logo

Bài Gò me SGK 7 trang 93, 94, 95 - Văn Kết nối tri thức

icon_facebook

Hướng dẫn Soạn bài Gò me SGK 7 trang 93, 94, 95 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 7 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Trước khi đọc bài Gò me

Câu 1 (trang 93 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em biết những bài thơ nào viết về miền đất Nam Bộ? Hãy đọc cho cả lớp nghe một đoạn thơ mà em yêu thích.

Lời giải 

- Các bài thơ viết về Nam Bộ: Cửu Long Giang ta ơi (Nguyên Hồng), Gửi Nam Bộ Mến Yêu (Xuân Diệu), Hành phương Nam (Nguyễn Bính), Gói đất miền Nam (Xuân Miễn), Nhớ Nam Bộ (Bảo Định Giang – Nguyễn Thanh Danh)…

- Đoạn thơ em thích là:

Đôi ta lưu lạc phương Nam này

Trải mấy mùa qua, én nhạn bay

Xuân đến khắp trời hoa rượu nở

Mà ta với người buồn vậy thay

Lòng đắng sá gì muôn hớp rượu

Mà không uống cạn mà không say

Lời thề buổi ấy cầu Tư Mã

Mà áo khinh cừu không ai may

(Hành phương Nam)

Câu 2 (trang 93 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Chia sẻ những điều em biết về vẻ đẹp của miền đất này

Lời giải 

- Nam Bộ ở phía nam của nước Việt Nam, nằm trong lưu vực sông Đồng Nai và Cửu Long gồm Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

- Nam Bộ đặc trưng với hai mùa: mùa mưa và mùa khô.

- Nam Bộ là nơi cư trú của người Việt và các tộc người như: Kmer, Chăm, Hoa, Tày…

- Trang phục ở vùng Nam Bộ là áo bà ba, khăn rằn.

- Con người Nam Bộ hiếu khách, phóng khoáng, cởi mở…


Đọc hiểu bài Gò me

Câu 1 (trang 93 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Hình dung ánh sáng, âm thanh và không gian miền quê Gò Me

Lời giải 

Hình dung:

- Ánh sáng: đốm hải đăng tắt, lóe; chói rực mặt trời.

- Âm thanh: leng keng nhạc nhựa, lao xao vườn mía, mái lá thở, véo von điệu hát cổ truyền.

- Không gian: bể, ruộng, nước.

Có thể thấy, ánh sáng hiện lên đầy màu sắc, rực rỡ với gam màu tươi sáng. Âm thanh hiện lên sống động, có đủ cả âm thanh từ tiếng nhạc, điệu hát, đến sự xì xào của gió lay chuyển tán mía… Miền quê Gò Me hiện lên với không gian thoáng đãng, bình yên.

Câu 2 (trang 94 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Hình dung những chi tiết miêu tả các cô gái Gò Me

Lời giải 

Hình dung:

- những chị, những em má núng đồng tiền.

- nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón.

- véo von điệu hát cổ truyền.

- nằm dưới nghe theo bướm, tiếng chim.

Các cô gái Gò Me hiện lên với nét đẹp duyên dáng, dịu dàng, cần cù, chăm chỉ trong công việc.

Câu 3 (trang 94 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Hình dung những chi tiết miêu tả thiên nhiên Gò Me

Lời giải 

Hình dung:

- nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo.

- theo bướm, theo chim.

- me non cong vắt lưỡi liềm.

- lá xanh.

- chim cu gáy giữa trưa hanh nồng.

- gió dìu vươn xao xuyến bờ tre.

Thiên nhiên Gò Me hiện lên rất sinh động về màu sắc, âm thanh, nghe rất thơ mộng, trữ tình.

Soạn bài Gò me SGK 7 trang 93, 94, 95 - Văn Kết nối tri thức

Sau khi đọc bài Gò me


Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 95 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Qua nỗi nhớ của nhà thơ – một người con phải sống xa quê – cảnh sắc Gò Me hiện lên như thế nào?

Lời giải

Cảnh sắc Gò Me hiện lên qua nỗi nhớ của nhà thơ:

- Không gian: bể, ruộng, nước. Đây là không gian rộng lớn.

- Âm thanh: leng keng nhạc nhựa, lao xao vườn mía, mái lá thở, véo von điệu hát cổ truyền. Âm thanh hiện lên sống động.

- Ánh sáng: đốm hải đăng tắt, lóe; chói rực mặt trời. Ánh sáng hiện lên đầy màu sắc, rực rỡ với gam màu tươi sáng.

