logo

Bài Đi lấy mật SGK 7 trang 20, 22, 23, 24 - Văn Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Đi lấy mật SGK 7 trang 20, 22, 23, 24 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 7 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Trước khi đọc bài Đi lấy mật

Hãy kể tên một số miền quê của Việt Nam mà em từng đến thăm hoặc biết tới qua tác phẩm nghệ thuật (tranh ảnh, phim, thơ văn…). Nơi nào đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?

Lời giải

Một số miền quê ở Việt Nam mà em từng ghé thăm hoặc biết tới qua tác phẩm nghệ thuật: Nghệ An, Hà Tĩnh Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Daklak, Vũng Tàu, Đồng Nai…

Một nơi để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất chính là quê Bác – Nghệ An. Là mảnh đất hiếu học nổi tiếng, lại là nơi sinh ra bác Hồ - vị lãnh tụ đáng kính của cả dân tộc; em may mắn được bố mẹ đưa đi tham quan. Ở Nam Đàn, thuộc Nghệ An; rất nhiều người đi vào dịp lễ cuối tuần, chủ yếu là khách du lịch. Căn nhà cũ, đồ vật cũ, mọi thứ hầu như được giữ nguyên vẹn tạo hco em cảm giác đậm chất làng quê thuở xưa. Cô tiếp viên giọng nói trong veo, kể từng giai thoại về cuộc đời Bác và đưa tất cả mọi người tham quan từ nơi này sang nơi khác. Sau chuyến tham quan ấy, em càng thêm yêu và xin nghiêng mình cảm tạ những công lao to lớn của Người đã giúp Việt Nam có được hòa bình, tự do, độc lập như ngày hôm nay.


Đọc hiểu bài Đi lấy mật

Câu 1 (trang 20, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Cò giảng giải cho An những gì?

Lời giải 

Cò giảng giải cho An cách để nhìn thấy ong mật thông qua lời nói, hành động: Bây giờ mày cứ nhìn kĩ vào khaongr cách giữa hai nhánh tràm cao kia! Ờ! Đúng rồi. Nhìn một chỗ trống ấy thôi nhá. Nó tới liền bây giờ.

Câu 2 (trang 22, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tóm tắt nội dung câu chuyện của má nuôi An.

Lời giải 

Câu chuyện của má nuôi An: dạy An cách nhận biết bầy ong, quan sát hướng gió, đường bay của ong mật.

Câu 3 (trang 23, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

So sánh sự khác biệt trong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh.

Lời giải

Người dân vùng U Minh có cách “thuần hóa” ong rừng bằng tổ ong hình dáng nhánh kèo. Còn người La Mã nuôi ong trong những cái tổ bằng đồng hình chiếc vại, có đục thủng nhiều hàng lỗ con vòng quanh miệng, quanh đáy. Đối với người Mễ Tây Cơ, họ nuôi ong bằng đất nung, như một cái ống có hai cái loa hai đầu, giữa lưng ống đắp một hình đầu người nho nhỏ làm vật trang trí, dùng hai sợi thừng treo lên cành cây. Người Ai Cập lại nuôi ong trong những tổ bằng sành, hình ống dài, xếp chồng lên nhau, đặt trên bãi cỏ… Mỗi người dân ở một vùng, người ta sẽ có những cách nuôi ong khác nhau.

Soạn bài Đi lấy mật SGK 7 trang 20, 22, 23, 24 - Văn Kết nối tri thức

Sau khi đọc bài Đi lấy mật


Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 24, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Chỉ ra mối quan hệ của bốn nhân vật trong đoạn trích.

Lời giải 

- Bốn nhân vật trong đoạn trích là: An, Cò, tía nuôi và má nuôi

- Mối quan hệ của bốn nhân vật: An được ông lão bán rắn nhận làm con nuôi, anh em của thằng Cò. 

Câu 2 (trang 24, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Nêu cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An. Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết tiêu biểu nào?

Lời giải 

Nhân vật tía nuôi của An là am hiểu rõ về loài ong, về rừng U Minh. Trong mối quan hệ gia đình, ông là một người cha yêu thương và quan tâm tới hai đứa con của mình.

Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết:

+ Tía nuôi tôi đi trước, bên hông lủng lẳng chiếc túi, lưng mang cái gùi bằng tre đan đã trát chai, tay cầm chả gạc.

+ Thôi, dừng lại nghỉ một lát. Bao giờ thằng An đỡ mệt, ăn cơm xong hẵng đi!

+ Tía nuôi tôi chỉ nghe tôi thở đằng sau lưng ông thôi mà biết chứ ông có quay lại nhìn tôi đâu.

Câu 3 (trang 24, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của ai? Em hãy nhận xét khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của nhân vật ấy.

Lời giải

Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của cậu bé An. 

Khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của nhân vật An rất tinh tế. Cậu quan sát rất tỉ mỉ mọi thứ xung quanh. Nhân vật An có cái nhìn bao quát về rừng U Minh. Từ đó, qua tái hiện chân thực, rừng U Minh tràn đầy sức sống, kết hợp hài hòa giữa con người với thiên nhiên.

Câu 4 (trang 24, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Theo em, nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở đâu? Điều gì khiến em khẳng định như vậy?

Lời giải 

Theo em, nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở trong rừng; am hiểu về môi trường ở đây.

Thông qua chi tiết của An khi nói về Cò: “Cặp chân giò của nó như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chả mùi gì nữa là”.

Câu 5 (trang 24, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua những chi tiết nào (ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ, cảm xúc, mối quan hệ với các nhân vật khác…)? Em hãy dựa vào một số chi tiết tiêu biểu để khái quát đặc điểm tính cách của nhân vật An.

Lời giải 

- Nhân vật An được nhà văn miêu tả qua những chi tiết:

+ chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé.

+ khoa học tự nhiên trong trường chỉ mới cho tôi một khái niệm chung chung về xã hội loài ong, về những lợi ích của con ong.

+ không thấy có nơi nào nói đến việc lấy mật bằng cách gác kèo như má nuôi tôi đã bảo cho tôi nghe vừa rồi.

+ so với sức khỏe của Cò, thể trạng của An không bằng khi đi được một lúc đã dừng nghỉ mệt.

+ khi nghe Cò hỏi, An không có câu trả lời.

+ đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật

+ reo lên khi thấy được bầy ong mật.

+ có những quan sát riêng của mình về rừng U Minh.

- Thông qua một số chi tiết, có thể thấy, An là một người ham học hỏi và thích khám phá. Từ người không biết, chỉ am hiểu kiến thức trong sách giáo khoa, khi được trải nghiệm thực tế, cậu đã tích lũy cho mình vốn hiểu biết.

Câu 6 (trang 24, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Đọc đoạn trích, em có ấn tượng như thế nào về con người và rừng phương Nam?

Lời giải 

Qua đoạn trích, em thấy con người nơi đây rất cởi mở, hiền hòa. Ở họ có sự từng trải, am hiểu rõ về khu rừng U Minh. Họ đã cho An được mở mang tầm mắt.

Còn về khu rừng phương Nam, qua lời văn cũng đủ để độc giả thấy đây là một khu rừng rộng lớn, hùng vĩ, vừa hoang sơ nhưng cũng rất gần gũi với con người.


Viết kết nối với đọc 

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật.

Lời giải 

Một chi tiết thú vị trong đoạn trích “Đi lấy mật” mà em ấn tượng, đó chính là sự so sánh của An về cách nuôi ong. Đối chiếu với những kiến thức mà cậu học được trong sách vở, khi được nghe thầy cô giảng dạy và dựa trên trải nghiệm thực tế; cậu thấy rằng, mỗi nơi, người ta sẽ có những cách “thuần hóa” ong khác nhau. Sự so sánh này tôn lên sự tri thức của nhân vật An. Đồng thời, cho bạn đọc có thêm kiến thức về cách nuôi ong của các mảnh đất khác nhau. An là minh chứng tiêu biểu cho việc học đi đôi với hành. Ngay từ đầu câu chuyện, khi nghe má nuôi nói sẽ lấy mật bằng cách gác kèo, ở cậu đã có sự ngờ ngợ về sự khác biệt so với kiến thức mình đã học. Tuy nhiên, khi trải nghiệm thực tế, sự reo hò sung sướng của cậu cũng chính là cảm xúc của độc giả. Bài học mà cậu có được cũng chính là bài học mà độc giả được tiếp thu.

icon-date
Xuất bản : 06/07/2022 - Cập nhật : 09/08/2022