logo

Tính chất hóa học của muối Sunfua kèm trắc nghiệm có đáp án

icon_facebook

Kiến thức về muối sunfua cùng các tính chất vật lý, hóa học và bài tập về muốn sunfua có đáp án, giải thích dễ hiểu. Đây là tài liệu bổ ích cho các bạn học tốt môn Hóa học.


1. Muối sunfua là gì?

- Muối sunfua là một hợp chất hóa học có chứa một hoặc nhiều ion S2- trong phân tử. Như vậy, muối sunfua là muối có gốc S2-.

- Công thức hóa học muối sunfua là: Công thức tổng quát của muối sunfua MxSy trong đó:

+ M là nguyên tố, nhóm nguyên tố hóa học.

+ S là nguyên tố lưu huỳnh.

+ x, y là số nguyên tử tương ứng của M và lưu huỳnh.

Một số muối sunfua thường gặp: Na2S,K2S, BaS, Al2S3, FeS, CuS, HgS . . .


2. Phân loại muối sunfua

Thông thường, muối sunfua sẽ dựa vào độ tan để phân loại, cụ thể như sau:

Loại 1: Muối sunfua tan trong nước: Na2S, K2S, (NH4)2S, BaS . . .

Loại 2: Muối sunfua không tan trong nước nhưng tan trong HCl, H2SO4 loãng: FeS, ZnS, MnS . . .

Loại 3: Muối sunfua không tan trong nước, không tan trong HCl, H2SO4: CuS, PbS, Ag2S, SnS, CdS.

Loại 4: Muối sunfua không tồn tại trong nước: MgS, Al2S3 . . .

Lưu ý: Muối sunfua không tồn tại trong nước nhưng vẫn có thể tồn tại ở các trạng thái khác như rắn hoặc hơi(khí).

>>> Tham khảo: Tính chất hóa học của muối Sunfat kèm trắc nghiệm có đáp án


3. Tính chất hóa học của muối sunfua

a. Một số muối sunfua tạo môi trường kiềm khi hòa tan trong nước.

Khi được hòa tan trong nước, muối sunfua sẽ phân li ra ion S2- chính là yếu tố tạo nên môi trường kiềm cho dung dịch muối sunfua. Đây cũng là một trogn nhiều trường hợp khi thủy phân muối trung hòa tạo bởi gốc axit yếu và gốc bazơ mạnh sẽ tạo thành dung dịch có tính kiềm với pH > 7.

Phương trình ion của quá trình tạo dung dịch kiềm được chia sẻ với một ví dụ là chất Na2S.

Na2S → 2Na+ + S2-

S2- <=> HS- + OH-.

b. Phản ứng đốt cháy muối sunfua

Muối sunfua của kim loại khi bị đốt cháy trong môi trường oxi sẽ tạo thành oxit kim loại và khí SO2 bay lên. Hầu hết, các muối sunfua của kim loại đều tạo thành oxit bình thường nhưng có trường hợp của sắt (II) sunfua khi bị đốt cháy trong điều kiện oxi khác nhau sẽ tạo thành sản phẩm là oxit khác với oxit tương ứng của muối sunfua do hóa trị không ổn định.

+ Trong điều kiện đủ oxi và nhiệt đô cao, phản ứng đốt cháy xảy ra bình thường với phương trình như sau:

Đốt cháy nhôm (III) sunfua trong khí oxi:

Tính chất hóa học của muối Sunfua kèm trắc nghiệm có đáp án

Đốt cháy đồng (II) oxit trong oxi:

Tính chất hóa học của muối Sunfua kèm trắc nghiệm có đáp án

Nhận xét: Các phản ứng trên đều tạo ra oxit tương ứng của kim loại do hóa trị (số oxi hóa) của kim loại không tăng được nữa.

- Trong trường hợp muối đem đi đốt là muối sắt (II) sunfua thì oxit thu được sẽ là sắt (III) oxit do sắt (II) oxit sau khi được tạo thành sẽ tiếp tục phản ứng với oxi tạo oxit sắt (III).

FeS + O2 = FeO + SO2

FeO + O2 = Fe2O3

Lưu ý: Trong nhiều bài tập, sự thiên biến vạn hóa của sắt gây nhiều khó khăn cho học sinh kiếm điểm khá trở lên. Các em đặc biệt lưu ý trường hợp này tại bài viết "Hóa trị của sắt và các vấn đề từ kiến thức cơ sở tới ôn thi quốc gia"

c. Muối sunfua tác dụng với axit

* Muối sunfua tác dụng với axit loãng

Trong trường hợp này, các muối sunfua loại 3, loại 4 như đã phân loại ở trên sẽ không xuất hiện phản ứng. Trong những muối sunfua ở trên thì đặc biệt lưu ý tới đồng (II) sunfua sẽ được hỏi rất nhiều trong bài kiểm tra và bài thi.

Phương trình tổng quát: Muối sunfua + HCl / H2SO4 = Muối + H2S

Ví dụ:

Na2S + HCl = NaCl + H2S.

ZnS + H2SO4 = ZnSO4 + H2S.

CuS + HCl / H2SO4 => Không phản ứng.

FeS2 + HCl = FeCl2 + H2S + S

* Muối sunfua tác dụng với H2SO4 đặc nóng.

Muối sunfua khi tác dụng với H2SO4 đặc nóng thường sẽ tạo thành khí SO2 là sản phẩm khử. Trong trường hợp này, hầu hết các muối sunfua đều phản ứng được. CuS trong trường hợp này có phản ứng để tạo thành muối đồng (II) sunfat và SO2

Lưu ý: Muối sắt (II) sunfua khi tác dụng với tác nhân oxi hóa mạnh như H2SO4 đặc nóng sẽ đẩy sắt lên hóa trị cao nhất là 3.

Tính chất hóa học của muối Sunfua kèm trắc nghiệm có đáp án

Còn khi thực hiện phản ứng cho sắt (II) sunfua tác dụng với axit sunfuric đặc nóng thu được muối sắt (II) sunfat như sau:

Tính chất hóa học của muối Sunfua kèm trắc nghiệm có đáp án

4. Một số chú ý về muối sunfua

- Các muối : FeS, NiS, ZnS không tan trong nước, tan trong axit HCl, H2SO4 loãng sinh khí H2S.

- Các muối : BaS, CaS, MgS, Al2S3 tan trong nước, tan trong axit HCl, H2SO4 loãng.

Lưu ý: Al2S3, MgS bị phân hủy trong nước tạo hidroxit tương ứng và sinh khí H2S.

- Các muối : CuS, CuFeS2, PbS, HgS, Ag2S, FeS2 không tan trong nước, không tan trong axit HCl, H2SO4.

Lưu ý: Tan trong HNO3 đặc nóng, H2SO4 đặc nóng.

Chú ý một số phản ứng:

2FeCl3 + H2S => 2FeCl2 + 2HCl + S

CuSO4 + H2S => CuS + H2SO4

2AlCl3 + 2Na2S + 6H2O => 2Al(OH)3 + 6NaCl +3H2S

* Cách nhận biết muối sunfua không tan trong nước

- Một số muối sunfua hay gặp: FeS, ZnS, CdS, MnS, CuS …

- Cách nhận biết: Dựa vào màu sắc của muối

- Hiện tượng:

+ FeS, CuS, PbS: màu đen.

+ MnS: màu hồng.

+ ZnS: màu trắng.

+ CdS: màu vàng.

Chú ý:

-  Một số muối sunfua (FeS, ZnS, MnS…) không tan trong nước nhưng tan được trong axit loãng sinh ra khí H2S. Tuy nhiên không dùng để nhận biết ở trên lớp vì khí H2S độc và có mùi trứng thối. Nếu tiến hành thí nghiệm thì làm trong tủ hút.

Ví dụ:

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑

ZnS + 2HCl → ZnCl2 + H2S↑

- Các muối CuS, CdS không tan axit loãng.

>>> Tham khảo: Tính chất hóa học của muối trung hòa kèm bài tập trắc nghiệm


5. Bài tập trắc nghiệm về muối sunfua có đáp án

Câu 1. H2S bị oxi hóa thành khí SO2 khi:

A. Đốt khí H2S ở nhiệt độ cao và có dự oxi

B. Đốt khí H2S ở nhiệt độ cao.

C. Đốt khí H2S ở điều kiện thiếu oxi

D. Cho H2S đi qua dung dịch Ca(OH)2

Đáp án: A

Câu 2: H2S bị oxi hóa thành lưu huỳnh màu vàng khi:

1) Dẫn khí H2S qua dung dịch FeCl3

2) Để dung dịch H2S ngoài trời

3) Đốt khí H2S ở điều kiện thiếu oxi

A. 1 và 2      B. 1 và 3      C. 2 và 3      D. 1, 2 và 3

Đáp án: D

Câu 3: Cho 20,8 gam hỗn hợp FeS và FeS2 vào bình kín chứa không khí dư. Nung nóng bình để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng ta thấy số mol khí trong bình giảm 0,15 mol. Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp FeS và FeS2 là:

A. 42,3 và 57,7%      B. 50% và 50%

C. 42,3% và 59,4%      D. 30% và 70%

Đáp án: A

Câu 4: Cho m gam hỗn hợp bột Fe và S với tỉ lệ số mol sắt bằng 2 lần số mol lưu huỳnh rồi đem nung nóng không có oxi, thu được hỗn hợp A. Hòa tan A bằng dung dịch HCl dư thu được 0,4 gam chất rắn B, dung dịch X và khí D. Sục khí D từ từ qua dung dịch CuCl2 dư thấy tạo ra 4,8 gam kết tủa đen.

a) Tính hiệu suất phản ứng tạo thành hỗn hợp A (theo S). Tính m.

b) Cho dung dịch X tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư. Tính thể tích khí thoát ra ở điều kiện tiếu chuẩn.

Bài làm:

a) Gọi x là số mol S có trong m gam hỗn hợp

Suy ra số mol Fe sẽ là 2x.

Gọi x1 là số mol S tham gia phản ứng khi nung:

Ta có: Fe + S → FeS (1)

         x1      x1      x1 mol

Sau khi nung, trong hỗn hợp A có:

(x – x1) mol S

(2x – x1) mol Fe

Và x1 mol FeS

- Hòa tan A trong axit HCl dư:

Fe + 2HCl → FeCl+ H2↑ (2)

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑ (3)

Còn lại 0,4g chất rắn B là lưu huỳnh dư

ns = x – x1 = 0,4/32 = 0,0125 mol (I)

Dung dịch C gồm HCl dư và FeCl2 với số mol là 2x. Khí D gồm H2 và H2S

Sục khí D từ từ vào dung dịch CuCl2 dư, chỉ có H2S phản ứng:

CuCl2 + H2S → CuS↓ + 2HCl (4)

Kết tủa đen tạo thành là CuS.

Theo (1), (2), (4):

nCuS = x1 = 4,8/96 = 0,05 mol (II)

Kết hợp (I) và (II) ta có: x – x1 = 0,0125

x = 0,0125 + 0,05 = 0,0625

- Hiệu suất phản ứng tạo thành hỗn hợp A:

Theo S: h% = 0,05/0,0625 × 100% = 80%

b) Dung dịch C gồm HCl dư và FeCl2 với số mol là 0,125. Cho dung dịch C tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư chỉ có FeCl2 phản ứng.

2FeCl2 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 4HCl + 2H2O

    2                           1 mol

    0,125                    x = 0,125.1/2 = 0,0625

→ VSO2 = 0,0625.22,4 = 1,4l

Câu 5: Dẫn a mol khí H2S vào dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được muối trung hòa thì:

A. a/b > 2      B. b/a > 2      C. b/a ≥ 2      D. 1 < b/a < 2

Đáp án: C

------------------------------

Như vậy, Toploigiai đã tổng hợp kiến thức về Tính chất hóa học của muối sunfua kèm trắc nghiệm có đáp án. Hi vọng các bạn có những kiến thức bổ ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tập tốt.

icon-date
Xuất bản : 27/09/2022 - Cập nhật : 30/05/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads