logo

Tìm hiểu tác giả Hoàng Cầm (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

icon_facebook

Tìm hiểu về tác giả Hoàng Cầm bao gồm tiểu sử, sự nghiệp, các tác phẩm, đặc điểm phong cách sáng tác và các nhận định bình luận về ông.


1. Tiểu sử

 Ông tên thật là Bùi Tằng Việt (sinh ngày 22 tháng 2 năm 1922 – mất ngày 6 tháng 5 năm 2010 tại Hà Nội)

- Quê quán: xã Phúc Tằng (nay là phường Tăng Tiến, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang)

- Gia đình: xuất thân trong gia đình nhà Nho lâu đời, cha ông làm nghề dạy chữ và bốc thuốc tại Bắc Giang

- Sau khi đỗ tú tài, ông đi dịch sách cho Tân dân xã và bắt đầu bước vào về văn, bấy giờ thì ông lấy bút danh là tên một vị thuốc đắng trong thuốc bắc: Hoàng Cầm.

- Những bút danh khác của ông là: Bằng Việt, Lê Thái, Lê Kỳ Anh, Bằng Phi


2. Sự nghiệp

- Ông bắt đầu viết văn, dịch sách cho Tân dân xã từ năm 1940. Năm 1944, tham gia hoạt động Thanh niên Cứu quốc ở Thuận Thành.

-Thành lập đoàn kịch Đông Phương sau Cách mạng tháng Tám. Gia nhập Vệ quốc quân năm 1947 và thành lập đội văn công quân đội đầu tiên.
- Năm 1952, làm Trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị. Tháng 10 năm 1954, trở về Hà Nội, làm Trưởng đoàn kịch nói. Tháng 4 năm 1957, tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam.
- Các tác phẩm nổi bật: Hận Nam Quan, Kiều Loan (kịch thơ); Lá diêu bông, Bên kia sông Đuống ( thơ)
- Năm 2007, ông được nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật do Chủ tịch nước ký quyết định tặng riêng


3. Phong cách sáng tác

Phong cách sáng tác của Hoàng Cầm nổi bật chính bởi sự tìm tòi và đổi mới, nhưng vẫn giữ vững bản sắc truyền thống. Ông nâng tầm tư duy thơ ca mà không làm mất đi giọng điệu gần gũi, quen thuộc. Thơ của ông thấm đẫm hồn cốt và hơi thở của vẻ đẹp truyền thống xứ Kinh Bắc, từ đó làm sống dậy và nâng văn hóa Kinh Bắc lên một tầm cao nghệ thuật mới.


4. Nhận định 

- Theo nhà thơ Hoàng Hưng, “Hoàng Cầm là một bí ẩn đáng khám phá, nơi giao thoa giữa cảm xúc và lý trí, giữa tính đại chúng và tinh hoa, truyền thống và sáng tạo, người chiến sĩ và người nghệ sĩ. Đó chính là bí mật dẫn đến thành công nghệ thuật trong thời kỳ Việt Nam chuyển mình vào nghệ thuật hiện đại."  

- Nguyễn Thụy Kha, người gắn bó lâu năm với Hoàng Cầm, nhận xét: “Ông không chỉ là thi sĩ trong thơ ca mà còn sống đúng chất của một thi sĩ trong đời thực. Rất ít người giữ được sự nhất quán như vậy, và Hoàng Cầm chính là một thi sĩ toàn phần."  

- Nhiều ý kiến cho rằng thơ Hoàng Cầm mang dáng dấp của kiến trúc đình chùa Kinh Bắc, thấm đẫm hơi thở và sự sáng tạo tinh tế của những nghệ nhân dân gian. Trầm tích văn hóa Kinh Bắc đã lắng sâu và làm nên vẻ đẹp riêng trong hồn thơ của ông.  

icon-date
Xuất bản : 21/12/2024 - Cập nhật : 24/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads