logo

Tìm và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong những câu thơ dưới đây ở bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi?

Câu hỏi: Tìm và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong những câu thơ dưới đây ở bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi

a) Sáng chớm lạnh trong làng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

b) Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều

c) Trán cháy rực nghĩ trời đất mới

Lòng ta bát ngát ánh bình minh

 d) Súng nổ rung trời giận dữ

Người lên như nước vỡ bờ

Nước Việt Nam từ máu lửa

Rũ bùn đứng dậy sáng lòa

Trả lời

a) Nhân hóa

Tác dụng: Mùa thu Hà Nội hiện lên trong hoài niệm của nhà thơ thật đẹp và thơ mộng, về thời tiết, thiên nhiên, không gian (chớm lạnh, xao xác hơi may, phố dài). Đặc biệt, sự cảm nhận của tác giả thật tinh tế và tài hoa khiến cho mùa thu Hà Nội bỗng nhiên biểu hiện bằng hình khối, màu sắc, ánh sáng. Đó là thứ hình khối, ánh sáng, màu sắc của tâm trạng nên khiến lòng người càng thêm xao động.

b) Biện pháp hoán dụ: cánh đồng quê chảy máu.

- Biện pháp nhân hóa: dây thép gai đâm nát trời chiều      

=> Tác giả thật tài tình và khéo léo khi sử dụng thành công biện pháp hoán dụ và nhân hóa để vẽ lên một tranh đồng quê quen thuộc, dân dã mà vô cùng tang thương. Với những hình ảnh "chảy máu, đâm nát" khiến người liên tưởng đến những dấu hiệu của chiến tranh. Mà chiến tranh là đổ máu. Một khung cảnh thật ảm đạm, buồn đến tái tê.

c) Ẩn dụ

Tác dụng: Hình ảnh “trán cháy rực” và "bát ngát ánh bình minh” gợi lên nét vẽ rạng ngời về những đứa con của Tổ quốc. Dù có hi sinh, vất vả thì vẫn quyết tâm giành lại độc lập. Hình ảnh rất độc đáo, diễn tả sự thăng hoa của cảm xúc, niềm tin được thắp sáng. Người đọc hình dung được hình ảnh ngọn lửa của thất vọng. Câu thơ cuối tràn đầy kiêu hãnh, niềm vui, khát vọng bùng nổ hi vọng. Sự bát ngát của trời đất là sự bát ngát của niềm tin con người.

d) BPTT nổi bật là: so sánh

+ Người lên như nước vỡ bờ (từ so sánh: như)

Tìm và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong những câu thơ dưới đây ở bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi?

Tác dụng: nói lên tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam

* Khái niệm biện pháp tu từ

Biện pháp tu từ được hiểu là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người người độc về một hình ảnh, một cảm xúc, một câu chuyện trong tác phẩm.

* Một số biện pháp tu từ thường gặp

Biện pháp so sánh

Được sử dụng khi muốn miêu tả hay đối chiếu sự vật, sự việc này có nét tương đồng với sự vật hay sự việc khác nhằm tăng sức gợi hình, tăng sức biểu cảm cho bài văn. 

Cấu trúc so sánh thường hay gặp nhất có dạng: A là B, A như B hay Bao nhiêu ... Bấy nhiêu.

Có 2 loại so sánh thường gặp: so sánh ngang bằng (A như B) hay So sánh không ngang bằng (A so với B hơn hay kém)

Biện pháp Nhân hóa

Là biện pháp dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.

Có ba kiểu nhân hóa thường gặp: 

+ Dùng từ ngữ vốn gọi con người để gọi vật

+ Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ  hoạt động, tính chất của vật

+ Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

Biện pháp ẩn dụ

Là biện pháp dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Các cách dùng biện pháp ẩn dụ:

+ Dùng hình ảnh ẩn dụ được dùng bao trùm toàn bộ tác phẩm

+ Dùng hình ảnh ẩn dụ cảm giác: cảm giác của giác quan này được sử dụng miêu tả cho cảm giác của giác quan khác.

Biện pháp hoán dụ

Là biện pháp dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Biện pháp điệp ngữ

Là biện pháp dùng từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc…

Có nhiều dạng điệp ngữ thường gặp: 

+ Điệp ngữ cách quãng

+ Điệp nối tiếp:

+ Điệp vòng tròn:“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Biện pháp chơi chữ 

Là biện pháp lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước.

Biện pháp nói quá

Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Biện pháp nói giảm, nói tránh

Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, giảm mức độ để tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự, tránh cảm giác phản cảm và tránh thô tục, thiếu lịch sự. 

Biện pháp này có tác dụng tăng nhận thức và sự biểu cảm trong diễn đạt.

Biện pháp tương đối phản lập

Là biện pháp tu từ dùng từ ngữ biểu thị khái niệm đối lập nhau cùng để xuất hiện trong một ngữ cảnh, để làm rõ hơn đặc điểm của đối tượng được miêu tả. 

Biện pháp đảo ngữ

Đảo ngữ là biện pháp nhằm thay đổi trật tự cấu trúc của câu với mục đích nhấn mạnh các ý chính, đặc điểm của các đối tượng cũng như làm cho câu văn, câu thơ thêm sinh động và hài hoà hơn. 

Biện pháp liệt kê

Biện pháp tu từ này được dùng với mục đích tăng thêm hiệu quả diễn đạt để văn bản không dài dòng và lặp lại quá nhiều trong văn cả cách nói và cách viết. 

Biện pháp dấu chấm lửng

Dấu chấm lửng hay dấu ba chấm được dùng để biểu thị những ý mà người đọc, người viết chưa biểu đạt hết nhằm tạo nên điểm nhấm và tăng thêm cảm xúc. 

>>> Xem trọn bộ: Thực hành tiếng việt SGK 10 trang 50

icon-date
Xuất bản : 12/09/2022 - Cập nhật : 29/11/2022