logo

Bài Gặp lá cơm nếp SGK 7 trang 43, 44 - Văn Kết nối tri thức

icon_facebook

Hướng dẫn Soạn bài Gặp lá cơm nếp SGK 7 trang 43, 44 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 7 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Trước khi đọc bài Gặp lá cơm nếp

Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Xác định bài thơ thuộc thể năm chữ trong số những bài thơ sau đây: Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ), Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Mây và sóng (R. Ta-go), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh), Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)

Lời giải

Trong những bài thơ trên, bài thơ thuộc thể 5 chữ là:

  • Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh)
  • Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh)

Câu 2 (trang 43 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt. Chia sẻ cảm nhận của em về hương vị của món ăn đó.

Lời giải 

Hương vị của xôi đối với em còn tùy thuộc vào nguyên liệu kết hợp với nó là gì. Nếu là xôi lạc, em cảm thấy nó gần giống với cơm, chỉ có điều xôi sẽ dẻo hơn. Nếu là xôi gấc, ngoài việc màu xôi nhuốm đỏ, hương vị xôi cũng bao trọn mùi gâc rất thơm…


Đọc hiểu bài Gặp lá cơm nếp

Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Theo dõi số lượng tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ

Lời giải 

- Số tiếng trong mỗi dòng thơ: 5 tiếng.

- Gieo vần: vần liền.

- Nhịp thơ: tùy từng khổ mà nhịp thơ khác nhau. Có khổ nhịp 2/3, có khổ nhịp ¼, có khổ nhịp 3/2.

Câu 2 (trang 43 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Hình dung hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con

Lời giải 

Người mẹ trong kí ức của người con hiện lên là người mẹ đảm đang. Người mẹ bên cạnh bếp lửa thổi cơm nếp thơm lừng chặng đường con đi.

Soạn bài Gặp lá cơm nếp SGK 7 trang 43, 44 - Văn Kết nối tri thức

Sau khi đọc bài Gặp lá cơm nếp


Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 44 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Số tiếng trong một dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và chia khổ của bài thơ Gặp lá cơm nếp có gì khác so với bài thơ Đồng dao mùa xuân?

Lời giải 

 

Gặp lá cơm nếp

Đồng dao mùa xuân

Số tiếng 5 tiếng 4 tiếng
Cách gieo vần vần liền Vần cách
Nhịp thơ nhịp 2/3; 1/4; 3/2 Nhịp 2/2, 1/3
Chia khổ thơ 4 khổ thơ, khổ cuối 2 câu. Khổ 1 có 3 câu, khổ 2 có 2 câu, từ khổ 3 trở đi mỗi khổ có 4 câu.

Câu 2 (trang 44 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em hãy nêu nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình và hình ảnh mẹ trong kí ức người con

Lời giải 

- Hoàn cảnh gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình: trong lúc người con xa nhà, bỗng ngửi thấy mùi xôi.

- Hình ảnh người mẹ trong kí ức con: người mẹ đảm đang, yêu thương con. Hình ảnh mẹ nhặt lá về để đun bếp củi thổi cơm nếp thơm lừng.

Câu 3 (trang 44 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp”?

Lời giải

Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện sự nhớ thương tới người mẹ và đất nước.

Khi gặp lá cơm nếp, cảm xúc trào dâng trong tâm hồn người con là bởi đó là hình ảnh quen thuộc với tâm trí người con. Sâu thẳm trong kí ức, người mẹ nấu cơm nếp trên bếp lửa nóng. Chính là mùi vị quê hương, khiến người con khi ngửi thấy mùi xôi trong một nơi xa lạ, bỗng rạo rực nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ.

Câu 4 (trang 44 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ?

Lời giải 

Hình ảnh người con trong bài thơ là người con hiện đang sinh sống xa nhà, xa quê hương. Đó là người con giàu tình cảm. Ngửi thấy mùi xôi, người con nhớ tới bóng dáng mẹ ở quê nhà. Chiều chiều mẹ ra nhặt lá về đun bếp củi, hương cơm nếp lan tỏa. Là một phần kí ức trong quá khứ tươi đẹp, bình yên và ấm áp. Để rồi, khi xa quê, anh luôn nhớ tới mẹ, tới nhà, tới quê hương.

Câu 5 (trang 44 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Theo em, thể thơ năm chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?

Lời giải 

Thể thơ 5 chữ ngắn có tác dụng:

  • Tạo sự gần gũi, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đọc, dễ nhớ.
  • Thể hiện được nội dung mà bài thơ muốn gửi gắm: đó là nỗi niềm nhớ nhà của người con.

Viết kết nối với đọc 

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về nỗi nhớ thương mẹ của người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.

Lời giải 

Nỗi nhớ thương mẹ của người con trong bài thơ “Gặp lá cơm nếp” là nỗi nhớ chung của tất cả người con khi xa quê. Người con trong bài thơ này, hẳn xa nhà đã lâu. Vậy nên, khi ngửi thấy mùi xôi, một cảm giác thân quen ùa về. Người con nhớ lại mẹ của mình vào buổi chiều nhặt lá về đun bếp, hương cơm nếp thơm lừng lan cả căn nhà. Đọc đến khổ 3, có thể thấy, người con là người lính. Bên mẹ, bên nước, trái tim chia làm 2 ngăn dành trọn vẹn tới 02 tình yêu to lớn, vĩ đại. Bóng dáng mẹ luôn ở trong tâm trí con. Dù đi đâu, con cũng luôn nhớ về mẹ, về hình ảnh quen thuộc mà ấm áp, là cả tuổi thơ của con.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Gặp lá cơm nếp SGK 7 trang 43, 44 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 06/07/2022 - Cập nhật : 09/08/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads