Tìm hiểu về tác giả Bảo Ninh bao gồm tiểu sử, sự nghiệp, các tác phẩm, đặc điểm phong cách sáng tác và các nhận định bình luận về ông.
- Bảo Ninh (18/10/1952), tên thật là Hoàng Ấu Phương, là nhà văn Việt Nam chuyên viết tiểu thuyết và truyện ngắn.
- Sinh tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
- Quê quán: Xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh (nay thuộc thành phố Đồng Hới), tỉnh Quảng Bình, Việt Nam.
- Ông là con trai của Giáo sư Hoàng Tuệ (1922 - 1999), nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học.
- Ông từng là học sinh trường Bưởi - Chu Văn An.
- Từ 1976 - 1981, học đại học ở Hà Nội, sau đó làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam.
- Từ 1984 - 1986, tác giả học tại Trường viết văn Nguyễn Du.
- Bảo Ninh ra mắt công chúng bằng truyện ngắn đầu tay Trại “Bảy chú lùn” in trên tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1987.
- Làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ.
- Các tác phẩm truyện nói về ký ức chiến tranh và đời sống hậu chiến, xen kẽ là những chân dung người Việt hồn hậu, giàu tình cảm.
- Bảo Ninh viết bằng ký ức khó quên của năm tháng đạn bom, sau Nỗi buồn chiến tranh, tác giả hầu như chỉ sáng tác truyện ngắn.
- Năm 2017, Bảo Ninh xuất hiện trong một bộ phim tài liệu của Mỹ, gọi cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam là "nội chiến".
- Năm 1987, xuất bản truyện ngắn Trại bảy chú lùn.
- Năm 1991, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (in lần đầu năm 1987 tên là Thân phận của tình yêu).
- Truyện Khắc dấu mạn thuyền.
- Truyện ngắn Bội phản trong tập truyện "Văn Mới".
- Truyện ngắn Bí ẩn của làn nước.
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với các tác phẩm Thân phận của tình yêu.
- Giải thưởng văn học Sim Hun của Hàn Quốc năm 2016.
- Bằng trải nghiệm riêng của bản thân mình, tác giả mang trong mình những tư duy nặng, những nỗi đau mất đi người thương, ông trải hết lòng vào trong áng văn.
- Văn phong của ông nổi bật, giàu hình ảnh sống động, câu từ uyển chuyển, khéo léo, thích hợp và vẽ nên một màu sắc đượm buồn cho những tác phẩm của ông.
- Giai điệu trầm bổng như một giai điệu của lịch sử, làm bật lên giai điệu chỉ có trong tác phẩm của ông.
- Ngôn ngữ cầu kì, chính xác và tràn ngập cảm xúc xuất phát từ tâm hồn nhạy cảm, bình yên.
- Nhà văn Phạm Ngọc Tiến nói lên cảm nhận của bản thân mình về Bảo Ninh và cuốn sách Nỗi buồn chiến tranh:
“Cuốn sách khác với những gì tiểu thuyết chiến tranh của văn học Việt đương thời và trước đó, không mang tính sử thi mà miêu tả góc độ thân phận người lính với đầy đủ mọi cung bậc, sắc thái của con người bình thường trong lò lửa chiến trận.”