Tìm hiểu tác giả Bình Nguyên Trang về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, thành tựu, phong cách sáng tác và các nhận định về bà
- Bình Nguyên Trang tên thật là Vũ Thị Quỳnh Trang, sinh ngày 17/5/1977.
- Quê quán: Bà sinh ra tại Phú Thọ, quê gốc ở Hải Hậu, Nam Định.
- Học vấn: Bà tốt nghiệp Học viện Báo chí - Tuyên truyền Hà Nội.
- Hiện nay chị đang làm việc tại chuyên đề Văn nghệ công an của báo Công an nhân dân ở Hà Nội. Chị đã từng là một thành viên trong hội bút Hương đầu mùa của báo Hoa học trò. Rất nhiều người đọc và thuộc thơ chị. Chị là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2013.
- Các tác phẩm tiêu biểu của bà:
+ Lối về (tập thơ, Hội Văn nghệ Nam Định xuất bản, 1995).
+ Chuyến tàu thời gian (tập truyện, NXB Văn hoá - Thông tin, 2000).
+ Chỉ em và chiếc bình pha lê biết (tập thơ, NXB Hội Nhà văn, 2003).
+ Những bông hoa đang thiền (tập thơ, NXB Hội Nhà văn, 2012).
- Chị đã đoạt giải thưởng văn chương của báo Hoa Học Trò, Áo Trắng, Mực Tím, Tiền Phong, giải B của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam cho tập thơ "Những bông hoa đang thiền".
Thơ Bình Nguyên Trang như tiếng lòng của lớp tuổi hoa niên với những nỗi nhớ đầu đời, những đớn đau thưở tình yêu chớm hé, và cả những hoài niệm tuổi thơ, những tình cảm thắm thiết với quê hương, với gia đình. Bình Nguyên Trang từ buổi đầu đã có một giọng thơ riêng, thủ thỉ, tâm tình, chân chất, hài hòa giữa cảm xúc và ý tưởng. Cô thuộc lớp nhà thơ trẻ giàu sáng tạo. Đổi mới nhưng không xa lìa cội rễ văn hóa dân tộc. Bộc lộ cái tôi cá nhân nhưng không sa vào cực đoan. Vượt qua ràng buộc của niêm luật trong thơ truyền thống, tìm tự do trong sự hài hòa. Với ý thức như vậy, hẳn cô sẽ còn đi xa trên con đường sáng tạo, để cống hiến cho người đọc nhiều câu thơ, bài thơ hay.
- Phùng Gia Thế đã viết rằng: "Có lẽ, điều may mắn của thế hệ chúng tôi (trong đó có Trang) là đã được sống, được hít thở trong một bầu không quyển văn chương lãng mạn và đẹp đẽ nhường ấy, có thể nói là, một đi không trở lại. Để rồi, mãi tận sau này, ngọn gió nhớ thương tuổi hai mươi trong những trang thơ vẫn còn vọng động với thời gian, cả khi mái đầu sương bạc…"