Hướng dẫn Soạn bài Quê hương SGK 7 trang 74 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 7 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất.
Sau khi đọc bài Quê hương
Câu 1 (trang 74, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Tìm trong bài thơ những chi tiết có thể giúp em nhận biết quê hương của tác giả là một làng chài ven biển
Lời giải
Chi tiết:
- Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới.
- Cách biển nửa ngày sông.
- Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
- Chiếc thuyền… mái chèo… cánh buồm.
- Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng.
- Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ.
Câu 2 (trang 74, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Chỉ ra hiệu quả của một số biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để miêu tả hình ảnh con thuyền lúc ra khơi
Lời giải
Một số biện pháp tu từ:
- So sánh chiếc thuyền “như con tuấn mã”, “mạnh mẽ vượt trường giang” gợi lên sự oai hùng. Con thuyền ra khơi đầy tự tin, mạnh mẽ, gan góc, lướt băng trên mặt biển hiên ngang. Qua đó, gợi lên vẻ đẹp khỏe khoắn, không ngại hiểm nguy của người dân chài.
- Nhân hóa cánh buồm với “mảnh hồn làng”. Từ một vật vô tri vô giác bỗng trở nên có sức sống, có linh hồn, là một mảnh ghép không thể thiếu trong cuộc sống của những người dân làng chài. Cánh buồm trở thành nét đẹp riêng. Qua đó, cho chúng ta thấy được tình cảm của người dân nơi đây, tình yêu lao động và sự gắn bó tha thiết với quê hương.
Câu 3 (trang 74, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Em hãy chọn phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong đoạn thơ sau:
Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
Lời giải
Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Tế Hanh đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh vô cùng đặc sắc. Trong đó, em ấn tượng với hình ảnh “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm/Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa chiếc thuyền hiện lên như một con người thực thụ. Sau chuyến đi đánh cá dài, đầy vất vả, con thuyền mỏi mệt nằm nghỉ ngơi. Qua động từ “nghe” chúng ta thấy được sự tinh tế của Tế Hanh. Nghe là để cảm nhận. Chất muối, thông thường, chúng ta có thể dùng khứu giác nhưng ở đây, nhà thơ lại chọn từ “nghe” với mục đích hiểu được sự mệt nhọc của chuyến đi chài. Không chỉ con người mệt mà ngay cả những vật vô tri vô giác đi cùng với con người, cũng có trạng thái như thế. Điều này khi đọc lên, càng làm chúng ta thêm yêu và trân quý hơn nét đẹp trong lao động của con người và sự vật xung quanh.
Câu 4 (trang 74, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Đọc bài thơ, em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của con người và cuộc sống nơi làng chài?
Lời giải
Em cảm nhận:
- Con người: hiện lên với nét đẹp đậm chất lao động. Họ là những người khỏe khoắn, hiên ngang, tự tin, bản lĩnh, gan góc, không ngại khó khăn, có niềm hăng say, yêu mến, gắn bó lâu dài với nghê và với quê hương.
- Cuộc sống: lúc bình yên, lúc nhộn nhịp.
>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Kết nối tri thức
-----------------------------
Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Quê hương SGK 7 trang 74 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!