- Thiên nhiên: hiện lên rất sinh động về màu sắc, âm thanh, nghe rất thơ mộng, trữ tình: “nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo, … theo bướm, theo chim, … me non cong vắt lưỡi liềm, … lá xanh, … chim cu gáy giữa trưa hanh nồng, … gió dìu vươn xao xuyến bờ tre”

Câu 2 (trang 95 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc họa qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó cho em cảm nhận gì về con người nơi đây?

Lời giải 

Chi tiết:

- những chị, những em má núng đồng tiền.

- nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón.

- véo von điệu hát cổ truyền.

- nằm dưới nghe theo bướm, tiếng chim.

Những chi tiết đó cho em cảm nhận về nét đẹp duyên dáng, dịu dàng, cần cù, chăm chỉ trong công việc của các cô gái Gò Me.

Câu 3 (trang 95 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Nói đến Gò Me, tác giả nhớ da diết điệu hò quê hương. Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò gợi cho em suy nghĩ gì?

Lời giải 

Việc nhà thơ hai lần dẫn câu hò gợi cho em suy nghĩ về một vùng đất đậm đà bản sắc văn hóa tinh thần. Đấy chính là điệu hát cổ truyền. Ở họ mang một tâm hồn phong phú, vừa yêu lao động lại rất yêu nghệ thuật. Tiếng hò ấy là tiếng hò yêu đời, khẳng định tài năng của người dân nơi đây đã được ông cha đúc kết “Hò… ơ… Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me / Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò”

Câu 4 (trang 95 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ Gò Me có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Em thích những hình ảnh nào? Vì sao?

Lời giải 

- Những hình ảnh em thích trong bài thờ Gò Me đó là hình ảnh “ruộng vây quanh, bốn mùa gió mát” và hình ảnh những chị, những em “nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên”. Bởi lẽ, về thiên nhiên, đồng ruộng bao quanh mang lại sự thoáng đãng, yên bình. Không gian mở ra đầy tính gợi. Còn con người nơi đây chăm chỉ, siêng năng, hăng say làm việc. Chị em xuống đồng chọc lỗ gieo mầm đầy tính nghệ thuật. Họ làm việc tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo. Những con người yêu lao động, làm việc với tinh thần hăng say, vui vẻ cùng với khung cảnh ruộng đồng mênh mông, thật trữ tình!

Câu 5 (trang 95 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước được thể hiện trong bài thơ

Lời giải 

Tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước được thể hiện trong bài thơ đó là tình yêu quê hương trọn vẹn. Nhà thơ xa xứ tái hiện lại quê hương dựa trên trí nhớ, những mảnh ghép kí ức của mình về thiên nhiên và con người nơi đây. Ông không ngần ngại tự hào và khẳng định, “quê tôi đó”. Có yêu, có thương, có nhớ mới có thể viết nên bài thơ đầy cảm xúc nặng trĩu như thế này!

Câu 6 (trang 95 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Nhà thơ lấy tên một vùng đất làm nhan đề bài thơ. Hãy kể tên một số tác phẩm mà em đã học, đã đọc cũng có cách đặt nhan đề tương tự.

Lời giải 

- Tây Tiến – Quang Dũng.

- Việt Bắc (thơ) – Tố Hữu.

- Cô Tô (Kí) – Nguyễn Tuân.


Viết kết nối với đọc 

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ

Lời giải 

“Ôi, thuở ấu thơ

Cắt cỏ, chăn bò

Gối đầu lên áo

Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo

Lòng nghe theo bướm, theo chim

     Me non cong vắt lưỡi liềm

Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”

Đoạn thơ trên mở đầu với lời thán từ “Ôi” để bộc lộ cảm xúc trào dâng. Nhà thơ nhớ về tuổi thơ cắt cỏ, chăn bò đầy kỉ niệm vui tươi, hạnh phúc. Được lắng nghe vạn vật xung quanh, giờ đây chỉ còn lại hoài niệm. Ông nhớ về quá khứ, trong trái tim Hoàng Tố Nguyên sực sôi nỗi nhớ quê da diết. Những hình ảnh gần gũi, thân thuộc càng dễ chạm đến trái tim người viết cũng như bạn đọc. Đó là một thời thơ ấu đẹp. Dù xa quê nhưng nỗi nhớ luôn khắc khoải trong tâm hồn nhà thơ. 

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Gò me SGK 7 trang 93, 94, 95  trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 06/07/2022 - Cập nhật : 17/10/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads