Tổng hợp nội dung trả lời Câu đố dân gian là gì? Đặc điểm, phân loại, nguồn gốc của câu đố dân gian ngắn gọn, hay nhất, giúp các bạn học tốt môn Ngữ văn.
Câu đố là hình thức sáng tác Văn học dân gian với hình ảnh ngắn gọn phần lớn bằng hình thơ, tục ngữ và ca dao. Kế thừa lối diễn đạt, miêu tả các sự việc của con người cổ đại. Câu đố là hình thức sáng tác dân gian có chức năng miêu tả, phản ảnh đặc điểm của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội bằng phương pháp dấu tên và nghệ thuật ẩn dụ đặc biệt (hay phương pháp chuyển hóa – chuyển cái nọ thành cái kia) để thử tài suy đoán, kiểm tra sự hiểu biết và mua vui giải trí.
a. Đặc điểm về nội dung
Cũng như các loại hình văn học dân gian khác, câu đố Việt Nam ra đời cùng với quá trình lao động có tính tập thể. Câu đố là một trong những phương tiện để thư giãn trong lúc lao động và giải trí, lúc nghỉ ngơi. Câu đố đặt ra vấn đề nhận thức và vấn đề này cũng quy định nội dung câu đố. Nhận thức ở đây là nhận thức của người nông dân đối với những vấn đề liên quan tới cuộc sống của họ.
+ Câu đố về các hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ: mây, mưa, sấm chợp, lũ lụt,...
+ Câu đố về con người: cụ già, em bé, thanh niên, người say rượu, kẻ trộm,...
+ Câu đố về sự vật, văn hóa, vật chất - tinh thần: lễ hội, tục lệ,...
+ Câu đố về công cụ, công việc nhà nông: cái cày, cái thúng, cái đòn gánh,…
+ Về thực vật, câu đố chủ yếu tập trung sự quan sát vào các cây trồng nông nghiệp, cây ăn quả và một số cây ở nông thôn Việt Nam như: lúa, ngô, khoai, sắn, bầu, bí, lạc, bưởi… cùng các bộ phận của chúng như: củ, quả….
+ Về động vật, ngoài một số câu đố nói về con người và những bộ phận cơ thể người quen thuộc như: đôi mắt, hàm răng, cái miệng…phần lớn câu đố nói về các loại gia súc, gia cầm như: Bò, trâu, lợn, vịt…và nói về các con vật xuất hiện nhiều trong môi trường nông thôn như: đom đóm, cóc, ếch…
=> Có thể thấy sự vật, hiện tượng được đem ra đố là những vật, những sự việc gần gũi, rất quen thuộc với cuộc sống người nông dân ở nông thôn. Cha ông chúng ta không đố về những gì xa lạ với họ, với cuộc sống của họ. Qua đó chúng ta thấy được óc thực tiễn của người nông dân và tài quan sát, liên tưởng của thế hệ cha ông.
b. Đặc điểm về chức năng
- Câu đố có vai trò, vị trí riêng trong đời sống tinh thần của một dân tộc,đáp ứng được những yêu cầu nào đó của nhân dân, không chỉ trong một thời gian nhất định mà trong cả một thời kỳ lịch sử. Và đối với văn học thành văn câu đố không phải là không có ảnh hưởng.
- Câu đố là một phương tiện đặc biệt để nhận thức và kiểm tra nhận thứcvề các sự vật, sự việc, các hiện tượng của thế giới khách quan.Cho nên đố nhau tức là thử thách những kiến thức thông thường về các sự vật, sự việc, là tìm hiểu trí phán đoán, óc suy xét, trí thông minh của nhau, để kiểm tra nhau những kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn và kích thích năng lực tư duy cùng phương pháp nhận thức.
- Ta thấy câu đố Việt nam trước hết là một phương tiện để thư giãn gân cốt trong lúc lao động và mua vui trong lúc nghỉ ngơi, ở một chừng mực nào đó câu đố đáp ứng nhu cầu giải trí nhiều hơn.
- Ngoài ra câu đố Việt Nam còn được sáng tạo do nhu cầu chiến đấu. Sống trong xã hội mà con người mất quyền tự do, bị áp bức bóc lột thì câu đố - một loại hình văn hoá của người dân lao động - không thể không mang tính chất đó được.
- Loại trực tiếp
- Loại gián tiếp
- Hát đố
- Đố Kiều
- Đố nhân vật
- Chơi chữ
Câu đố dân gian Việt Nam là một thể loại văn học đặc sắc của người Việt, xuất phát từ sự quan sát của con người về những nét giống nhau thường thấy giữa các sự vật và hiện tượng khác nhau của thế giới khách quan. Các câu đố thường được truyền miệng từ đời này sang đời khác, từ trong làng, ra ngoài cánh đồng, từ lúc nông nhàn tới lúc vất vả lao động. Từ những câu đố cho ta thấy cái tinh tế quan sát, cách vận dụng nhiều yếu tố, thủ thuật để tạo nên những câu đố hay. Có những câu đố tục nhưng giảng thanh, có câu đố thanh giảng tục và tất nhiên là có câu đố thanh giảng thanh. Các câu đố của các cụ thì có đủ các kiến thức trong cuộc sống như đố về con gì, cây gì, loại gì,...
Tùy vùng miền mà có những câu đố và câu giải khác nhau. Và cũng tùy thời đại để có các câu đố và câu giải. Tuy vậy, câu đố đáng để rèn luyện trí óc nên hệ thống giáo dục cũng đưa các câu đố vào để phát triển trí tuệ cho trẻ em.Trước đây, tác giả của câu đố đa phần là
Hầu như những gì hằng ngày người ta thấy, tiếp xúc, sử dụng đều có thể thành câu đố như gia cụ, nhà cửa, công cụ và các hình thức lao động sản xuất, nếp sinh hoạt thường ngày, cây cỏ, động vật… Câu đố có đặc tính và đối tượng là những sự vật, sinh vật cụ thể, tồn tại khách quan, “mắt thấy, tai nghe”, do đó hầu như không thấy khái niệm triết lý, luân lý, tôn giáo và những khái niệm trừu tượng phi vật chất.
Ví dụ:
"Nhà xanh lại đóng đố xanh.
Tra đỗ trồng hành, thả lợn vào trong".
(Bánh chưng)
"Đi nằm, đứng nằm, ngồi nằm.
Nằm thì lại đứng".
(Bàn chân)