳng định trong lời bình là bởi, người bình thấy được cái tài năng thực sự của nhà thơ. Chỉ vài nét cơ bản, không cầu kì, khó hiểu; những hình ảnh gần gũi, thân quen lại có thể tạo ra một luồng cảm xúc yêu thương. Cảnh chiều ở làng quê thật bình yên đến nhường nào. Bức tranh thiên nhiên ấy, có cảnh, có người đầy khéo léo.

Câu 5 (trang 98 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung những gì?

Lời giải 

Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung về tài năng nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Bởi vì, bên cạnh bài thơ Đường núi, Nguyễn Đình Thi còn rất nhiều tác phẩm tiêu biểu khác. Và để làm nên được chỗ đứng trong làng văn chương, cái tài và tình của ông được giới văn chương khen ngợi và dành những lời khen có cánh. Khi đấy, bài viết sẽ có tính khách quan.
 >>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi SGK 7 trang 98  trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 06/07/2022 - Cập nhật : 09/08/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads