logo

Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm trong văn học trung đại?

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm trong văn học trung đại?” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Ngữ văn 10.


Trả lời câu hỏi: Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm trong văn học trung đại?

- Tính quy phạm, đặc điểm nổi bật của văn học trung đại, là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu.

- Ở quan điểm văn học: Coi trọng mục đích giáo huấn, văn để chở đạo; ở tư duy nghệ thuật nghĩ theo kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn đã thành công thức; ở thể loại văn học với những quy định chặt chẽ về kết cấu; ở cách sử dụng thi liệu dẫn nhiều điển tích, điển cố, dùng nhiều văn liệu quen thuộc. Do tính quy phạm, văn học trung đại thiên về ước lệ, tượng trưng.

- Tuy nhiên, các tác giả văn học trung đại cũng đã phá vỡ tính quy phạm, phát huy cá tính sáng tạo trong cả nội dung và hình thức biểu hiện.


Kiến thức tham khảo về văn học trung đại


1. Khái quát về bối cảnh xã hội của văn học trung đại Việt Nam

- Từ thế kỉ X nước ta đã giành được quyền tự chủ (938).

- Giai cấp phong kiến Việt Nam đóng vai trò tích cực trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, điển hình như kháng chiến chống giặc Tống, quân Mông Nguyên, giặc Minh, giặc Thanh và thực dân Pháp xâm lược (1858).

- Xã hội bao gồm hai tầng lớp chính đó là phong kiến và nông dân.

Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm trong văn học trung đại?

2. Các giai đoạn của văn học trung đại Việt Nam

a. Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV

* Hoàn cảnh lịch sử:

- Bảo vệ tổ quốc, lập nhiều kì tích trong kháng chiến chống ngoại xâm, chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đi lên.

* Nội dung:

- Yêu nước với âm hưởng hào hùng ( hào khí Đông A ).

* Nghệ thuật:

- Văn học chữ Hán: văn chính luận, văn xuôi về lịch sử, thơ phú (ví dụ SGK).

- Văn học chữ Nôm: Một số bài thơ phú Nôm.

b. Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII

- Văn học giai đoạn này có bước phát triển mới, nổi bật là những thành tựu nghệ thuật của văn học chữ Nôm. Văn học viết chính thức xuất hiện hai thành phần: Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

- Văn học thế kỉ XV - thế kỉ XVII đi từ nội dung yêu nước mang âm hưởng ngợi ca đến nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến.

+ Văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn với các sáng tác của Nguyễn Trãi như Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô... là sự kết tinh thành tựu văn học yêu nước của năm thế kỉ trước. Thiên Nam ngữ lục (thế kỉ XVII) là tác phẩm diễn ca lịch sử viết bằng chữ Nôm, mang cảm hứng hào hùng, tràn đầy niềm tự hào dân tộc.

+ Các sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ đã đánh dấu sự chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán những tệ lậu xã hội, những suy thoái về đạo đức.

- Văn học chữ Hán phát triển với nhiều thể loại phong phú, đặc biệt là thành tựu của văn chính luận (Đại cáo bình Ngô, Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi) và bước trưởng thành vượt bậc của văn xuôi tự sự (Thánh Tông di thảo tương truyền của Lê Thánh Tông, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ).

- Văn học chữ Nôm cớ sự Việt hóa thể loại tiếp thu từ Trung Quốc đồng thời sáng tạo những thể loại văn học dân tộc.

+ Thơ Nôm viết theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn (Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập của các tác giả thời Lê Thánh Tông, Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm...).

+ Khúc ngâm, khúc vịnh viết theo thể song thất lục bát (Tứ thời khúc vịnh của Hoàng Sĩ Khải).

+ Diễn ca lịch sử viết theo thể lục bát (Thiên Nam ngữ lục - khuyết danh) và song thất lục bát (Thiên Nam minh giám - khuyết danh).

c. Giai đoạn đầu Thế kỷ XVIII – hết nửa đầu Thế kỷ XIX

- Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng. Các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, đấu đá, tiêu diệt lẫn nhau. Cuộc sống của người dân vô cùng khổ cực. Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi mà đỉnh cao là khởi nghia Tây Sơn diệt Trịnh Nguyễn, đánh đuổi quân Xiêm, quân Thanh, thống nhất đất nước. Vua Quang Trung lên ngôi. Nguyễn Ánh không thể chống lại vua Quang Trung với hạm đội manh nhất Thái Bình Dương bèn cầu cứu thực dân Pháp. Cuối cùng Nguyễn Ánh có được sự trợ giúp của thực dân Pháp, đổi lại sau khi lên ngôi, Nguyễn Ánh phải để chúng buôn bán tự do tại của biển Sơn Trà, Đà Nẵng. Không lâu sau khi thành lập, triều đại Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Ánh khôi phục lại vương triều phong kiến chuyên chế (1802-1945).

- Đây được xem là giai đoạn phát triển tột bậc, rực rỡ nhất của văn học phong kiến Việt Nam. Cảm hứng xuyên suốt thời kì này là cảm hứng nhân đạo. Bởi lúc này số phận và quyền sống của con người bị đe dọa. Văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc, đấu tranh đòi giải phóng con người cá nhân. Các tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn; Đoàn Thị Điểm dịch), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ), Thường kinh kí sự (Lê Hữu Trác), thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,Truyện Kiều (Nguyễn Du). Thời kì này có sự phát triển mạnh mẽ của những sáng tác văn học viết bằng chữ Nôm, và sự xuất hiện của nhiều thể loại văn học như tùy bút, tiểu thuyết chương hồi, kí.

d. Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX

- Những quốc ngữ xuất hitác phẩm như Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn) của Trần Quốc Tuấn, Phò  chữ Hán và chữ Nôm rơi vào bế tắc.

-> Xuất hiện văn học chữ quốc ngữ nhưng chưa nhiều thành tựu.

icon-date
Xuất bản : 07/04/2022 - Cập nhật : 11/06/2022